.Phân tích cơ bản

Một phần của tài liệu Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI 37 (Trang 56 - 68)

1 .Mơ hình tổ chức hoạtđộng tự doanh cổ phiếu

2.2.1 .Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản cơng ty sẽ đi phân tích đi từ tình hình kinh tế vĩ mơ, sau đó dẫn đến phân tích kĩ thuật để tìm ra các chứng khốn tốt, tiềm năng và dự đốn xu thế để có chiến lược đầu tư đúng đắn.

* Phương pháp phân tích

+ Phân tích tình hình vĩ mơ của nền kinh tế như tình hình kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, lạm phát, tình hình đầu tư trong nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu…

+ Phân tích ngành như xem xét tốc độ tăng trưởng của các ngành như tài chính ngân hàng, viễn thơng, năng lượng, hàng tiêu dùng, công nghiệp, thực phẩm, vận tải…

+ Phân tích cơng ty : SSI thường tập trung phân tích những cơng ty có tốc độ tăng trưởng nhanh như STB, REE, SAM, BMC…với tốc độ tăng trưởng trung bình là trên 30%/năm.

* Nguồn số liệu mà SSI thu thập bao gồm:

+ Các thông tin vĩ mô nền kinh tế, thông tin kế hoạch phát triển của các ngành SSI lấy số liệu từ tổng cục thống kê, trang web của tổng cục thống kê, bộ Tài chính, bộ Kế hoạch đầu tư, bộ Thương mại, bộ Cơng thương…, các báo, tạp chí kinh tế hàng đầu như thời báo kinh tế, kinh tế phát triển… + Nguồn thơng tin có thể được tiếp cận bằng cách đến trực tiếp công ty, gọi điện, thơng qua các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm, các kế hoạch phát triển của công ty.

* Độ tin cậy của số liệu : Do SSI thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau nên

tính chính xác và sự kiểm chứng là khá cao.

* Công tác tổ chức phân tích và xử lý số liệu.

SSI thực hiện theo quy trình sau:

+ Bước 1 : Cán bộ phân tích thu thập số liệu.

+ Bước 2 : Cán bộ phân tích tổng hợp số liệu bằng phương pháp tổng hợp, tóm lược sau đó đánh giá số liệu có chính xác và đầy đủ khơng. Ở giai đoạn này cán bộ phân tích phải xử lý số liệu.

+Bước 3 : Cán bộ phân tích đưa ra một báo cáo tổng hợp số liệu đầy đủ và ngắn gọn nhất về cơng ty đang phân tích.

+ Bước 4 : Trình báo cáo cho trưởng phịng phân tích đầu tư.

+ Bước 5 : Trưởng phịng cho ý kiến, nhận xét sau đó trả lại cho cán bộ phân tích.

+ Bước 6 : Trên cơ sở nhận xét của trưởng phịng, cán bộ phân tích hồn thành báo cáo phân tích về cơng ty đó.

+ Bước 7 : Trưởng phịng họp phịng phân tích, tổ chức đánh giá các báo cáo của các cán bộ phân tích.

+ Bước 8: Cán bộ phân tích hồn thiện và đưa ra sản phẩm cuối cùng là báo cáo phân tích cơng ty đó.

Dưới đây là tình hình phân tích cơ bản của cơng ty trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2007.

* Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2007. Kinh tế Việt Nam

Tốc độ tăng giá tiêu dùng bước đầu được kiềm chế

Theo Tổng Cục thống kê, với mức tăng 0,51% so với tháng 8, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 9 đã bước đầu được kiềm chế. Trước đó, chỉ số này của tháng 8 tăng 0,55% so với tháng 7. Hơn nữa, mặc dù 7 trong tổng số 10 nhóm hàng được thống kê đều tăng giá so với tháng trước nhưng mức tăng ở tất cả các mặt hàng đều dưới 2%. Nhóm hàng có mức tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống với 1,02%; tiếp đến là dược phẩm, y tế với 0,91%. Có hai nhóm mặt hàng giá giảm so với tháng trước là phương tiện đi lại và bưu điện, văn hố thể thao và giải trí. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 9 đã tăng tới tới 8,8%, mức cao nhất từ nhiều năm nay. Dự báo của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội cho thấy, năm nay CPI sẽ tăng mức tối thiểu là 8,5% và tối đa là 10%.

