Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO14001 đối với doanh nghiệp kh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật An Giang công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (Trang 26 - 126)

Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, các tiêu chuẩn quốc tế đã trở thành một công cụ đắc lực trong tiến trình hội nhập kinh tế mà buộc các quốc gia, doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng đến.

Việt Nam chính thức tham gia ASEAN (tháng 07/1995), APEC (tháng 11/1998) và trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu rõ qui chế tiêu chuẩn, quy định và luật lệ của từng đối tác quan hệ. Do vậy, việc tháo gỡ những vướng mắc, những rào cản trong tiến trình hội nhập như là thuế, kiểm soát giá thành, tài chính, độc quyền buôn bán và các biện pháp kỹ thuật sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới… Đối với các doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu, các yêu cầu của cộng đồng thế giới về vấn đề môi trường đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện những yêu cầu về giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường thông qua các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi tình thế nan giải trên. Hiện nay, Việt Nam có hơn 250.000 doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 95%. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đến tiêu chuẩn ISO 14001 và đã tiến hành áp dụng, triển khai thực hiện tiêu chuẩn. Hơn nữa, gia nhập WTO buộc các nhà sản xuất phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các doanh nghiệp phải cân đối tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong khi vẫn duy trì được tính cạnh tranh của sản phẩm. Có thể thấy vai trò của tiêu chuẩn ISO 14001 qua lời phát biểu của Ngài Pascal Lamy, Tổng giám đốc tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong lễ khai mạc (khoá họp Đại hội đồng của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO tổ chức tại Ottawa, Canada) Ngài nhấn mạnh mối quan hệ giữa WTO và ISO: “Thiếu vắng các tiêu chuẩn quốc tế có thể là sự trở ngại nghiêm trọng đối với thương mại. Trong một thế giới không có những tiêu chuẩn đó, các nhà xuất khẩu phải đáp ứng với vô số

các tiêu chuẩn khác nhau được áp dụng ở mỗi nơi họ xuất đến. Cái mà quá trình hài hòa tiêu chuẩn mang đến cho thương mại quốc tế đó là sự “thuận lợi hoá” thương mại ở qui mô rộng lớn. Nó giúp cho nhà xuất khẩu tiết kiệm chi phí nhờ việc không phải duy trì dây chuyền sản xuất riêng biệt cho mỗi thị trường xuất khẩu, tạo ra kinh tế nhờ quy mô” (Nguồn: www.iso.org).

2.3 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHAØ NƯỚC NHẰM KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THAM GIA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Nhận thức được vai trò quan trọng của môi trường trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội, từ những năm 80, Việt Nam đã có nhiều chủ trương tăng cường các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường.

Năm 1991, Chính phủ thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và từ đó đến nay hệ thống các văn bản dưới Luật đã được nghiên cứu xây dựng và ban hành nhằm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ điều chỉnh các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường với mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001 - 2010 đã nêu cao vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Trong đó nhấn mạnh: "Các tư nhân, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường theo các qui định của pháp luật, các chính sách và kế hoạch của Nhà nước như đầu tư cải thiện môi trường, tổ chức sản xuất sạch hơn để thực hiện HTQLMT doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001 hoà nhập vào thị trường thương mại trong khu vực và quốc tế. Nhà nước có chính sách tư nhân hoá dịch vụ môi trường".

Các chính sách của Nhà nước ta về môi trường được xây dựng theo 3 cách tiếp cận gồm các chính sách bắt buộc, các chính sách khuyến khích và các chính sách hỗ trợ. Tuỳ vào từng thời điểm khác nhau, hoàn cảnh cụ thể khác nhau, các chính sách này có thể được điều chỉnh nhằm tạo ra một cơ chế hiệu quả đối với công tác bảo vệ môi trường.

Đối với các doanh nghiệp, các chính sách bắt buộc, khuyến khích, hỗ trợ được xây dựng theo nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố môi trường và cải thiện môi trường. Các chính sách này được pháp chế hoá trong Luật. Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật. Trong đó có một số qui định mang tính cưỡng chế về môi trường đối với doanh nghiệp, một số chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ để doanh nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường và tham gia bảo vệ môi trường chung.

Nghiên cứu cơ chế áp dụng các chính sách công cụ kinh tế, các chính sách tài chính nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, tạo cơ chế sử dụng nguồn phí thu được để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. Từng bước thực hiện tốt việc lồng ghép kế hoạch bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi ngành, địa phương, mỗi doanh nghiệp và trong từng dự án.

2.3.1 Một số chính sách khuyến khích

Cùng với các chính sách mang tính chất bắt buộc doanh nghiệp phải chấp hành, Chính phủ cũng đã có và đang trong quá trình xây dựng các chính sách, chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường. Một số định hướng chính gồm:

 Giảm thuế, phí đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt các qui định của Nhà nước về môi trường.

