3.2 Các giải pháp hoàn thiện
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện về tổ chức thẩm định
Trên cơ sở mơ hình hoạt động mới, Ban Đầu tư xây dựng của Tổng công ty là đầu mối quản lý hoạt động đầu tư của tồn Tổng cơng ty. Ban có chức năng thực hiện nhiều cơng việc: quản lý theo dõi hoạt động đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn, giám sát q trình thực hiện đầu tư, quản lý dự án ...
Về phân giao nhiệm vụ, trách nhiệm
Tại cơ quan Tổng công ty: phân giao trách nhiệm rõ ràng giữa các Ban đặc biệt là Ban Kỹ thuật và Ban Quản lý đầu tư tránh sự chồng chéo khi thẩm định dự án. Ban Quản lý đầu tư làm đầu mối chính, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về thẩm định dự án. Khi có yêu cầu thẩm định, các ban tập trung xem xét đề án, đóng góp ý kiến rút ngắn thời gian thẩm định và phê duyệt dự án. Cụ thể:
− Ban Kỹ thuật thẩm định các giải pháp kỹ thuật chính, sự phù hợp về các qui chuẩn ngành điện, sự phù hợp của thiết bị khi lắp đặt trên lưới; − Ban Kế hoạch thẩm định sự phù hợp về qui hoạch của dự án, thời điểm
xuất hiện, tiến độ thực hiện đầu tư và nguồn vốn cho dự án...;
− Ban Tài chính kế tốn thẩm định tiến độ giải ngân vốn, lãi suất các nguồn vốn cho dự án;
− Ban Đấu thầu theo dõi, thẩm định kết quả đấu thầu mua sắm thiết bị và thi công xây lắp .... ;
− Ban Quản lý xây dựng theo dõi, quản lý q trình thi cơng dự án; theo dõi, quản lý các hợp đồng hoạt động xây dựng;
Tại các đơn vị trực thuộc: Thành lập một bộ phận chuyên trách thẩm định dự án đầu tư tại các Ban Quản lý dự án và các Công ty Truyền tải. Từ trước đến nay, việc thẩm định dự án tại các Ban thường giao cho phòng Kế hoạch làm đầu mối. Công tác thẩm định dự án sẽ lấy ý kiến của các phòng Kỹ thuật, đấu thầu, quản lý xây dựng, tài chính. Việc này tốn khá nhiều thời gian kết quả thu được khá hạn chế. Phòng thẩm định sẽ thẩm tra sơ bộ các dự án trước khi trình duyệt tại Tổng công ty và thẩm tra phê duyệt các dự án theo phân cấp uỷ quyền đầu tư trong Tổng cơng ty. Phịng thẩm định sẽ chủ động trong công việc thẩm định dự án. Cán bộ trong phòng sẽ chuyên sâu thẩm định theo lĩnh vực đặc thù như cơ khí đường dây, xây dựng dân dụng cơng nghiệp, đo lường điều khiển.... Phịng thẩm định sẽ là đầu mối trong việc liên hệ với tổ chức tư vấn, các chuyên gia bên ngoài để thẩm định dự án nếu thấy cần thiết. Từ đó nâng cao tính chun nghiệp trong thẩm định dự án. Việc thành lập phịng Thẩm định tạo điều kiện hình thành một đội ngũ làm cơng tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ, am hiểu những quy định của pháp luật, thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá dự án theo các nội dung có liên quan, có kỹ năng trong việc sử dụng các phương tiện tính tốn và xử lý thơng tin. Bên cạnh đó thuận tiện trong việc theo dõi và rút kinh nghiệm đối với công tác thẩm định dự án, là cơ sở để có những điều chỉnh cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định.
Về quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư
Cải tiến quy trình tổ chức thẩm định dự án theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả trên cơ sở những quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên cần thiết phải xây dựng quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án, phổ biến đến từng cá nhân, phịng ban. Cải tiến quy trình tổ chức thẩm định dự án cần xác định rõ nội dung các công việc phải thực hiện, nhiệm vụ cụ thể đối với các phịng ban có liên quan, trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong công việc.
Đối với các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư: Ban Quản lý đầu tư làm đầu mối chính, tổng hợp ý kiến trình Tổng giám đốc phê duyệt. Với các dự án sử dụng vốn ODA, Hội đồng thành viên sẽ trình EVN phê duyệt.