Thêm 9,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 9 tháng qua, cả nước đã thu hút được trên 9,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, 8,29 tỷ USD là tổng vốn đầu tư của 1.045 dự án đầu tư mới, phần còn lại là vốn bổ sung của 274 lượt dự án đang được triển khai. Thời gian qua, Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong 47 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký 2,1 tỷ USD; Xingapore đứng thứ 2 với số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD; British Virgin Islands đứng thứ 3 với số vốn đăng ký 1,2 tỷ USD; Đài Loan đứng thứ 4 với số vốn đăng ký 629,7 triệu USD; Nhật Bản vượt Ấn Độ đứng thứ 5 với số vốn đăng ký 623,1 triệu USD.

Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ổn định

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9 tiếp tục xu hướng tích cực và ổn định, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 35,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm

trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (khơng kể dầu thơ) ước đạt 14 tỷ USD, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã có hai mặt hàng vượt ngưỡng 5 tỷ USD là dệt may và dầu thô. Các mặt hàng công nghiệp khác vẫn tiếp giữ mức tăng trưởng khá trong là sản phẩm giày dép gần 3 tỷ USD; sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 25%; hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng gần 24%. Xuất khẩu cao su đạt 933 triệu USD trong 9 tháng và khả năng đạt trên 1 tỷ vào cuối năm được dự báo là chắc chắn. Giá trị một số mặt hàng nông, thuỷ sản trong "Câu lạc bộ 1 tỷ USD" vẫn tiếp tục tăng nhanh như gạo đạt gần 1,3 tỷ USD; cà phê đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD; thủy sản trên 2,7 tỷ USD. Đáng chú ý trong diễn biến xuất khẩu 3 quý đầu năm này là lần đầu tiên giá trị xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua dầu thô, vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước, với trên 5,8 tỷ USD. Về thị trường xuất khẩu, các thị trường lớn của hàng hoá Việt Nam tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể là xuất khẩu vào thị trường EU tăng 28,5%, chiếm trên 19%; thị trường Mỹ tăng 25%, chiếm 20,5%. Cũng trong 9 tháng qua, giá trị nhập khẩu của cả nước đạt gần 42,9 tỷ USD, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù con số nhập siêu vẫn khá cao nhưng phần lớn hàng nhập khẩu là máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu mà trong nước chưa sản xuất được.

2.2.2 Phân tích kĩ thuật.

Cơng ty cổ phần chứng khốn SSI sử dụng phương pháp phân tích kĩ thuật để xác định thời điểm mua, bán chứng khoán trên thị trường niêm yết. Cụ thể :

+ Xác định xu hướng giá của thị trường, nghía là xác định thị trường đang đi lên hay đang đi xuống.

+ Xác định xu hướng giá của nhóm cổ phiểu dẫn dắt thị trường ( bluechip). Nhóm này là nhóm chiếm tỷ trọng lớn cả về khối lượng và giá trị giao dịch tồn thị trường. Đây là nhóm mà được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao. Do đó xác định xu hướng giá của nhóm này sẽ quyết định thị trường lên hay xuống.

+ Xác định xu hướng giá của cổ phiếu định mua bán. Dựa vào tình hình cung cầu trên thị trường để quyết định mua, bán.

Cơng cụ phân tích.

SSI thường sử dụng các cơng cụ phân tích kĩ thuật sau:

+ Phần mềm phân tích kĩ thuật của hãng truyền thơng Bloomberg, của hãng truyền thông Reuter.

+ Phần mềm phân tích kĩ thuật Megastock.

* Ưu và nhược điểm của phương pháp này.

Ưu điểm:

+ Việc mua bán chứng khốn khơng phụ thuộc vào báo cáo tài chính. + Cho phép nhanh chóng phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một mức giá cân bằng mới.

+ Có thể xác định được thời điểm đầu tư lý tưởng. Nhược điểm:

+ Mang tính chủ quan cao dễ dẫn đến sai xót.

+ Đầu tư theo phương pháp này chỉ mang tính dự báo xác suất, khơng phải chắc chắn.

+ Vẫn bị chậm trễ vì đến khi phát hiện ra xu thế thì giá đã chuyển động mạnh.

