0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 2004 CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG (Trang 60 -126 )

Quy trình công nghệ gia công pha chế thuốc

Hình 3.3: Công nghệ gia công, pha chế thuốc

Trong đó: Cilene, Sanimal, IPA (Isopzopyl Anleohol) là những phụ liệu được kết hợp với nguyên liệu theo tỷ lệ nhất định, sau đó được bơm lên bồn trộn hòa tan hoàn toàn trong dung môi, sản phẩm thu được với tỷ lệ nồng độ nhất định được bơm qua phân xưởng sang chai và xuất bán.

Phụ liệu Nguyên liệu

IPA Cilene Sanimal Phối liệu

Vô chai

Đóng nút

Dán nhãn

Đóng thùng

3.4 MỘT VAØI SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NHAØ MÁY 3.4.1 Thuốc trừ sâu

 Alphan 5EC (Alpha – cypermethrin 5%): Có hiệu lực cao trừ được nhiều loại sâu hại như sâu cuốn lá trên lúa, rầy phấn trên sầu riêng.

 Bassan 50EC (Fenobucarb 50%): Bassan thuộc nhóm carbamate có tác dụng tiếp xúc, vị độc. Chuyên trị rầy nâu hại lúa; Rệp sáp hại cà phê; Rệp mụi trên cây có múi.

 Cyperan 5EC (Cyermethrin 5%): Thuốc trừ sâu có tác dụng rộng, dùng trừ sâu cuốn lá hại lúa; Bọ xít muỗi trên cây Điều.

 Cyperan 10EC (Cyermethrin 10%): Thuốc trừ sâu có tác dụng rộng, dùng trừ sâu cuốn lá hại lúa; Bọ xít muỗi trên cây Điều.

 Diazan 10H (Diazinon 100g/kg): Là thuốc dạng hạt, chủ yếu trừ nhóm côn trùng nằm trong đất hại cây trồng hoặc tấn công bên trong cây. Trừ hữu hiệu sâu đục thân hại lúa, bắp, sâu đục thân hại Điều.

 Bian 40EC (Dimethoate 40%): Có tác dụng tiếp xúc, vị độc dùng để trừ bọ xít trên lúa và rệp trên cà phê.

 Forsan 50EC (Phenthoate 50%): Dùng để trừ bọ xít hại lúa, sâu vẽ bùa hại cây có múi.

 Peran 50EC (Permethrin 50%): Có tác dụng tiếp xúc, vị độc có phổ tác động rộng trừ sâu ăn lá và rầy trên rau, đậu.

 Kinalux 25EC (Quinalphos 250g/lit): Có hiệu lực cao trừ được nhiều sâu hại như: Sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá trên lúa, sâu khoang trên đậu phông, sâu ăn tạp trên đậu nành, rệp sáp trên cà phê.

3.4.2 Thuốc trừ bệnh

 Carban 50SC (Carbendazim 50%): Là thuốc trừ nấm bệnh, có tác dụng nội hấp. Thuốc phòng và trị bệnh vàng lá chín sớm trên lúa; thán thư trên cà phê; chết cây con trên đậu.

 Folpan 50 SC (Folfet 50%): Là loại thuốc tiếp xúc, có phổ tác rộng, dùng để phòng trừ bệnh đạo ôn, khô vằn (đốm vằn) trên lúa.

 Fuan 40EC (Isoprothiolane 40%): Có tác dụng nội hấp dùng để trị bệnh đạo ôn (cháy lá) trên lúa.

 Kian 50EC (Iprobenphos 50%): Là thuốc đặc trừ bệnh đạo ôn (cháy lá) trên lúa. Thuốc có tác dụng nội hấp mạnh, di chuyển nhanh tới các bộ phận của cây làm ức chế sự phát triển của nấm bệnh.

 Rabcide 30WP (Fthalide 30%): Trừ bệnh đạo ôn (cháy lá) và trên cổ bông (thối cổ gié) lúa.

