Tổ chức thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 56 - 63)

nghiên cứu

2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện

Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương và thành phố Hà Nội về chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, như: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND, ngày 02/11/2018 về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải

sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/3/2016 của UBND thành phố Hà Nội về Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; văn bản số 922/UBND-ĐT ngày 31/3/2021 về việc phân công nhiệm vụ thực hiện các giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn theo Chỉ thị 41/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội; theo đó, đối với quản lý vệ sinh mơi trường, cấp huyện có nhiệm vụ đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các khu tập kết rác thải sinh hoạt có phạm vi phục vụ nội huyện; Quản lý, duy trì vệ sinh mơi trường: quét hút; rửa đường, hè; thu gom, vận chuyển chất thải và công tác vệ sinh mơi trường khác trong tồn bộ phạm vi địa giới hành chính (trừ các đường cao tốc); Quản lý, vận hành và duy trì các khu tập kết rác thải sinh hoạt có phạm vi phục vụ nội huyện do cấp huyện đầu tư; Chỉ đạo và hướng dẫn trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường tại địa phương, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Huyện Hồi Đức đã xây dựng các kế hoạch triển khai quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, lồng ghép trong kế hoạch xây dựng nơng thơn mới thực hiện tiêu chí số 17 về xây dựng cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; đảm bảo nguyên tắc ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người; mọi hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan

2.3.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền

Phổ biến, tuyên truyền chính sách đóng vai trị quan trọng trong việc đưa chính sách vào cuộc sống, nâng cao kiến thức, hiểu biết cho các chủ thể thực hiện và người dân góp phần đạt được mục tiêu đã đề ra bằng các biện pháp phù hợp. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong cơng tác thực thi chính sách hàng năm. Từ kết quả phân tích cho thấy, Chương trình quản lý rác thải sinh hoạt được các cấp, các ngành của địa phương triển khai đồng bộ với nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau. Kế hoạch tuyên truyền được lồng ghép thực hiện trong nhiều chương trình thực hiện khác nhau, như: tuyên truyền, phổ biến xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; tuyên truyền thực hiện phát triển sản xuất làng nghề gắn với bảo vệ mơi trường, … Hình thức thực hiện đa dạng phù hợp với từng đối tượng chính sách. Đối với cán bộ thực hiện chính sách thường xuyên được phổ biến chính sách bằng hội nghị, tập huấn, đào

xử lý chính sách; đối với người dân thơng qua các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan truyền thanh tuyên truyền, phổ biến đến từng hội viên theo kế hoạch của hội.

Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của công tác tuyên truyền bảo vệ mơi trường, đồn thể, chính trị xã hội của huyện đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân. Nhiều phong trào như cuộc vận động "Tồn dân khơng vứt, đổ rác ra đường và nơi công cộng" gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình "Ba sạch" (Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) thực hiện phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nơng thơn mới", phong trào "Tồn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Hồi Đức triển khai mơ hình "Sạch đồng ruộng". Nhờ vậy, trên ruộng đồng ở địa phương này đã giảm hẳn tình trạng vứt túi nilon, chai lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi; kênh mương nội đồng được khơi thơng sạch sẽ. Đáng nói, nhận thức của chị em phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh ngày được nâng cao. Nhờ sự vào cuộc tích cực của các đồn thể địa phương nên nhiều xã khơng cịn tình trạng làm mất vệ sinh mơi trường, cảnh quan, như: tại xã Tiền Yên, được sự hỗ trợ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hội Nơng dân huyện Hồi Đức, nhân dân địa phương đã thực hiện khá hiệu quả mơ hình thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, sử dụng rác hữu cơ làm phân bón cho cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm sạch đồng ruộng.