 Khuyến khích tài chính đối với các doanh nghiệp đầu tư và tham gia đầu tư bảo vệ môi trường thông qua các công cụ kinh tế và cho phép thu phí môi trường, lệ phí dịch vụ môi trường v.v...

 Tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các qui định của Nhà nước về BVMT thông qua việc đưa yếu tố môi trường vào tiêu chuẩn xét duyệt một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội, một số giải thưởng, huy chương v.v... cho các sản phẩm.

 Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng HTQLMT theo ISO 14001, giảm bớt một số thủ tục pháp lý đối với doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 v.v...

 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường, khắc phục sự cố môi trường.

2.3.2 Một số chính sách hỗ trợ

Việt Nam cũng đang thực hiện hàng loạt các chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Đó là:

 Thành lập hệ thống quỹ môi trường quốc gia, ngành, địa phương hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.  Cơ quan quản lý môi trường các cấp thường xuyên phối hợp với các tổ

chức xã hội, chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường, kiến thức bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

 Thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức quản lý môi trường, công nghệ môi trường v.v... cho đội ngũ cán bộ

quản lý môi trường ở các doanh nghiệp. Thường xuyên mời đại diện doanh nghiệp tham gia các hội thảo, hội nghị về môi trường, tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách môi trường v.v...

 Nhà nước cũng đang có các chủ trương, chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong các chính sách về phí, lệ phí bảo vệ môi trường, luôn có chính sách ưu đãi một số loại hình doanh nghiệp cũng như có ưu tiên đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

 Tranh thủ các dự án thuộc quỹ môi trường toàn cầu (GEF), các dự án hỗ trợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, v.v...

 Thực hiện chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng HTQLMT (EMS) theo ISO 14001 và các nội dung của bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14000 với phương châm: "để doanh nghiệp biết, doanh nghiệp chứng kiến, thuyết phục và giúp doanh nghiệp triển khai thành công".

 Hỗ trợ và khuyến khích sản xuất sạch hơn.

 Thành lập các Diễn đàn/Câu lạc bộ các doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững.

2.4 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP CÁC TIÊU CHUẨN ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, OHSAS 18000 14000, SA 8000, OHSAS 18000

Các doanh nghiệp nói chung trên thế giới kể cả một số doanh nghiệp Việt Nam cũng phải áp dụng cùng lúc nhiều hơn các mô hình quản lý tiên tiến khác nhau trên thế giới: mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000; quản lý môi trường ISO 14000, quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000, quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000. Theo xu hướng hiện nay, do áp lực từ các bên hữu quan khác nhau nên ngày càng có nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý và việc các

doanh nghiệp áp dụng đồng thời nhiều hệ thống quản lý cũng đang ngày càng phổ biến. Các hệ thống quản lý nói trên được thiết lập riêng rẽ, tách tời nhau, điều này đã khiến các doanh nghiệp chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các hệ thống đó trong hoạt động quản lý. Với bấy nhiêu hệ thống thì có bao nhiêu đội ngũ, ban chỉ đạo, hệ thống văn bản, hệ thống đánh giá, giám sát... làm việc liên tục để đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn. Chính vì thế, mà nói chung các doanh nghiệp rất lúng túng khi áp dụng các hệ thống này trong một thể thống nhất.

Để giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy tối đa hiệu quả của các mô hình quản lý này, các chuyên gia về quản lý của các tổ chức chất lượng lớn trên thế giới như Del Norske Veritas, Hiệp hội châu Âu về chất lượng, Viện đảm bảo chất lượng đã đưa ra giải pháp: hợp nhất các mô hình trên thành một mô hình quản lý tích hợp (Integrated Management System - ISM), các doanh nghiệp tùy theo loại hình hoạt động của mình sẽ áp dụng hệ thống quản lý tích hợp một cách phù hợp. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến thủy sản có thể áp dụng hệ thống quản lý tích hợp gồm ISO 9000, ISO 14000, HACCP. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới sự an toàn lao động có thể áp dụng hệ thống quản lý tích hợp gồm ISO 9000, ISO 14000, OHSAS 18000. Mô hình quản lý tích hợp không giới hạn các tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp áp dụng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có thể đưa ra một mô hình quản lý tích hợp bao gồm 3 hoặc 5 tiêu chuẩn áp dụng cùng một lúc.

Khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp cho đơn vị mình các doanh nghiệp nên thống nhất các yêu cầu tương tự của nhiều tiêu chuẩn vào trong cùng một quy định. Chẳng hạn các quy định về kiểm soát mang tính hệ thống như kiểm soát văn bản, các cuộc họp xem xét của ban giám đốc, hành động khắc phục và phòng ngừa...