 Rabcide 20SC (Fthalide 20%): Trừ bệnh đạo ôn (cháy lá) và trên cổ bông (thối cổ gié) lúa.

 Validan 5DD (Validamycin A 3%): Được dùng trừ bệnh đốm vằn (ung thư) hại lúa và bắp; nấm hồng trên cao su.

 Zineb Bul 80WP (Zineb 80%): Có tác dụng tiếp xúc, phòng trừ nhiều nấm bệnh hại cây trồng.

3.4.3 Thuốc trừ cỏ

 Anco 720DD (2,4-D amine Salt 720 g/l): Có tác dụng nội hấp, chọn lọc, gây hại chủ yếu cho các loại cỏ 2 lá mầm, cỏ hại lá trong ruộng lúa.

 Meco 60EC (Butachlor 60%): Thuốc trừ cỏ trong ruộng lúa trước khi nảy mầm. Có hiệu quả cao đối với các loại cỏ: lồng vực, cỏ chì, đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác.

3.5 NHỮNG NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH 3.5.1 Nguồn gây ô nhiễm nước 3.5.1 Nguồn gây ô nhiễm nước

3.5.1.1 Nước thải sinh hoạt và giặt quần áo bảo hộ

 Nước thải sinh hoạt và giặt quần áo bảo hộ tạo ra chủ yếu do hoạt động của các công nhân trong phân xưởng, chất ô nhiễm chính trong nước thải này chủ yếu là các chất vô cơ, vi khuẩn gây bệnh, chất tẩy rửa…

3.5.1.2 Nước thải sản xuất

 Nước vệ sinh máy móc, thiết bị nhà xưởng, nước thải vệ sinh này thường chứa các hợp chất như một số gốc cacbonate hữu cơ, photphat hữu cơ,… và các dung môi như xylene.

 Nước thải rửa chai, can, thùng, bao bì.

3.5.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí

3.5.2.1 Khâu phối liệu

 Hơi hóa chất và dung môi bay hơi.  Nguyên liệu thất thoát.

3.5.2.2 Khâu vô chai và đóng nút

 Hơi hóa chất bay hơi, thất thoát trong quá trình vô chai.

 Thuốc chảy tràn ra khu vực đóng chai và nền xưởng khi làm bể chai.

3.5.2.3 Vận chuyển lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm

 Hơi hoá chất và dung môi bay hơi từ các can thùng đựng nguyên liệu do các nắp can thùng, các chai thuốc thành phẩm này không kín.

 Nguyên liệu thất thoát.

 Ngoài ra, còn có các nguồn khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải khi giao nhận nguyên vật liệu hoặc sản phẩm trong công ty. Khí thải này có chứa các chất ô nhiễm không khí như CO, NO2, bụi,…

3.5.3 Chất thải rắn

3.5.3.1 Rác thải sản xuất

 Can thùng đựng nguyên liệu: lượng rác này có khoảng 5 – 7% so với tổng khối lượng nguyên liệu.

 Bao bì: lượng rác này có khoảng 1,5 – 2% so với tổng khối lượng nguyên liệu.

 Vỏ chai vỡ, sọt tre, nứa, thùng carton hư hỏng.

3.5.3.2 Rác thải sinh hoạt

 Thành phần của rác thải sinh hoạt chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, bao bì thực phẩm,… Lượng rác này có khoảng 10,8kg/ngày.

 Ngoài ra, một loại chất thải rắn khác cũng có khả năng hình thành từ hệ thống xử lý nước thải, khí thải của nhà máy (chủ yếu là bùn, cặn lắng trong hệ thống xử lý nước thải và các chất hấp phụ hết tác dụng trong các thiết bị xử lý khí thải). Các chất thải rắn này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không được xử lý thích đáng và hợp lý.

