Giải pháp hoàn thiện về nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Công ty truyền tải điện Quốc gia (Trang 96 - 98)

3.2 Các giải pháp hoàn thiện

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện về nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định dự án là cơ sở quan trọng để đưa ra những kết luận thẩm định, đánh giá có độ chính xác và tin cậy. Nội dung thẩm định dự án toàn diện, khách quan, chuẩn xác sẽ đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định. Ngược lại, nếu nội dung thẩm định không đầy đủ, các nhận xét đưa ra khơng có căn cứ khoa học thì chất lượng và hiệu quả thẩm định dự án khơng đảm bảo. Khi đó, kết quả thẩm định sẽ thiếu căn cứ dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm. Cần thẩm định đầy đủ và toàn diện các nội dung của dự án như: các yếu tố về pháp lý, về công nghệ kỹ thuật, về kinh tế, tài chính, về tổ chức quản lý thực hiện dự án, về hiệu quả của dự án. Với quan điểm chủ đầu tư, thẩm định dự án để ra quyết định đầu tư, nội dung thẩm định dự án đầu tư cần thiết phải tập trung vào việc xem xét sự cần thiết phải đầu tư xây dựng cơng trình, các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án. Giải pháp hồn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư được tập trung vào những vấn đề sau:

− Nội dung thẩm định dự án cần khách quan, toàn diện khơng chỉ dựa hồn tồn trên các nội dung do tổ chức tư vấn lập. Bên cạnh những nội dung đã có trong hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định làm việc độc lập, phản

ánh trung thực những nội dung của dự án. Để đảm bảo những phân tích, đánh giá xuất phát từ thực tế cán bộ thẩm định cần thiết phải đi khảo sát thực địa, thu thập thêm các thông tin từ nhiều nguồn để phục vụ cho công việc.

− Do tính chất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành thẩm định phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di rời dân. Sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm trễ tiến độ dự án, gia tăng tổng mức đầu tư của dự án, giảm hiệu quả đầu tư. Điều này dẫn đến những khó khăn trong cơng tác thu xếp vốn của Tổng cơng ty. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng cần làm rõ phương án thi cơng, tiến độ thực hiện, tính khả thi của những phương án thực hiện. Trên thực tế vấn đề này là khâu yếu nhất trong thẩm định cũng như trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ở Việt nam.

− Thẩm định phương thức huy động và đề xuất các điều kiện vay vốn. Trước mắt, các dự án đầu tư được thực hiện đều sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc vốn vay qua bảo lãnh. Về lâu dài, Tổng cơng ty cũng cần phải có cân đối tài chính lành mạnh, đảm bảo đứng ra vay các tổ chức tài chính như WB, ADB. Như vậy, đối với nguồn vốn tự có của doanh nghiệp cần phải xem xét trên cơ sở kế hoạch đầu tư hàng năm của TCT đã được xây dựng. Đối với nguồn vốn vay thương mại, cần thẩm định và làm rõ những thoả thuận của các tổ chức này khi cam kết tài trợ cho dự án.

− Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án cần quan tâm, xem xét với hệ thống các chỉ tiêu. Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu như NPV, IRR, T hoàn vốn cần đề cập thêm các chỉ tiêu như B/C, khả năng trả nợ…để đánh giá đầy đủ, tồn diện về hiệu quả tài chính của dự án. Trong q trình thẩm định tài chính dự án cùng cần quan tâm đến những biến động của mơi trường bên ngồi, đến những rủi ro tiềm ẩn (phân tích độ nhậy) có

thể xảy ra đối với dự án. Đối với yếu tố lạm phát, mặc dù khi tính tốn NPV yếu tố này khơng bị ảnh hưởng (chỉ làm thay đổi dòng tiền hàng năm và nhu cầu về tài trợ) song cũng cần thiết phải xem xét đến lạm phát cùng với những thay đổi của thị trường để đánh giá đầy đủ và tồn diện hơn khi phân tích dự án.

Đối với nội dung thẩm định kinh tế xã hội (các dự án sử dụng vốn vay WB, ADB...) đây là một nội dung khá phức tạp cả trong quá trình lập và thẩm định dự án. Nhìn chung, nội dung phân tích kinh tế xã hội trong các dự án đầu tư ở Việt nam được lập và tính tốn theo hướng dẫn của nhà tài trợ. Các kết quả chỉ mang tính tham khảo

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại Công ty truyền tải điện Quốc gia (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)