Các chỉ tiêu liên quan đến nguyên vật liệu được trình bày trên Báo cáo tài chính gồm có:
• Bảng cân đối kế toán
Trên Bảng cân đối kế toán thì chỉ tiêu nguyên vật liệu được trình bày thông qua chỉ tiêu “Hàng tồn kho” (Mã số 141) thuộc phần tài sản ngắn hạn trong phần Tài sản. Chỉ tiêu hàng tồn kho là tập hợp của các TK 151, TK 152, TK 153, TK154, TK155, TK156, TK157, TK158, TK159, trong đó TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) là một chỉ tiêu điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho. Số liệu từ dòng tổng cộng của sổ Cái TK 152 (vào ngày 31 tháng 12 của mỗi năm) được lấy làm cơ sở để tổng hợp số liệu vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” (Mã số 141) sau khi đã kiểm tra đối chiếu các sổ kế toán có liên quan cũng như kết quả kiểm kê nguyên vật liệu tại ngày khoá sổ kế toán năm.
Như vậy, nếu căn cứ vào chỉ tiêu này chúng ta không thể biết chính xác trị giá nguyên vật liệu cuối kỳ mà phải theo dõi từ sổ Cái TK 152 cũng như các biên bản kiểm kê nguyên vật liệu có liên quan.
Biểu số 14 : Trích Bảng cân đối kế toán năm 2007
Công ty TNHH SX và TM Thái Hoà Mẫu số B 01 - DN
D21- Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số: 15//2006/QĐ-
BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007
Đơn vị tính: VND
Tài sản Mã số
Thuyết
minh Số cuối năm (3) Số đầu năm (3)
1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 93.861.594.380 110.688.426.710 IV. Hàng tồn kho 140 53.802.743.582 63.341.821.133 1. Hàng tồn kho 141 V.04 24.080.818.004 9.286.304.751 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 124.927.342.262 151.969.541.706
• Báo cáo kết quả kinh doanh
Nguyên vật liệu thực tế xuất dùng cho sản xuất được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (phản ánh qua TK 621) rồi cấu thành giá vốn hàng bán ra cùng với khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (phản ánh qua TK 632).
Biểu số 15: Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
Công ty TNHH SX và TM Thái Hoà Mẫu số B 02 - DN
D21- Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số: 15//2006/QĐ-
BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh
Năm nay Năm trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 01 169.546.358.725 170.210.324.225
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 157.620.199.183 158.320.183.410 10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 30 5.155.403.433 6.001.252.125
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 50 6.414.713.433 6.825.447.494
15. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp 60 4.618.593.672 4.914.322.196
(Trích nguồn tài liệu tại Phòng kế toán Công ty Thái Hoà)
• Thuyết minh báo cáo tài chính
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” thì trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải trình bày:
- Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp.
- Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Những trường hợp hay những sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố, bảo đảm cho các khoản nợ phải trả.
Biểu số 16: Trích Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Công ty TNHH SX và TM Thái Hoà Mẫu số B 09 - DN
D21- Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (Ban hành theo QĐ số: 15//2006/QĐ-
BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm 2007 (1)
V.Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán.
04 – Hàng tồn kho Cuối năm Đầu năm
- Hàng mua đang đi đường
- Nguyên liệu, vật liệu 24.080.818.004 9.286.304.751
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí SX, KD dở dang 5.590.056.466 1.896.508.725
- Thành phẩm 15.266.388.769 19.059.860.258
- Hàng hoá 5.458.597.223 16.890.245.260
- Hàng gửi đi bán 3.406.883.120 15.970.908.400
- Hàng hoá kho bảo thuế - Hàng hoá bất động sản
Cộng giá gốc hàng tồn kho 53.802.743.582 63.341.821.133
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THÁI HOÀ 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.
3.1.1 Ưu điểm
- Công ty Thái Hoà đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho. Đây là phương pháp tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty. Nó phản ánh đầy đủ, kịp thời và thường xuyên tình hình Nhập - Xuất - Tồn của hàng tồn kho, cung cấp thông tin quản lý về hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng.