3.5.4 Ô nhiễm tiếng ồn

 Tiếng ồn được phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, từ các thiết bị nạp liệu, phối liệu, từ các băng chuyền, từ lượng công nhân hoạt động sản xuất trong Nhà máy. Tuy nhiên, do công nghệ sản xuất chỉ là phối liệu các nguyên liệu (khuấy trộn) và đóng gói nên ảnh hưởng chỉ xảy ra đối với phạm vi khu vực sản xuất và công nhân trực tiếp sản xuất.

3.5.5 Khả năng gây cháy nổ

 Các loại dung môi, nguyên phụ liệu sử dụng để phối liệu, đóng gói sản phẩm dễ gây ra cháy, nổ.

 Các nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ do:

 Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa nguyên vật liệu dễ cháy nói chung.

 Lưu trữ nguyên liệu không đúng qui định.

 Sự cố về thiết bị điện: dây trấn, dây điện, động cơ, quạt… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy. Do vậy, Nhà máy rất chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra.

3.6 QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ Ý NGHĨA TẠI NHAØ MÁY NGHĨA TẠI NHAØ MÁY

3.6.1 Mục đích

Đánh giá các khía cạnh môi trường và tác động môi trường; từ đó xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa nhằm xây dựng kế hoạch môi trường phù hợp với qui mô và hoạt động của nhà máy sản xuất thuốc BVTV An Giang.

3.6.2 Một số định nghĩa

Khía cạnh môi trường: Yếu tố của các hoạt động của Nhà máy có thể tác động đến môi trường.

Khía cạnh môi trường đáng kể: là khía cạnh môi trường có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường.

Tác động môi trường: là sự thay đổi gây ra cho môi trường, có lợi hoặc có hại, toàn bộ hoặc từng phần do các hoạt động của Nhà máy.

3.6.3 Đánh giá mức độ tác động môi trường

Cán bộ môi trường xác định các yếu tố liên quan các khía cạnh môi trường và tiến hành đánh giá mức độ tác động theo phương pháp cho điểm trọng số với các yếu tố như: Yêu cầu pháp luật, ảnh hưởng sức khoẻ con người, qui mô tác động, khả năng phát sinh sự cố, khối lượng chất thải độc hại, khả năng kiểm soát ô nhiễm, phàn nàn bên ngoài, mức độ tiêu hao tài nguyên thiên nhiên. Chi tiết được trình bày như sau:

A. Yêu cầu pháp luật: hệ số 3

 Thoả mãn nhưng có khả năng tiềm ẩn vượt: 2  Thoả mãn: 1

Ví dụ: Tham khảo danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường đang áp dụng. Nếu có bất kỳ một khía cạnh môi trường nào liên quan và không tuân thủ đều xếp vào mức điểm là 3

B. Ảnh hưởng sức khoẻ con người: hệ số 2

 Ảnh hưởng lớn: 3

 Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể:2  Không ảnh hưởng: 1

Ví dụ: Nếu sản phẩm có bất kỳ tác động nào gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người khi sử dụng có điểm là 3

C. Qui mô tác động: hệ số 2

 Tác động toàn cầu: 3

 Tác động trên toàn quốc gia, khu vực: 2  Tác động cục bộ: 1

Ví dụ: Nếu có khía cạnh môi trường là khí thải thì quy mô tác động là 3 điểm vì khí thải gây ô nhiễm theo xu hướng lan toả toàn cầu.

D. Khả năng phát sinh sự cố, tình trạng khẩn cấp: Hệ số 2

 Có khả năng phát sinh sự cố: 2

 Không có khả năng phát sinh sự cố: 1

Ví dụ: Nếu có khả năng tiềm ẩn gây một số bệnh nghề nghiệp hoặc các tai nạn lao động cho công nhân thì cho 3 điểm, nếu chỉ nghi ngờ thì cho 2 điểm.