Bảng 2.10. Tình hình triển khai hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) 2019/2018 2020/2019 BQ 1 Tổ chức hội nghị Số hội nghị Buổi 7 9 11 128,57 122,22 125,35 Số người tham gia Người 393 472 598 120,10 126,69 123,35 2 Tờ rơi, tờ bướm Chiếc 3.348 4.814 5.100 143,79 105,94 123,42

3 Pano, apphich Chiếc 61 71 88 116,39 123,94 120,11

4 Hỗ trợ thùng

chứa rác

Cái

172 186 193 108,14 103,76 105,93

Nguồn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức (2020)

Đối với hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt, UBND huyện giao Ban QLDA ĐTXD phối hợp các hội, như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về quản lý

RTSH. Lấy nền tảng là phụ nữ; thanh niên, cựu chiến binh, các thành viên khác là lực lượng hỗ trợ, UBND huyện và Ban QLDA ĐTXD đã tổ chức hội nghị trao đổi và hướng dẫn hướng dẫn cách phân loại rác sinh hoạt và chứa RTSH đúng cách. Qua bảng 2.10 cho thấy năm 2018 trên địa bàn toàn huyện đã tổ chức được 7 hội nghị với tổng số người tham gia là 393 người. Năm 2020 có 11 hội nghị với 598 người tham gia. Đồng thời Ban QLDA ĐTXD đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thơng tin & Thế thao và các hợp tác xã triển khai đưa hình ảnh phân loại rác vào pano, apphich tại các nơi cơng cộng. Năm 2018, huyện Hồi Đức đã phát 3.348 tờ rời, tờ bướm về phân loại RTSH tới người dân, treo hơn 61 pano, apphich về phân loại rác. Năm 2020, đã phát 5.100 tờ rơi, tờ bướm về phân loại RTSH tới người dân, treo 88 pano, apphich về phân loại rác.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai các kế hoạch tuyên truyền của Thành phố liên quan đến bảo vệ mơi trường nói chung, quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Chẳng hạn: Năm 2020, huyện xây dựng kế hoạch số 154/KH-UBND, ngày 26/6/2020 về triển khai kế hoạch tìm hiểu pháp luật về bảo vệ mơi trường và quy tắc ứng xử gắn với bảo vệ môi trường nhằm hưởng ứng ngày Pháp luật trên địa bàn huyện. Theo thống kê trên trang thông tin điện tử của thành phố Hà Nội, đến nay huyện Hoài Đức đứng thứ 2/10 đơn vị quận, huyện thuộc Khu vực thi số 02 của Thành phố với trên 10.550 bài dự thi; trong đó có 3.200 bài dự thi của cán bộ, cơng chức huyện, xã, thị trấn. Một số xã có tỷ lệ bài dự thi của công dân đạt cao như: La Phù, Kim Chung và An Thượng…

Kết quả của các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về thực hiện pháp luật bảo vệ mơi trường, chương trình xây dựng nơng thơn mới và chính sách quản lý rác thải sinh hoạt được lồng ghép đã góp phần nâng cao kỹ năng cho cán bộ, nhận thức của người dân; qua đó, thay đổi hành vi, ứng xử của đối tượng tham gia cùng hướng đến mục tiêu chung về quản lý rác thải sinh hoạt.

2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện

Công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Hồi Đức hiện nay đã có sự tham gia, phối hợp của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, mỗi cấp, mỗi ngành đều có trách nhiệm và giữ vai trị quan trọng trong công tác quản lý RTSH, để cơng tác quản lý RTSH có hiệu quả cao, cần có sự liên kết chặt chẽ thống nhất giữa các bên liên quan từ đó giúp cải thiện mơi trường nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Ủy ban nhân dân huyện giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt của các đơn vị trên địa bàn huyện. Thông qua Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, UBND huyện quản lý tình hình rác thải cũng như vệ sinh mơi trường của các xã. Dưới các xã, thị trấn là chính quyền thơn, tại đây có thành lập các tổ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Huyện Hoài Đức là huyện khá rộng nên việc quản lý rác thải cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Có những xã, thị trấn tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và vận chuyển ra các bãi tập kết để xe chở rác của Hợp tác xã Thành Công vận chuyển về bãi tập kết rác chung của Thành phố. Hình thức này cịn phụ thuộc lớn vào kinh phí phục vụ vận chuyển và xử lý rác và các điều kiện như giao thông cho các xe vận chuyển.