Dưới đây là tình hình phân tích kĩ thuật diễn biến của thị trường chứng khoán trên cả 2 sàn trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2007 của SSI.

Diễn biến trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh ( HOSE)

Đúng như dự đốn của SSI trong các báo cáo gần đây, chỉ số Vnindex sau khi trở về mức giá hợp lý hơn đã hồi phục mạnh mẽ trong tháng 9. Vào thời điểm cuối tháng 9, Vnindex đạt 1,046 điểm, tăng 15% so với tháng 8. Sự phấn khích của các nhà đầu tư được thể hiện rõ qua khối lượng giao dịch tăng đột biến, đặt biệt là vào thời gian cuối tháng. Khối lượng giao dịch hàng ngày trung bình trong tháng là 6,1 triệu cổ phiếu mỗi ngày, tăng 15% so với thời điểm 3 tháng trước đây.

Như diễn biến thị trường trong tháng 9, chúng tôi cho rằng những mức giá phù hợp hơn của các cổ phiếu niêm yết là tác nhân chính cho đợt hồi phục này. Bên cạnh đó cũng khơng thể khơng kể đến yếu tố tâm lý lạc quan và tin tưởng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi kinh tế Việt nam tăng trưởng tốt,lạm phát được kiểm sốt và kết quả kinh doanh của các cơng ty niêm yết được công bố rất hấp dẫn. Hầu hết những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là những cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ như DXP tăng 56%, LBM và LGC tăng 50%. Trong số 37 cổ phiếu có mức tăng hơn 15%, chỉ có 4 cổ phiếu blue-chip: STB tăng 28%, VSH 19.7%, PPC 18.9% và FPT 15%. .Các cổ phiếu mới niêm yết như ACL, PET và VIC cũng tăng mạnh trong đợt hồi phục này, trong đó đặc biệt PET tăng 59%. Mặt khác, trong số những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất phải kể đến BMC giảm 8.6% và HBC 4.8%. Nhìn tổng thể tồn bộ các cổ phiếu tại HOSE tháng qua, có 107 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu giữ giá và 8 cổ phiếu giảm.

Biểu đồ 2.1: diễn biến Vn-index tháng 9/2007

Diễn biến trên Trung tâm GDCK Hà Nội ( HASTC)

Sau 4 tháng giảm sâu, giao dịch chứng khoán trên HASTC tháng 9 đã có dấu hiệu phục hồi khá mạnh mẽ. Bằng chứng là HASTC Index đã có khuynh hướng đi lên ngay từ những ngày đầu tháng, mặc dù có những phiên điều chỉnh nhẹ trong tháng. Kết thúc tháng 9, HASTC Index đứng ở mức 309.74 điểm tăng 58.46 điểm so với mức đóng cửa 251,28 điểm của tháng trước, tương ứng với mức tăng 23.26% trong vịng một tháng.

Ngồi sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các cổ phiếu đã niêm yết, sự phục hồi mạnh mẽ lần này cịn có sự đóng góp từ hai cổ phiếu mới lên niêm yết trong tháng này là Xi măng Sài Sơn (SCJ) và Công ty Cổ phần Dịch Vụ Kỹ thuật Dầu Khí (PVS)

Đặc biệt PVS với khối lượng cổ phiếu niêm yết lên tới 100 triệu cổ phiếu. Trong vòng 1 tuần giao dịch, Sài Sơn đã gây sốc cho khơng ít nhà đầu tư khi

mà giá của cổ phiếu này đã tăng trưởng 117% so với mức giá chào sàn 72,000/cổ phần.

Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt 39,45 triệu cổ phần gấp hơn hai lần so với mức 19, 42 triệu cổ phần được giao dịch trong tháng trước. Giá trị giao dịch tháng này cũng tăng mạnh mẽ, lên tới 3.649,26 tỷ đồng, gần gấp đôi so với giá trị giao dịch 1.836,87 tỷ đồng trong tháng trước. Bình qn mỗi ngày có khoảng 2,076 triệu cổ phần được giao dịch, tương đương với giá trị giao dịch là 192 tỷ. Đặc biệt là các phiên giao dịch cuối tháng giá trị giao dịch đã tăng lên rõ rệt, trên 400 tỷ, so với mức 80-90 tỷ một ngày trong hai tháng trước.

