6. Cấu trúc luận án
2.5. Điểm nhìn trần thuật từ bên trong tạo nên giọng điệu suy tư, đối thoại
Điểm nhìn thuật từ bên trong: Nếu trần thuật là “phương diện cơ bản của
phương thức tự sự” thì điểm nhìn trần thuật là khâu then chốt của phương diện cơ bản ấy. Trần thuật gắn liền với tồn bộ cơng việc bố cục, kết cấu tác phẩm nên điểm nhìn sẽ là cơ sở quyết định chi phối hình thức và đặc biệt là giọng điệu tác phẩm.
Các nhà lý luận phân ra các “loại” điểm nhìn khác nhau: điểm nhìn “bên ngoài” - chỉ cách trần thuật ở ngơi thứ ba số ít với vai trị của người “biết hết, thấy tất”. Trần thuật từ điểm nhìn bên ngồi cịn gọi là trần thuật gián tiếp. Điểm nhìn “bên trong” - chỉ cách trần thuật của người trong cuộc chính là nhân vật. Trần thuật từ điểm nhìn “bên trong” cịn gọi là trần thuật trực tiếp. Cách trần thuật thứ ba gọi là trần thuật nửa trực tiếp với sự phối hợp của hai cách trần thuật trên, vừa sử dụng điểm nhìn “bên trong” vừa sử dụng điểm nhìn “bên ngồi”.
Truyện của Nguyễn Minh Châu sau 1975 sử dụng chủ yếu điểm nhìn “bên trong”, tức điểm nhìn của nhân vật - người trong cuộc, nhân vật cùng lúc sắm cả hai vai: người kể chuyện và nhân vật truyện. Điều này cho phép nhà văn tha hồ bộc lộ tư tưởng thông qua suy nghĩ, độc thoại nội tâm nhân vật.
Ở truyện ngắn Bức tranh, người kể chuyện chính là nhân vật tơi - họa sỹ và ngay cách mở đầu truyện, người đọc đã cảm nhận về một câu chuyện “có tính vấn đề”, sẽ có trao đổi, tranh luận, bàn luận ở đây: “Tôi là họa sỹ. Tôi không phải một người viết văn. Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu, khơng hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi các bạn đọc một thái độ rộng lượng...”. Và như chính nhân vật họa sỹ - người viết tự bộc bạch, câu chuyện là “những lời tự thú” [32, tr. 374]. Cuộc tự thú với lương tâm này khơng chỉ được biểu tượng bằng hình ảnh bức chân dung tự họa với khuôn mặt “một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt thoạt trơng như một phần bộ óc màu xám vừa bị mổ phanh ra. Khuôn mặt của người khách: một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc. Phần bên dưới của khn mặt như vẫn đang được dấu kín bởi bọt xà phịng...” mà cịn bộc lộ xun suốt thiên truyện bằng một giọng kể đầy biểu cảm, lúc thì tự trách,
tự vấn, lúc thì tranh luận, đối thoại: “thật là phiền cho tôi quá”, “Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữ khúc suối dưới chân núi. Có lẽ nó rộng đến năm trăm thước”, “Thành cơng của nghệ thuật có đơi lúc là một cái gì rất ầu ơ”, “Tại sao ngày ấy tôi không đưa “tấm ảnh” đến cho gia đình anh? Tại sao tơi khơng giữ lời hứa?”, “Có những lúc con người ta khơng cịn chỗ trú nấp. Đó là cái lúc tơi ngồi ngửa mặt trên chiếc ghế...”. Đặc biệt là cuộc đối thoại trong tưởng tượng của chính “tơi - họa sĩ”: “- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lịa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa (...) Thật là danh tiếng quá! - Tơi là một nghệ sỹ chứ có phải đâu một anh thợ vẽ truyền thần, công việc người nghệ sĩ là phục vụ cả một số đồng người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn (...) bức “Chân dung chiến sĩ Giải phóng” đã đóng góp đơi chút vào cơng việc làm cho thế giới hiểu được cuộc kháng chiến của chúng ta thêm? - A ha! Vì mục đích phục vụ số đơng của người nghệ sĩ cho nên anh quê tôi đi hả... Có quyền lừa dối tơi hả?” [32, tr. 387]. Có thể nói màn độc thoại nội tâm của chính nhân vật đã cho phép tác giả đi đến tận cùng của cuộc tranh luận - cuộc tự vấn lương tâm và qua đó cịn “mời gọi” những trao đổi tranh luận của độc giả về vấn đề mà tình huống truyện gợi ra, đó là ranh giới, giá trị thật của quan niệm về: đúng - sai, tốt - xấu, lương tâm, danh dự - ích kỷ, háo danh ..., những phạm trù mà mỗi người luôn phải đối mặt trong cuộc sống đời thường.
Hầu như tác phẩm nào của Nguyễn Minh Châu cũng có nhân vật “tơi” - người trong cuộc kể chuyện như thế. Đặc biệt, nhân vật “tơi” thường là thành viên chính của câu chuyện, tham gia tạo nên tình huống truyện và qua đó có cơ hội quan sát, miêu tả, nhận xét, đánh giá, tranh luận, biện luận về tính nhiều lớp của tình huống truyện mà luận án đã trình bày ở những luận điểm trước.
Tiểu kết
Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là một cây bút ham thích triết luận và đặc điểm nổi bật này bộc lộ xuyên suốt trong các tác phẩm, gắn với sự nghiệp sáng tác của ông. Nhà văn ln đề cao tính tư tưởng của văn chương, luôn tâm niệm tác phẩm phải gieo vào tâm hồn người đọc ấn tượng và tâm trạng, góp phần cởi giải băn khoăn, thắc mắc. Những băn khoăn thắc mắc có khi trở thành một câu hỏi cụ
thể, một vấn đề cụ thể và lớn lao. Có lẽ động cơ phấn đấu ấy đã dẫn dắt sáng tác của Nguyễn Minh Châu theo xu hướng triết luận. Biểu hiện của cá tính phong cách này thể hiện ở tất cả các phương diện thể loại của tác phẩm: cách khai thác đề tài, chủ đề; xây dựng hình tượng và nhân vật; điểm nhìn và giọng điệu trần thuật.
Hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu là hành trình của một cây bút có trách nhiệm với xã hội, với văn chương và trên hết là với con người: Nhà văn phải là người thức tỉnh xã hội và cảnh báo trước những nguy cơ đến với nhân loại. Nhưng trước hết, người cầm bút phải là người có tình u tha thiết với cuộc sống, nhất là với con người.
Để đạt được điều này nhà văn cùng một lúc phải hội tụ cả phẩm chất nghệ sỹ và tư duy của nhà tư tưởng. Yếu tố triết luận được chuyển tải qua những phương thức nghệ thuật sáng tạo đã khiến những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trở thành những di sản văn hóa - văn chương trong sự cảm phục và yêu mến của người đọc.
Chương 3. BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TRIẾT LUẬN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI