6. Cấu trúc luận án
4.1. Những điểm gặp gỡ trong bút pháp triết luận của Nguyễn Minh Châu và
4.1.4. Trần thuật thường đan xen giữa kể tả và bình luận
Đây cũng là điểm gặp gỡ trong bút pháp triết luận của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải và dường như cũng là tất yếu ở những cây bút lấy triết lý, triết luận làm mục tiêu, niềm cảm hứng say mê.
Ngôn ngữ trần thuật thường là ngôn ngữ kể - tả để tạo nên giọng trần thuật khách quan nhất có thể. Song, ngơn ngữ trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải ln có sự kết hợp với ngơn ngữ nhận xét, bình luận tạo nên giọng trần thuật đặc sắc. Hãy thử khảo sát một số đoạn trần thuật trong các tác phẩm của họ: “Thật khó diễn tả thật chính xác cái nét buồn trên khn mặt Quỳ lúc bấy giờ. Nó có cái gì giống như khn mặt của một kẻ biết mình phạm tội, vừa thật thà, chân thành đến tội nghiệp lại vừa ngấm ngầm kiêu hãnh đến khó hiểu...” [32; tr. 148]. Nếu khơng có các từ: “thật khó”, “thật chính xác”, “tội nghiệp”, “khó hiểu”, thì đoạn văn trên mô tả sắc thái, thần thái gương mặt nhân vật một cách
khách quan, chi tiết. Tuy nhiên, những từ và cụm từ trên đây đã bổ sung thái độ nhận xét, bình luận - suy đốn của người trần thuật “khơn ngoan, từng trải” khiến nhân vật còn hiện lên ở chiều sâu tâm lý, tính cách. Người đọc sẽ sử dụng liên tưởng từ vốn sống và tri thức văn hóa của mình để tưởng tượng ra gương mặt, tâm hồn của người phụ nữ ln có sức lơi cuốn mọi người. Cũng lối kể ấy, ln đưa ngơn ngữ bình luận, nhận xét khi tái hiện chi tiết khiến nhân vật, sự việc hiện lên vừa sống động vừa thành ý: “Quỳ vẫn ngồi ngun như thế lắng nghe tơi nói. Thế rồi bỗng nhiên sau đó một lát tơi bỗng hoảng lên. Nhìn sang đã thấy chị như một con chim bị bắn gẫy cánh, gục đầu trên cánh tay đặt dọc trên thành ghế, giấu khuôn mặt đã đầm đìa nước mắt trong cái cánh tay áo trắng của bệnh nhân” ...” [32; tr. 181]. Nhiều khi Nguyễn Minh Châu còn trần thuật hồn tồn bằng ngơn ngữ tranh luận, tức là dùng ngôn ngữ hỏi, giả thiết, phán đoán, khái quát để dẫn dắt câu chuyện, mạch truyện, như trong tình huống sau:
Nghề nghiệp có để lại dấu vết trên thân thể và thói quen chúng ta khơng? Thật là chẳng dễ có thể trả lời bằng một lời khẳng định. Có lẽ, thường là có. Chẳng mấy ai chạy trốn hay xóa bỏ sạch được tất cả những gì mà cơng việc nghề nghiệp - cái hoạt động lắp đi lắp lại suốt cả đời đã đóng dấu vào con người mình [32; tr. 227].
Nguyễn Khải còn đậm nét hơn trong cách dẫn truyện bằng ngôn ngữ kể - tả kết hợp với nhận xét, bình luận ấy. Tác giả “nhăm nhăm” dẫn dắt, định hướng người đọc theo dịng suy nghĩ, quan điểm của mình: “Mới gặp Nam có lần đầu tơi đã rất mến anh. Đó là một chiến sỹ có đầy đủ cái vẻ bên ngoài mà ta vẫn hay nghĩ tới một cách trìu mến...” [68; tr. 418].
Đó là cách dẫn truyện trước năm 1978, còn đây là cách dẫn ở chặng sau: “Cho đến bây giờ, tơi đã là một ơng già, con cái gọi mình là ơng già, tức thị cũng là một thứ ơng già rồi cịn gì, nghĩ lại mấy tháng cuối năm 45 và gần hết một năm 46 vẫn cịn ớn rợn. Sống gì mà nhục thế, mà khổ thế, mà kỳ cục thế...” [70; tr. 510]. Đấy là nhân vật tự kể về mình, cịn đây là kể về người khác: “Tơi quay phắt lại, nhìn chừng chừng ơng già đang cúi khom người ghé vào tận mặt tôi với nụ cười thiểu não. Tôi hốt hoảng: “vâng, tôi đây, bác là ai?” Ơng già cười nhăn nhúm: “Tơi đây mà, Dụ Hưng Yên đây mà”. Trời ơi, anh Dụ! Tuổi già tội nghiệp đến thế sao!” [70; tr. 290]. Một cách kể đầy cảm xúc trong thái độ của người kể. Hành động và
suy nghĩ được nhấn thêm bởi các tính từ “phắt”, “hốt hoảng”, “nhăn nhúm”, “tội nghiệp” và các thán từ “mà”, “thế sao” khiến cho câu chuyện đã được định hướng, dự báo trước về tình huống và chuẩn bị cho việc luận bàn. Hoặc cách giới thiệu này: “Trong lý lịch cán bộ tôi không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã tới, huống hồ cịn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiền. Tơi vẫn đinh ninh cô phải thuộc giai cấp tư sản vì cơ có gương mặt đặc biệt tư sản, càng già lại càng rõ” [70; tr. 314]. Tác giả không tả chi tiết gương mặt mà chỉ đưa ra nhận xét như một bình luận: “gương mặt đặc biệt tư sản”. Cũng như vậy, chỉ cần kể “họ hàng xa” nhưng lại thêm vào bình luận “bắn súng đại bác chưa chắc đã tới”. Cách trần thuật vừa kể vừa xen bình luận này vừa tạo nên giọng kể hóm hỉnh và đặc biệt còn gây chú ý, tị mị về nhân vật bà cơ tên Hiền.
Đó là giọng kể/ trần thuật rất đặc trưng ở cả Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải. Giọng kể triết luận buộc nhà văn phải sử dụng ngôn ngữ kể - tả xen ngơn ngữ bình luận, nhận xét, đánh giá, khái quát. Người đọc được thưởng thức một thứ văn “tỉnh táo”, “trí tuệ”, khơng chỉ đọc bằng cảm nhận mà đọc bằng cả vốn sống, vốn tri thức mà mình có, thêm nữa, cịn được “khai mở” bởi những ý tưởng bất ngờ.