Đối với các dự án do các Ban quản lý dự án và các Công ty Truyền tải điện làm chủ đầu tư: Tổng giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định phê duyệt các dự án này, sau đó báo cáo về Tổng công ty biết. Để thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt chất lượng thẩm định dự án đầu tư, các đơn vị thành viên cần quan tâm đầy đủ về nhân lực và chi phí cho bộ phận kiểm soát chất lượng thẩm định dự án.
Về đội ngũ cán bộ thẩm định:
Trong công tác thẩm định dự án, đội ngũ cán bộ là những người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng thẩm định. Để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định dự án yêu cầu đối với cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng đánh giá, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án, vận dụng các kiến thức và phương pháp phù hợp trong thẩm định dự án. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có khả năng tổng hợp, có kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệmvà kỷ luật nghề nghiệp cao.
Giải pháp đối với đội ngũ cán bộ thẩm định dự án ở Tổng công ty và các đơn vị thành viên gồm:
− Tăng cường đội ngũ cán bộ thẩm định dự án ở Tổng công ty, bổ sung thêm nhân sự cho Ban để thực hiện khối lượng công việc ngày càng tăng. Nâng cao chất lượng cán bộ công tác thẩm định tại các đơn vị thành viên.
− Tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, trình độ cho đội ngũ cán bộ thẩm định dự án ở TCT và các công ty thành viên. Định kỳ tổ chức những lớp học đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thẩm định theo các
chuyên đề khác nhau: như bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về kinh tế, tài chính doanh nghiệp, phân tích và đánh giá hiệu qủa đầu tư, kỹ sư định giá, quản lý dư án, đấu thầu. Các lớp học được tổ chức tập trung, có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể và tách ra khỏi giờ làm việc. Nếu có điều kiện Tổng cơng ty cử cán bộ theo học những khoá đào tạo chuyên ngành về thẩm định trong và ngoài nước.
− Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ biến cho cán bộ thẩm định. Việc tổng hợp các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến công tác thẩm định là rất cần thiết, giúp cho cán bộ thực hiện có thể tra cứu, tham khảo, đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở để nâng cao kỹ năng thực hành, nâng cao chất lượng thẩm định. Do đặc thù của công việc, cán bộ thẩm định dự án khơng chỉ có trình độ, kiến thức mà cần thiết phải có những kinh nghiệm thực tế. Việc kết hợp giữa lý thuyết với kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố quyết định đảm bảo chất lượng thẩm định dự án.
− Tăng cường mối liên hệ với tổ chức tư vấn, các chun gia bên ngồi TCT trong q trình thẩm định dự án đầu tư. Tư vấn độc lập phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kết quả thẩm định.
Về căn cứ và phương tiện thẩm định dự án
Căn cứ các văn bản quy định của pháp luật, Tổng công ty cần ban hành quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án phù hợp với đặc thù và điều kiện hoạt động của đơn vị. Trước mắt qui trình thẩm định dự án sẽ được xây dựng và áp dụng trong cơ quan Tổng công ty. Sau khi đánh giá rút kinh nghiệm, qui trình này sẽ được áp dụng trong tồn Tổng cơng ty. Các văn bản pháp qui chế độ chính sách của Nhà nước, hệ thống tiêu chuẩn định mức cần được cập nhật liên tục cho cán bộ thẩm định dự án.
Cán bộ thẩm định cần phải tăng cường khả năng nắm bắt, xử lý thơng tin trong q trình phân tích, đánh giá dự án. Để khai thác tốt các nguồn thông tin phục vụ cho công việc, Tổng công ty cần đầu tư nâng cấp trung
tâm thông tin, đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống này đảm bảo đồng bộ từ cấp Tổng công ty đến các đơn vị thành viên. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin nội bộ thuận tiện, hiện đại, đảm bảo tính chính xác của thơng tin, truy cập thơng tin một cách nhanh chóng. Tổ chức hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Tổng công ty cũng cần phải trang bị hệ thống phần mềm tính tốn ngắn mạch, trào lưu cơng suất, các phần mềm tính tốn kết cấu, xây dựng, phần mềm dự tốn, tính tốn rủi ro phục vụ công tác thẩm định ngày một tốt hơn.