- Công ty Thái Hoà áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, là hình thức kế toán có mẫu sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi chép, phù hợp cho việc áp dụng phần mềm máy tính vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
3.1.2 Tồn tại
- Bên cạnh việc ghi chép khá đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều nghiệp vụ không được ghi chép kịp thời theo quy định mà đặc biệt là đối với các nghiệp vụ có liên quan đến nguyên vật liệu.
- Công ty cũng đã tiến hành trích lập dự phòng, song việc trích lập dự phòng còn mang nặng hình thức, chưa phản ánh được đầy đủ mục đích và ý nghĩa của nó. Đối tượng trích lập còn chưa rõ ràng và chính xác; Việc thành lập hội đồng trích lập còn chưa được tiến hành theo đúng quy định của quy chế tài chính hiện hành.
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà. TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm.
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hòa tuy mới gia nhập thị trường hơn mười năm nhưng những thành tựu mà Công ty đạt được rất đáng ghi nhận. Thành tích nổi bật đó chính là việc xây dựng thương hiệu cà phê Arabica trên thị trường thế giới. Với sản lượng xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm và chất lượng ngày càng được khẳng định, Công ty đã thực sự tạo lập thành công một hình ảnh tốt đẹp trong giới kinh doanh.
Để phát huy hơn nữa những thành tựu mà Công ty đã đạt được, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thì việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng sức cạnh tranh qua giảm giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho Công ty phát triển lâu dài. Muốn vậy, công tác quản lý của Công ty phải đảm bảo hợp lý tốt nhất với chi phí là thấp nhất. Điều này đòi hỏi Công ty ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa trong công tác quản lý chi phí nói chung và chi phí nguyên vật liệu nói riêng.
Công tác hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý và điều hành trong đó công tác kế toán nguyên vật liệu là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp tự sản xuất như Công ty Thái Hòa. Với tỷ trọng chiếm khoảng 60- 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt, điều này được thể hiện qua việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu bằng cách hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu. Nếu Công ty quản lý, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho Công ty trên thị trường.Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao, lợi nhuận thu được sẽ càng nhiều.
3.3 Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.
Từ những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán được quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có thể thấy được nổi bật trong đó những nguyên tắc để có thể hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà nói riêng, đó là:
Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.
Ví dụ: áp dụng nhất quán phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho.
- Nguyên tắc thận trọng:
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết.
Ví dụ: Thận trọng, tính toán chính xác khi lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho quá lớn.
Và một số yêu cầu cơ bản:
- Yêu cầu khách quan:
Theo yêu cầu khách quan, các thông tin kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị bóp méo một cách chủ quan.
- Yêu cầu trung thực:
Theo yêu cầu của trung thực, các thông tin và số liệu kế toán về nguyên vật liệu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ phát sinh.
- Yêu cầu đầy đủ:
Theo yêu cầu đầy đủ, mọi nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trong kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. Trường hợp bỏ sót làm sai lệch trọng yếu đến Báo cáo tài chính được coi là không đầy đủ.
- Yêu cầu kịp thời:
Theo yêu cầu kịp thời, các thông tin kế toán nguyên vật liệu phải được phản ánh kịp thời, báo cáo đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.
3.4 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Hoà.
3.4.1 Hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Nhằm tạo điều kiện cho công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu được hiệu quả thì việc tổ chức hạch toán chi tiết khoa học, hợp lý là một việc làm cần thiết tại Công ty Thái Hoà. Để nhằm hoàn thiện kế toán chi tiết nguyên vật liệu, em xin đề xuất một số ý kiến như sau:
Hiện nay thủ tục nhập và xuất kho nguyên vật liệu tại Công ty còn chứa nhiều bất hợp lý, cần hoàn thiện theo hướng sau:
Khi có nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, bộ phận sản xuất xin ý kiến Tổng Giám đốc và Kế toán viết Phiếu xuất kho, Thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất. Trước đây Công ty không xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu do nguyên vật liệu của Công ty phụ thuộc vào mùa vụ, do vậy tình hình sản xuất do vậy cũng bị chi phối và không đều. Hiện nay, ngoài mặt hàng chủ lực là cà phê nhân Công ty còn sản xuất thêm một số mặt hàng cà phê tiêu dùng ngay như cà phê tan sữa, cà phê tan đường, cà phê phin… Như vậy, việc lập kế hoạch sản xuất là cần phải có để đưa tình hình sản xuất vào ổn định. Đi kèm với việc lập kế hoạch sản xuất thì Công ty nên xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu để giảm bớt lượng nguyên vật liệu hao phí do sử dụng không hết, do hư hỏng vì không bảo quản được. Ngoài ra, tránh gây thủ tục rườm rà trong việc xuất nguyên vật liệu cho sản xuất, Tổng công ty nên xây dựng và sử dụng “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức”, xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu. Từng bộ phận sản xuất căn cứ theo hạn mức mà sử dụng nguyên vật liệu.
