Trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Khải thiên về kể kết hợp bình

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 146 - 148)

6. Cấu trúc luận án

4.2. Những điểm khác biệt trong bút pháp triết luận của Nguyễn Minh Châu và

4.2.3.2. Trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Khải thiên về kể kết hợp bình

luận; Trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thiên về kể - tả

Điểm dễ nhận thấy, người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải phần lớn là người trong cuộc, nhân vật kể chuyện có thể xưng “tơi” hoặc chính là nhân vật nào đó trong tác phẩm. Nhân vật kể chuyện là người trong cuộc, vì vậy, rất dễ bộc lộ “giọng” của mình (tức bộc lộ quan điểm, thái độ, tình cảm), nghĩa là bộc lộ “giọng” của tác phẩm. Theo khảo sát của luận án, sự khác biệt về “giọng” của hai phong cách, cá tính giữa Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu như sau: trần thuật của Nguyễn Khải thiên về kể kết hợp bình luận; trần thuật của Nguyễn Minh Châu thiên về kể - tả.

Kiểu trần thuật đặc trưng của Nguyễn Khải: “kể kết hợp bình luận” tạo nên

giọng kể “duy lý” sắc sảo, “đánh thức” người đọc. Đây là lối trần thuật hết sức quen thuộc của Nguyễn Khải, đã được luận án chứng minh khi khảo sát đặc điểm bút pháp triết luận của ông ở chương hai của luận án. Kể kết hợp với nhận xét, bình luận tạo nên lối kể “tỉnh táo”, lối kể này xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Khải. Người đọc luôn bị/ được cuốn theo những bình luận nhiều cung bậc, có khi hóm hỉnh, có lúc diễu cợt, lúc lại ngậm ngùi, cảm thông, lúc suy tư, ngẫm ngợi... Những dẫn dắt đầy tính chủ quan nhưng rất thuyết phục của người kể chuyện thông minh. Để tạo nên lối kể này, tác giả thường sử dụng nhân vật “tơi” từng trải, là người trong cuộc, hiểu chuyện đóng vai người trần thuật. Đằng sau mỗi chi tiết,

sự việc, hành động nhân vật thường đi kèm những nhận xét, đánh giá, phán đốn, bình luận, thậm chí, ngơn ngữ kể của Nguyễn Khải cũng là thứ ngơn ngữ nhận xét, bình luận, tranh luận. Ví dụ: “Thày Thịnh nhìn Quảng chan chứa trìu mến, tin cậy, đồng tình với lời lẽ nhiệt thành” [65; tr. 83]. Tác giả không chỉ kể mà còn nhận xét, nhận xét ánh mắt, thái độ của nhân vật đang nghe là Thịnh. Càng về sau, với những sáng tác sau 1978, tác giả càng có xu hướng khai thác lối kể này. Lối trần thuật kể kết hợp với nhận xét, bình luận của Nguyễn Khải tạo nên giọng kể “duy lý” sắc sảo, mạnh mẽ.

Nguyễn Minh Châu với lối trần thuật “kể - tả”: Trần thuật trong các tác

phẩm của Nguyễn Minh Châu khơng phải khơng có yếu tố bình luận, nhận xét, đánh giá, tuy nhiên, nhìn tổng thể, khác với Nguyễn Khải, lối trần thuật của Nguyễn Minh Châu thiên về “kể - tả” tạo nên giọng trần thuật đằm thắm, trữ tình. Nguyễn Minh Châu thường “ẩn” nhận xét, đánh giá, bình luận bằng việc “dựng” lại, tả lại sự việc, chi tiết bằng ngôn ngữ tả. Chẳng hạn, chi tiết này: “Đám con gái choai choai chạy xô đến trước mặt hắn. Một “em” trơng mặt đã “cứng” nhưng có lẽ là “hoa khơi” nhất đám, da mặt trắng mịn và có vẻ như một ả Tàu lai, chào xong liền được hắn vẫy tay gọi lại” [32; tr. 92]. Thái độ khinh bỉ, coi thường, không chỉ thể hiện qua cách dùng các đại từ để chỉ: “hắn, ả, “em” để trong ngoặc kép mà cịn thể hiện ở ngơn ngữ tả: “choai choai”, “chạy xô đến”, “ ả Tàu lai”... dùng để tả đám gái vệ binh “quốc gia” - những kẻ hào nhống nhờ viện trợ Mỹ mà khơng thấy hổ thẹn. Hoặc đoạn này:

Lão chồng - cái lão đàn ông độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian ấy đánh tôi hồn tồn vì mục đích tự vệ. Tơi nện hắn cũng khiếp. Tôi nện hắn bằng bàn tay không nhưng cú nào ra cú ấy, không phải bằng bàn tay một anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay rắn sắt của một người lính giải phóng đã từng mười năm cầm súng [32; tr. 125].

Tác giả vừa kể vừa bình luận nhưng bình luận bằng hình ảnh. Hình ảnh cú đấm từ bàn tay rắn sắt của người lính giải phóng cho thấy thái độ nghĩa hiệp “giữa đường dẫu thấy bất bình mà tha” của người lính giải phóng - những người chiến đấu vì chính nghĩa.

Kể và diễn đạt quan điểm bằng hình ảnh, hình tượng, lối kể của Nguyễn Minh Châu tạo nên lối duyên riêng trong nghệ thuật dẫn truyện và triết lý. Những

triết lý tác động vào những giác quan xúc cảm, điều này tạo nên mạch văn trữ tình giàu cảm xúc trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.

Một phần của tài liệu Yếu tố triết luận trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w