Việt Nam cũng đang thực hiện hàng loạt các chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Đó là:
Thành lập hệ thống quỹ môi trường quốc gia, ngành, địa phương hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Cơ quan quản lý môi trường các cấp thường xuyên phối hợp với các tổ
chức xã hội, chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường, kiến thức bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức quản lý môi trường, công nghệ môi trường v.v... cho đội ngũ cán bộ
quản lý môi trường ở các doanh nghiệp. Thường xuyên mời đại diện doanh nghiệp tham gia các hội thảo, hội nghị về môi trường, tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách môi trường v.v...
Nhà nước cũng đang có các chủ trương, chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong các chính sách về phí, lệ phí bảo vệ môi trường, luôn có chính sách ưu đãi một số loại hình doanh nghiệp cũng như có ưu tiên đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Tranh thủ các dự án thuộc quỹ môi trường toàn cầu (GEF), các dự án hỗ trợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, v.v...
Thực hiện chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng HTQLMT (EMS) theo ISO 14001 và các nội dung của bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14000 với phương châm: "để doanh nghiệp biết, doanh nghiệp chứng kiến, thuyết phục và giúp doanh nghiệp triển khai thành công".
Hỗ trợ và khuyến khích sản xuất sạch hơn.
Thành lập các Diễn đàn/Câu lạc bộ các doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững.