Nhân vật biểu tượng cho những ý tưởng, mục tiêu chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 122 - 124)

6. Cấu trúc luận án

4.1. Những điểm gặp gỡ trong bút pháp triết luận của Nguyễn Minh Châu và

4.1.3.1. Nhân vật biểu tượng cho những ý tưởng, mục tiêu chính trị xã hội

Văn học giai đoạn 1945 - 1975 với mục tiêu tun truyền cho các nhiệm vụ chính trị của Đảng, vì vậy, tính định hướng với kiểu nhân vật hiện thân cho những ý tưởng, mục tiêu chính trị - xã hội trở thành nhiệm vụ/ mục tiêu của các ngòi bút. Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu cũng không phải ngoại lệ. Nhân vật khái quát/ biểu tượng cho những ý tưởng, mục tiêu chính trị ở giai đoạn trước 1945 - 1975 gắn với hai nhiệm vụ chính trị lớn: đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Miền Bắc. Hai nhiệm vụ này được triển khai theo từng giai đoạn với các nội dung, nhiệm vụ khác nhau, các nhà văn cũng gắn với các nội dung, nhiệm vụ ấy để thực hiện thông tin, tuyên truyền.

Các nhân vật, như: Đào trong Mùa Lạc, Tấm trong Đứa con nuôi, Thoa trong

Người tổ trưởng máy kéo ... là hiện thân cho những con người “nhỏ bé” có số phận

khơng mấy may mắn trong xã hội. Những số phận này dễ bị tổn thương, chịu thiệt thòi và dễ bị xã hội “bỏ quên”. Song, họ đã tìm được “chỗ đứng” trong cuộc đời mới, được làm việc, được khẳng định mình, được thực hiện ước mơ hạnh phúc... Các nhân vật này đều được tái hiện với một cơng thức chung: có số phận thiệt thịi, bất hạnh: (nghèo, xấu, thất học, mồ côi v.v...), họ, hoặc phải chịu một trong những bất hạnh ấy, có người cịn phải chịu nhiều mất mát đến cùng lúc. Họ tự ti và luôn cảnh giác với mọi người, với xã hội. Tủi thân và mặc cảm, họ trở thành những con ốc sẵn sàng thu mình vào vỏ hoặc thành những “con nhím” với tâm hồn cằn cỗi, chai sạn, sẵn sàng xù lơng đáp trả khi bị chịng ghẹo, trêu chọc. Nhưng, cách mạng đã làm thay đổi tất cả, cách mạng đã đem lại cuộc sống mới, bầu khí quyển mà cách mạng đem lại chính là tự do, dân chủ, cơng bình, mọi người u thương nhau, đùm bọc nhau, ai cũng được trân trọng, ai cũng có thể được cống hiến, được sống có ý nghĩa bằng cơng sức và tài năng của mình. Những nhân vật của Nguyễn Khải đã mang đến thông điệp giàu ý nghĩa triết lý: chỉ có cách mạng mới đem lại sự thay đổi triệt để cho số phận con người.

Bên cạnh nhóm nhân vật biểu tượng cho triết lý đổi đời nhờ cách mạng, cịn có nhóm nhân vật biểu tượng cho “tầm nhìn” của con người mới đang xây dựng cuộc sống mới. Những nhân vật như Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), biểu tượng cho kiểu “nhìn gần” thiển cận, Biền (Tầm nhìn xa), Nam trong Hãy đi xa hơn nữa là biểu tượng cho “tầm nhìn xa” hướng đến những mục tiêu lớn, đặt hạnh phúc cá nhân, gia đình trong hạnh phúc chung của tập thể, đất nước mình.

Nhân vật của Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác trước 1975 cũng có ý nghĩa khái quát và biểu tượng cho nhiệm vụ chính trị thời ấy. Những cô Nguyệt, anh Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng, cha con Y Khiêu trong Nguồn suối, Khuê và tập thể những người lính trong Dấu chân người lính... đều là biểu tượng cho tấm gương cao đẹp, sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ, hi sinh tính mạng vì độc lập tự do của tổ quốc.

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w