Các tổ chức đánh giá phải xây dựng riêng cho mình quy định về tiêu chuẩn, phương pháp đánh giá hệ thống quản lý tích hợp. Việc đánh giá hệ thống quản lý tích hợp phải đạt được mục tiêu giảm thiểu các chi phí cũng như thời gian mà doanh nghiệp phải gánh chịu. (Nguồn: www.pvc.org.vn)

2.5 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VAØ Ở VIỆT NAM

2.5.1 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới

Tiêu chuẩn ISO 14001 tiếp tục khẳng định vai trò toàn cầu đối với các doanh nghiệp và tổ chức mong muốn hoạt động với việc đảm bảo sự bền vững của môi trường. Đến cuối năm 2005, đã có 111.162 chứng chỉ ISO 14001 (cho cả phiên bản 1996 và 2004) được cấp tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng khoảng 24% so với năm 2004 (với 89.937 chứng chỉ cấp tại 127 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất:

Bảng 2.1: Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất (đến cuối năm 2005) Quốc gia Nhật Bản Trung Quốc Tây Ban Nha Ý Vương quốc Anh Mỹ Hàn Quốc Đức Thuỵ Điển Pháp Số lượng 23.466 12.683 8.620 7.080 6.055 5.061 4.955 4.440 3.682 3.289 (Nguồn: www.tcvn.gov.vn)

2.5.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam

ISO 14001 ra đời vào năm 1996 và đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù công tác bảo vệ môi trường của nước ta không cao bằng các nước phát triển, nhưng ngày càng có nhiều Tổ chức ở nước ta đã áp dụng hoặc tiếp cận với ISO 14001. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, xu thế hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ, đã nâng cao

nhận thức của các doanh nghiệp nước ta trong nhiều lĩnh vực, trong đó vấn đề về môi trường cũng đang rất được quan tâm.

Tuy nhiên, áp dụng HTQLMT đối với Việt Nam là một vấn đề còn khá mới mẻ. Một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng như là một cách đối phó hoặc để nhằm vào mục đích quảng cáo. Chính vì thế, vai trò của Chính phủ cũng được nhìn nhận như là một yếu tố quan trọng đối với việc áp dụng HTQLMT ở Việt Nam. Việc sử dụng một cách tự nguyện các HTQLMT và các qui định quản lý của Chính phủ cần được bổ sung cho nhau để việc áp dụng được rộng rãi và hiệu quả hơn.

2.5.3 Một số công ty đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam Bảng 2.2: Danh sách các công ty đạt chứng nhận ISO 14001 tại Việt Nam Bảng 2.2: Danh sách các công ty đạt chứng nhận ISO 14001 tại Việt Nam STT Tổ chức được chứng nhận Tổ chức chứng

nhận

Ngày chứng nhận

1 Công ty TNHH BanDai – VietNam Quacert 25/05/2005

2 Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ-

Xí Nghiệp Đường Vị Thanh Quacert 11/05/2005

3 Công ty Khuôn đúc TSUKUBA Việt Nam

Quacert 22/04/2005

4 Công ty TNHH Denso Việt Nam Quacert 06/04/2005

5 Công ty Liên doanh TNHH CROWN Sài Gòn

Quacert 11/01/2005

6 Công ty TNHH Acecook Việt Nam SGS 01/01/2005

7 Công ty TNHH xe đạp Dragon SGS 01/01/2005

8 Xí nghiệp thuốc sát trùng Cần thơ Quacert 01/12/2004

9 Nhà máy sữa Trường Xuân Quacert 01/12/2004

10 Nhà máy Nha Quảng Ngãi Quacert 01/12/2004

11 Nhà máy Bia Dung Quất Quacert 01/12/2004

12 Nhà máy bánh kẹo Quảng Ngãi Quacert 01/12/2004

13 Nhà máy nước khoáng Thạch Bích Quacert 01/12/2004

14 Nhà máy Cồn -Rượu Quảng Ngãi Quacert 01/12/2004

15 Công ty TNHH SX Thương mại Dịch

vụ Nam Cường Quacert 01/12/2004

17 Công ty Xi măng Phúc Sơn Quacert 01/12/2004

18 Nhà Máy Đường Phổ Phong Quacert 01/12/2004

19 Nhà máy đường Quảng Phú Quacert 01/12/2004

20 Công ty sản xuất kinh doanh vật tư và

thuốc thú y Cần Thơ Quacert 21/09/2004

21 Công ty xi măng Hoàng Mai Quacert 20/08/2004

22 Công ty cổ phần Thăng Long Quacert 15/07/2004

23 BCCI - Binh Chanh Construction Investment Share Holding Co. - Le Minh Xuan Industrial Zone ...

SGS 01/05/2004

24 Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Nhất Trí

Quacert 28/04/2004

25 Công ty cổ phần Đường Bình Định Quacert 29/03/2004

26 Công ty TNHH Điện tử Việt Tường Quacert 20/02/2004

27 Công ty I.S.A interlining (Korea) TUV 01/02/2004

28 Công ty liên doanh thiết bị viễn thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật An Giang công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (Trang 26 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)