c. Quan hệ giữa hai cách phân loạ
5.7.1. RÈN LUYỆN UY TÍN CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Một giám đốc không có uy tín khơng thể hồn thành nhiệm vụ của mình.
Một giám đốc khơng có uy tín khơng thể hồn thành nhiệm vụ của mình. Uy tín có từ hai nguồn sau:
Hai là, uy tín thực tế; tức là giám đốc có được uy tín là do có một q trình tự rèn luyện bản thân.
Chúng tơi muốn nhấn mạnh uy tín thực tế này. Đó mới chính là uy tín thật sự của giám đốc, là cái quyết định cho sự thành công trong quản trị kinh doanh của giám đốc. Vậy để có được uy tín, giám đốc cần phải thực hiện các cơng việc sau:
a. Rèn luyện 3 chữ: “Trí”, “Tín”, “Tâm”.
Trí là trình độ chun mơn và sự giao tiếp của người giám đốc. Giám đốc cần am hiểu sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhạy bén với những điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh. Nắm chắc tình hình tài chính, giá cả, sự biến động trên thị trường trong nước và thế giới, chấp nhận cạnh tranh và tìm mọi biện pháp chiến thắng trong cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cao nhất cho DN.
Tín trước hết là đối với những người lao động dưới quyền, đồng thời tín đối với bạn hàng trong nước và thế giới. Ngày nay, đã đến lúc các doanh nghiệp phải tự mình thành thật với bạn hàng và ngay cả với chính mình, khơng thể làm bừa, làm ẩu, làm gian dối, báo cáo sai. Lỡ hợp đồng, mất tín nhiệm về phẩm chất, quy cách sản phẩm....sẽ dẫn đến mất khách, đặc biệt khách hàng nước ngồi, đó là con đường tự sát trong cạnh tranh.
Tâm có nghĩa là tấm lịng, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, là sự thương yêu, bao dung, độ lượng với đồng nghiệp và cấp dưới. Tâm cịn có nghĩa là sự tận tuỵ với cơng việc, với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, khơng tham ơ, lãng phí, thực hiện dân chủ và cơng bằng xã hội trong công ty.
b. Rèn luyện về phương pháp làm việc khoa học.
Giám đốc cần có thời gian biểu làm việc hàng ngày và quy định cho từng giờ. Tổ chức các cuộc họp ngắn gọn, khoa học.
Giám đốc cần dành thời gian để học tập, nghiên cứu, đọc sách báo chuyên môn nhằm mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao trình độ chun mơn.
Giám đốc cần xác định nhiệm vụ lớn trọng tâm, cơ bản trong từng thời kỳ mà tập trung chỉ đạo, không bao biện, làm thay đổi phần việc của cấp phó và các bộ phận giúp việc.
Trong công tác đối ngoại cần lịch sự, chững chạc, chú ý cả từ việc sử dụng phương tiện đị lại, ăn mặc và giao tiếp. Đừng lầm lẫn giữa giản dị với luộm thuộm, tiết kiệm với bủn xỉn trong quan hệ ngoại giao.
Tổ chức phòng làm việc và tiếp khách của giám đốc cũng phải thể hiện được phương pháp quản lý và tác phong lãnh đạo khoa học của giám đốc. Phịng làm việc cần được sắp xếp, trang trí theo đúng nghi thức: lịch sự đàng hồng vì đó là bộ mặt của công ty, là trung tâm ra những quyết định quan trọng, nơi giao tiếp làm cơng tác đối nội và đối ngoại. Có người cho rằng phịng
làm việc của giám đốc khơng nên quan cách hố, phải thật đơn giản, càng đơn giản bao nhiêu càng mang tính chất quần chúng bấy nhiêu. Cũng có thể như vậy, nhưng điều đó khơng có nghĩa là giảm tính chất khoa học, nghiêm trang, lịch sự của phòng giám đốc. Cũng với nhưng trang bị, sách vở tài liệu, bàn ghế, những tiện nghi điện thoại, máy tính và các phương tiện thơng tin là rất quan trọng giúp cho giám đốc có thể nắm bắt kịp thơì những thơng tin cần thiết và đề ra được những quyết định nhanh, nhạy, chính xác.
Để có được phương pháp quản lý và tác phong lãnh đạo tốt, giám đốc cần tạo ra nhiều cơ hội gặp gỡ những người giúp việc, đặc biệt gặp gỡ và đối thoại với cơng nhân, trên cơ sở đó hiểu sâu tâm tư, nguyện vọng của họ, góp phần bổ sung cho những quyết định của mình. Giám đốc cần hết sức tránh tính “quan cách”. Tất nhiên điều này khơng có nghĩa là xuề xồ, dùng các từ thô thiển với mọi người dẫn đến dễ dãi, bng thả mà phải có một giới hạn nhất định đảm bảo cho cương vị thủ trưởng của mình.
Trong giờ làm việc, giám đốc phải giữ nguyên kỷ vương, giữ đúng cương vị của mình khi tiếp xúc với người giúp việc và người thừa hành. Nhưng ngoài thời gian làm việc, giám đốc là một cơng dân bình thường có quyền lợi và nghĩa vụ như mọi cơng dân khác, cần hồ đồng với càn bộ, công nhân viên DN. Làm được điều này chắc chắn chỉ làm tăng uy tí của giám đốc, thu hút sự mến mộ của mọi người, đó là những nhân tố đặc biệt quan trọng giúp giám đốc đạt được kết quả to lớn trong cơng việc.
c. Rèn luyện đặc tính kinh doanh.
Đặc tính kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp gồm 4 biểu hiện sau:
- Có cao vọng (tham vọng) trong kinh doanh. Giám đốc khơng an phận thủ thường, khơng chấp nhận hồn cảnh hiện tại, luân phấn đấu đưa doanh nghiệp đạt mục tiêu cao hơn.
- Chấp nhận rủi ro. Trong kinh doanh ln có khả năng xảy ra rủi ro. Giám đốc phải rèn luyện khả năng chịu đựng. Có 4 loại rủi ro chính:
Rủi ro về tài chính: vốn đầu tư không thu về được, kinh doanh thua lỗ.
Rủi ro về sự nghiệp: nếu thất bại trong kinh doanh, giám đốc sẽ khó kiếm được có hội kinh doanh khác.
Rủi ro về gia đình: giám đốc khó có điều kiện quan tâm đến gia đình, vợ con vì bị cuốn hút trí lực, sức lựuc vào kinh doanh.
Rủi ro về tâm lý: nếu giám đốc thất bại trong kinh doanh coi như thất bại trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Sự đau khổ tăng lên.
- Có lịng tự tin. Đây là đặc tính quan trọng của giám đốc. Phải thấy trước những khó khăn, những rủi ro nhưng luôn chủ động, tin tưởng vào khả năng của chính mình để sẵn sàng vượt qua.
- Đặc tính cuối cùng là: có đạo đức kinh doanh. Giám đốc phải kết hơp hài hồ các lợi ích: của chủ doanh nghiệp với lợi ích của những ngườilao động, của khách hàng, của người cung ứng, của bạn hàng....