E. Khối lượng chất thải độc hại, khó xử lý: hệ số 2

 Ít hơn 100 kg/tháng: 3  Ít hơn 50 kg/tháng: 2  Ít hơn 1 kg/tháng: 1

 Không kiểm soát được: 3

 Có thể kiểm soát nhưng chưa chặt chẽ: 2  Kiểm soát triệt để, giảm tối thiểu: 1

Ví dụ: Nếu nhà máy có kế hoạch, phương pháp, thiết bị kiểm soát môi trường tốt thì cho điểm 1 và số điểm sẽ tăng dần theo hiện trạng kiểm soát các tác động môi trường.

G. Phàn nàn bên ngoài: hệ số 1

 Có 2 vụ phàn nàn trở lên trong 1 năm: 3  Có 1 vụ phàn nàn trong một năm: 2  Không có phàn nàn nào: 1

H. Mức độ tiêu hao tài nguyên: hệ số 2

 Tiêu hao tài nguyên đáng kể: 3  Tiêu hao nhưng không đáng kể: 2  Không tiêu hao tài nguyên: 1

Cách xác định mức độ tiêu hao: Tài nguyên mà nhà máy tiêu thụ chủ yếu là điện, giấy, nước. Để biết được mức độ tiêu hao là đáng kể hay không thì dựa vào định mức tiêu thụ hàng tháng.

3.6.4 Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Tuỳ theo từng mức độ cụ thể sẽ xác định khía cạnh theo các chỉ tiêu sau: >25 điểm: Khía cạnh có ý nghĩa

20 – 25 điểm: Khía cạnh có ý nghĩa tiềm năng <20 điểm: Tình trạng bình thường

(Xem bảng xác định khía cạnh môi trường tại các khu vực của Nhà máy ở phần phụ lục 2)

Bảng 3.5: Bảng đăng ký các khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Khu vực Hoạt động Khía cạnh Tác động Kết quả

đánh giá Xưởng sản xuất Sử dụng bao bì chứa nguyên liệu, bao bì hư hỏng Chất thải rắn nguy hại

Aûnh hưởng sức khoẻ Ô nhiễm môi trường đất 28 Xưởng sản xuất Vệ sinh máy móc, thiết bị nhà xưởng Tiêu thụ nước, mùi hôi

Cạn kiệt tài nguyên Aûnh hưởng sức khoẻ Ô nhiễm đất, nước Tác động đến hệ động thực vật 29 Xưởng sản xuất

Rửa chai, can, thùng, bao bì

Tiêu thụ nước

Tiêu hao tài nguyên Ô nhiễm nước, đất Aûnh hưởng đến hệ động thực vật 25 Kho chứa nguyên liệu Vệ sinh kho bảo quản Chất thải nguy hại

Aûnh hưởng sức khoẻ Ô nhiễm đất, nước, không khí

26

Kho chứa thành phẩm

Vệ sinh kho Chất thải nguy hại

Aûnh hưởng sức khoẻ Ô nhiễm đất, nước,

3.7 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHAØ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BVTV AN GIANG

Mục tiêu Chỉ tiêu Chịu trách nhiệm

Cách thức thực hiện

Kinh phí Thời gian thực hiện Giảm chất rắn nguy hại Giảm 50% lượng chất thải rắn nguy hại Quản đốc xưởng sản xuất

Phân loại và tái sử dụng (ủ chung với nguyên liệu rơi vãi tạo thành các sản phẩm mới Từ nay đến 6/2007 Giảm sự rơi vãi, thất thoát các loại hoá chất độc hại Giảm 30% lượng hoá chất độc hại ra môi trường Quản đốc xưởng sản xuất Dùng các chất hấp thụ như CaCO3, mùn cưa, bùn khoáng. Sau đó phân loại, thu gom, phối trộn để tạo thành những “sản phẩm mới” Từ nay đến 6/2007 Giảm hao hụt dung môi Giảm 60% tỉ

lệ hao hụt Quản đốc xưởng sản xuất Làm hệ thống bơm nước, làm mát tuần hoàn tự động 1 triệu: mua bơm, ống nước 200.000/tháng: tiền điện cho máy bơm nước