Số lượng thực xuất trong tháng do Thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức sử dụng được duyệt theo yêu cầu sử dụng và số lượng thực xuất từng lần. Phòng vật tư căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức sử dụng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm để xác định hạn mức được duyệt trong tháng cho từng bộ phận sử dụng:
Hạn mức được duyệt trong tháng =
Số lượng SP sản xuất theo kế hoạch *
Định mức sử dụng vật liệu cho một đơn vị SP Phiếu được lập làm 2 liên và giao cả 2 liên cho bộ phận sản xuất. Khi lĩnh lần đầu, bộ phận sử dụng mang 2 liên đến kho, người nhận nguyên vật liệu ký nhận vào 2 liên ( dòng cuối cùng và ngày lĩnh tương ứng). Lần lĩnh tiếp theo người nhận mang phiếu đến kho nhận không cần ký nhận. Cuối tháng, dù hạn mức còn hay hết, Thủ kho thu cả 2 phiếu và cộng số thực xuất trong tháng để ghi thẻ kho, Thủ kho nộp lại 1 liên cho Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty. Trường hợp chưa hết tháng mà hạn mức được duyệt đã lĩnh hết (do vượt kế hoạch sản xuất, vượt định mức sử dụng nguyên vật liệu…), bộ phận sản xuất muốn xin thêm phải xin được cấp
“Phiếu xuất kho” hoặc “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức” mới có xác nhận của Tổng Giám đốc hoặc Trưởng phòng vật tư. Mẫu “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức” như sau:
Biểu số 17:
PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
Ngày… tháng…năm2008
Lý do xuất: Xuất tại kho:
TT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số ĐV tính Hạn mức được duyệt Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày … Cộng Cộng Ngày…tháng….năm2008 Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Phòng vật tư (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên)
3.4.1.2 Hoàn thiện việc sử dụng tài khoản nguyên vật liệu và lập sổ danh điểm nguyên vật liệu nguyên vật liệu
Công ty đã sử dụng tài khoản 152, chi tiết theo từng nhóm nguyên vật liệu. Tuy nhiên, trên TK 152.2 “Nguyên vật liệu phụ” của Công ty có quá nhiều chủng loại vật liệu có vai trò, công dụng khác nhau. Vì vậy, để tiện cho công tác quản lý nguyên vật liệu Công ty nên mở thêm tiểu khoản 152.4 “Phụ tùng thay thế” và tiểu khoản 152.8 “Vật liệu khác”. Như vậy, tài khoản 152 tại Công ty sẽ được chi tiết thành các tiểu khoản như sau:
- TK 152.1 Nguyên vật liệu chính - TK 152.3 Nhiên liệu
- TK 152.4 Phụ tùng thay thế (vòng bi, sàng lọc, dây điện…) - TK 152.8 Vật liệu khác
Bên cạnh đó, Công ty nên lập sổ danh điểm nguyên vật liệu cho từng kho theo từng loại kích thước, công dụng, tính chất để tiện thống nhất giữa các xưởng và việc lập bảng kê, báo cáo nhập - xuất - tồn kho. Bộ phận quản lý nguyên vật liệu có thể dùng số tự nhiên để quy ước dần theo từng chủng loại nguyên vật liệu. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho Kế toán giảm nhẹ công việc ghi sổ và thuận tiện trong việc cập nhật số liệu vào máy tính nhanh chóng. Việc quy ước như sau:
- Ba số tự nhiên đầu tiên: biểu thị loại tài sản của Công ty
- Số thứ tự thứ tư: biểu thị vai trò nguyên vật liệu, vị trí của nguyên vật liệu trong