Các cổ phiếu thuộc nhóm ngành tài chính vẫn có giao dịch sơi động nhất. Tháng này, SSI tiếp tục dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch đạt 1.215,71 tỷ đông, tăng 82,78% so với tháng trước. Tiếp theo là ACB và NTP với giá trị giao dịch lần lượt tăng 67,28% và -4,55% so với tháng trước. Mặc dù mới niêm yết được một tuần, nhưng kết thúc tháng PVS cũng đã giành vị trí thứ tư về giá trị giao dịch, đẩy BVS ra khỏi top 5 cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất tháng . Nếu tháng trước, BCC giành vị trí thứ năm về giá trị giao dịch, thì tháng này vị trí này đã thuộc về cơng ty xi măng khác là BTS.

Xét về khối lượng giao dịch, thì ngồi SSI đứng vị trị thứ nhất và ACB bị tụt xuống vị trí thứ ba, các vị trí khác thuộc về BTS( đứng thứ hai) , TBC (đứng thứ tư) và HNM (đứng thứ 5). Khối lượng giao dịch trong tháng này của SSI đứng ở mức 6,873 triệu cổ phần, tăng 61,53% so với tháng trước. Con số này của ACB đứng ở mức 4,370 triệu cổ phần, tăng 44,09% so với tháng trước.

này nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn bán ra. Chênh lệch mua bán lên tới 1,092 triệu cổ phần. Các cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là SSI với 1,048 triệu cổ phần, tương đương với 2,66% khối lượng giao dịch của toàn thị trường, tiếp đến là BMI với 337.700 cổ phần được mua vào, đứng thứ ba là NTP với 334.300 cổ phần. Tiếp đến là HNM và MPC. Các cổ phiếu được bán ra nhiều nhất là TBC với 1,051 triệu cổ phần, tương đương với 2,66%. Tiếp đến là BMI 300,900 cổ phần, SSI 177,700 cổ phần thứ tư là MPC và HPC.

( Nguồn phịng tư vấn và phân tích đầu tư cơng ty chứng khốn Sài Gịn SSI

)

Biểu đồ 2.2: diễn biến HASTC index tháng 9/2007

Trong tháng 9/2007 SSI đã thực hiện mua vào các cổ phiếu sau: STB, VSH, FPT, PET, LBM, PVS, PVI, HNM và bán ra các cổ phiếu sau STB, KDC, PPC, LBM, SSS, SDT, BVS.

2.2.3 Định giá chứng khoán.

Việc định giá chứng khoán cho ta biết được mức giá chứng khoán bao nhiêu là hợp lý. Các mơ hình định giá chứng khốn phần lớn căn cứ vào các phân tích các chỉ số cơ bản của cơng ty như P/E, EPS, tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty, lợi nhuận hàng năm của công ty, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của doanh thu.

Sử dụng kết quả định giá chứng khốn của phịng tự doanh SSI đối với một chứng khoán cụ thể và các chứng khoán khác cũng tiến hành tương tự.

Dưới đây là kết quả định giá của cổ phiếu SAM trong tháng 9 năm 2007.

Định giá cổ phiếu SAM ngày 25/9/2007 Sử dụng 2 phương pháp đó là:

Thứ nhất : Mơ hình chiết khấu cổ tức

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu của SAM từ năm 2002-2006

Giả định tốc độ tăng trưởng cổ tức tăng đều cho đến năm 2014 từ năm 2015 trở đi tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không.

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Bình quân VCSH 257,238,000,000 552,752,000,000 737,910,000,000 LNST đc 73,095,000,000 103,200,000,000 203,779,000,000 ROE 0.292 0.257 0.284 0.187 0.276 0.259 EPS 4,835 3,562 4,061 5,593 5,531 Co tuc (DPS) 1,600 1,600 1,600 1,600 1,600

LN tái đầu tư 3,235 1,962 2,461 3,993 3,931

b 0.669 0.551 0.606 0.714 0.711 0.650

G 0.169

G' 0.412 0.975 0.693

Bảng2.4: Định giá cổ phiếu SAM theo mơ hình chiết khấu cổ tức

Định giá theo mơ hình chiết khấu cổ tức đó là việc dựa vào các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của cơng ty SAM. Do đó căn cứ vào các chỉ tiêu như vốn

Một phần của tài liệu Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán sài gòn SSI 37 (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w