Từ nay đến 5/2007 Giảm hao hụt thất thoát nguyên liệu Giảm 80% tỉ lệ thất thoát Nhân viên đảm bảo chất lượng

Đưa dung môi thích hợp vào từng loại nguyên liệu để tráng rửa phuy, thu hồi, phân loại và tái sử dụng 1.200.000: mua bơm 2.400.000: lương 2 công nhân Từ nay đến 6/2007 Giảm mùi

hôi Giảm mùi hôi so với hiện tại tại khu vực văn phòng và khu vực sản xuất Trưởng bộ phận kế hoạch nghiệp vụ _ Khu vực văn phòng: Đặt máy lọc không khí có chức năng khử mùi _ Khu vực sản xuất: Đặt 8 quạt hút 30 triệu: mua máy lọc không khí 150 triệu: mua 8 quạt Quý 2 năm 2007 Giảm tiếng ồn Giảm ồn 5% so với hiện tại tại khu vực sản xuất

Quản đốc xưởng sản xuất

Cô lập nguồn gây ồn, lắp đặt thiết bị cách âm

25 triệu Quý 2 năm

4.1 NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHAØ MÁY 4.1.1 Xử lý nước thải

4.1.1.1 Nước thải sinh hoạt

Đối với nước thải sinh hoạt do nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cao hơn tiêu chuẩn thải vào nguồn loại B do đó nhà máy đã xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn đều đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thoát vào hệ thống cống thoát nước của khu công nghiệp. Hiệu quả xử lý chất lơ lửng đạt 60 – 70% và theo BOD5 là 60 – 65%.

4.1.1.2 Nước thải sản xuất

Nước thải của phân xưởng sản xuất có lưu lượng không lớn khoảng 14,3 m3/ngày (năm thứ 5), nhưng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và một lượng thuốc BVTV có gốc photpho hữu cơ, cacbonate hữu cơ và các dung môi như xylen. Phần lớn thuốc BVTV đều có thể phân hủy dễ dàng trong môi trường kiềm. Nước thải này sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy đạt tiêu chuẩn loại C TCVN 5945 – 1995 trước khi thải vào hệ thống cống chung của khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

Bảng 4.1: Kết quả phân tích nước thải sản xuất trước xử lý

Stt Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn thải cột C TCVN 5945 – 1995 Nhận xét kết quả 1 pH 6,2 5 – 9 Kết quả phân tích có các chỉ tiêu: Đều đạt tiêu chuẩn cột C TCVN 5945 – 1995 2 SS mg/l 68 200 3 COD mg/l 146 400 4 BOD5 mg/l 45 100 5 Tổng dư lượng thuốc trừ sâu mg/l 18,3 -

Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước thải tại hố ga tập trung

Stt Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn thải cột C TCVN 5945 – 1995 Nhận xét kết quả 1 pH 6,5 5 – 9 Kết quả phân tích có các chỉ tiêu: SS, COD, BOD5 không đạt tiêu chuẩn cột C TCVN 5945 – 1995 2 SS mg/l 230 200 3 COD mg/l 682 400 4 BOD5 mg/l 332 100 5 Tổng dư lượng thuốc trừ sâu mg/l 1,34 -

- Ngày lấy mẫu: 14/09/2006

Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước thải sản xuất sau xử lý

Stt Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

Kết quả

Tiêu chuẩn thải cột C TCVN 5945 – 1995 Nhận xét kết quả 1 pH 6,2 5 – 9 Kết quả phân tích có các chỉ tiêu: Đều đạt tiêu chuẩn cột C TCVN 5945 – 1995 2 SS mg/l 15 200 3 COD mg/l 86 400 4 BOD5 mg/l 29 100 5 Tổng dư lượng thuốc trừ sâu mg/l 4,06 -

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 2004 CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG (Trang 60 -126 )

×