6. Cấu trúc luận án
4.1. Những điểm gặp gỡ trong bút pháp triết luận của Nguyễn Minh Châu và
4.1.1. Gặp gỡ trong quan điểm: đề cao tính tư tưởng của văn chương
Dường như không hẹn mà gặp, cả hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải đều rất coi trọng yếu tố tư tưởng và triết lý trong tác phẩm văn chương: “Tác phẩm văn học sống bằng tư tưởng”(Nguyễn Minh Châu). Văn chương là “khoa học thể hiện lịng người”, “là tơn giáo của cái đẹp” (Nguyễn Khải). Những quan niệm về văn chương của họ cho thấy hai tác giả đều đam mê với nghề và có trách nhiệm trước ngịi bút. “Tư tưởng” của tác phẩm bộc lộ thế giới quan, nhân sinh quan, vốn sống và tài năng của nhà văn. Tác phẩm càng sâu sắc, rộng lớn với tư tưởng của nhân văn cao quý càng chứng tỏ tư duy, học vấn và tâm hồn rộng mở của nhân cách tác giả. Với những tư tưởng giàu nhân văn, nhân ái lại được thể hiện một cách hấp dẫn, tác giả không chỉ đang tham gia vào đời sống văn học mà còn tham gia vào đời sống xã hội trong vai trò tổ chức, kiến tạo. Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là nơi khẳng định những tư tưởng sâu sắc, mới mẻ về thế giới con người, đời sống qua sức mạnh truyền cảm của nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật của nhà văn và tư tưởng tác phẩm có mối liên hệ chặt chẽ, vừa là mối liên hệ nhân - quả vừa là quan hệ tương hỗ trên hành trình sáng tạo. Một tác phẩm có tư tưởng sâu sắc thường là kết quả của một tư duy nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và sâu sắc.
Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải đều trưởng thành sau cách mạng tháng Tám, là người trong cuộc chứng kiến cuộc thay đổi “long trời lở đất” do những
người dân “thấp cổ bé họng”, bị áp bức vụt đứng dậy trở thành chủ nhân, tự quyết định số phận của mình và dân tộc mình. Vì vậy, “tư tưởng” quan trọng nhất, thiêng liêng nhất mà cả hai đều hướng tới trong vai trò người sáng tác là: Nhà văn là “để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hồn tồn mất hết lịng tin vào con người và cuộc đời để bênh vực cho những con người khơng có ai để bênh vực” [71; tr. 45]; Nhà văn “cũng đồng thời là nhà tư tưởng, một người hoạt động xã hội bằng phương tiện của mình, một nhà nhân đạo chủ nghĩa” [31]. Dễ hiểu tại sao chủ đề tư tưởng này luôn chiếm lĩnh trong tâm hồn và chi phối ngòi bút của họ. Nguyễn Minh Châu từng bộc lộ tha thiết:
Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại khơng mang trong mình tình u cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người (...) Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thơng sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống [22; tr.186].
Nguyễn Khải cũng rất mạnh mẽ và quyết liệt với mục tiêu này: “... tham gia tiếng nói vào những vấn đề của con người. Trước những bất công, trước cái ác, anh khơng có quyền dửng dưng, thây kệ khi con người bị đầy đọa, oan khiên, oan khuất” [65]. Tâm niệm của họ trước trách nhiệm về nghề càng khiến người ta ngưỡng mộ:
“Chúng ta có nhiệm vụ chăm chút, gìn giữ cho đất nước những cái gì thật lâu đời, bền chặt, mà cũng thật là mỏng manh: tính thật thà, hồn hậu, niềm tin nền phong hoá nhân bản, tính bẽn lẽn cả thẹn của người phụ nữ, ý thức cộng đồng dân tộc tạo nên khí phách anh hùng, lịng trung thực và tính giản dị” [57; tr. 456].
Để đạt tới tư tưởng ấy, cả hai tác giả đều đặt vấn đề khẳng định hướng đi cho ngòi bút. Hơn một lần, Nguyễn Minh Châu thẳng thắn đề xuất: muốn có tác phẩm lớn, chúng ta phải “chấp nhận những tính cách ngịi bút của một nghệ sỹ lớn với tầm tư tưởng lớn mà bao giờ nó cũng quá chói sáng với những điều nói thật khơng phải bao giờ cũng dễ nghe, thậm chí làm đảo lộn mọi quan niệm với những nỗi dằn
vặt, băn khoăn lớn chung quanh cái bề mặt nhãn tiền và tận chín tầng đất sâu của cuộc sống con người trên dải đất này” [31]. Nguyễn Khải xác định rành mạch mục tiêu phấn đấu và những định hướng sản phẩm nghệ thuật:
Nhà văn phải có một hệ tư tưởng triết học riêng, có một thế giới quan riêng, từ đó anh ta sẽ xây dựng cái thế giới nghệ thuật của mình với một hệ thống nhân vật, tư tưởng, ngôn ngữ và cách kết cấu của riêng mình. Họ sẽ đi đến cùng trong cái thế giới nghệ thuật của mình, trong niềm tin khơng thay đổi của mình [72; tr. 615].
Họ trở thành những cây bút triết luận bởi nhận thức này: “Nhà văn, nhà báo sống với thời cuộc nhưng còn phải biết tách ra khỏi thời cuộc để nhận ra cái sẽ cịn lấp lánh lâu dài của nhiều tình tiết trong thời cuộc, sống với người cùng thời nhưng phải lấy con mắt của người đời sau để đo lường nhiều giá trị, nhiều việc tưởng là rất tầm thường, là vô nghĩa đối với người đương thời” [72; tr. 634]. Và đạt được điều này “nhà văn hiện lên với đầy đủ tầm cỡ của nhà nghệ sĩ - nhà tư tưởng” [62; tr. 117].
Những trái tim mẫn cảm và khát vọng tài năng, họ đã gặp gỡ trong quan điểm dùng văn chương để “hành động” vì con người và cuộc sống và vì những giá trị chân - thiện - mỹ.