Hình 2.5. Quản lý rác thải sinh hoạt huyện Hồi Đức

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Ghi chú: Công tác chỉ đạo quản lý

Sự tác động qua lại

Qua sơ đồ 3.2, công tác quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Hoài Đức hiện nay như sau;

Ban QLDA ĐTXD UBND huyện

Hợp tác xã Thành Công

Tổ thu gom của các thôn

Hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh UBND các xã, thị trấn

UBND huyện: Có trách nhiệm tổ chức quản lý RTSH trên địa bàn huyện, công

khai quy hoạch quản lý RTSH, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn huyện.

Ban QLDA ĐTXD: Là cơ quan được UBND huyện giao trách nhiệm tổ chức

thu gom, vân chuyển rác thải trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp, xây dựng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt, Ban QLDA ĐTXD huyện có trách nhiệm hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải với Hợp tác xã Thành Công, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn trong vấn đề thu gom, xử lý rác thải.

Hợp tác xã Thành Công: Là đơn vị thực hiện hợp đồng dịch vụ vận chuyển,

xử lý RTSH theo hợp đồng ký với Ban QLDA ĐTXD, cơng ty có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ nhu cầu nhân lực vật lực để thực hiện trách nhiệm trong việc vận chuyển, xử lý RTSH tại các điểm tập kết trên địa bàn huyện theo đúng hợp đồng của mình đã ký.

UBND các xã, thị trấn: Có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền vận động

kiểm tra giám sát quá trình thu gom, vận chuyển RTSH của các thôn trên địa bàn, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo giám sát việc thành lập và hoạt động của tổ vệ sinh mơi trường của các thơn trên địa bàn.

Chính quyền thơn: Có trách nhiệm thành lập, quản lý và giám sát hoạt động

của các tổ vệ sinh mơi trường do mình thành lập, quy định cụ thể và thông báo cơng khai mức phí thu gom, thời gian thu gom vận chuyển và xử lý RTSH , phổ biến kiến thực quản lý RTSH.

Tổ vệ sinh môi trường: Thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng RTSH từ

nguồn phát sinh trong các khu vực được chính quyền thơn giao quản lý, đến điểm tập kết hoặc đến bãi chôn lấp rác thải của thôn, đối với các thơn có bãi chơn lấp RTSH, tiến hành xử lý RTSH theo hình thức chơn lấp.

Hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh: Có trách nhiệm

nộp phí vệ sinh hàng tháng đầy đủ và đúng hạn theo mức phí đã được chính quyền thơn thống nhất, đồng thời có trách nhiệm trong việc thu gom RTSH hợp vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường.

2.3.4. Theo dõi, đơn đốc, đánh giá thực hiện chính sách

Nhận thức phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ mơi trường, huyện Hồi Đức luôn xác định bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Thành phố, huyện Hoài Đức đã ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch về bảo vệ môi trường. Các xã, thị trấn của huyện đã đưa các chỉ tiêu về môi trường vào Nghị quyết lãnh đạo hằng năm. Ở nhiều địa phương đã hình thành nhiều tổ tự quản thu gom rác thải sinh hoạt, đầu tư các cơng trình hạ tầng bảo vệ mơi trường như: Hệ thống cấp thốt nước, cải tạo ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, trồng cây xanh ở các cơng trình cơng cộng. Chỉnh trang cải tạo nghĩa trang, xây dựng đúng quy hoạch bảo đảm các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở các kế hoạch, chỉ tiêu hàng năm, định kỳ là cơ sở để cơ quan phối hợp theo dõi, đơn đốc thực hiện, nhất là Phịng Tài ngun và Mơi trường định kỳ có kế hoạch kiểm tra tại các cơ sở. Cùng với kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp là cơ sở để đánh giá tiến độ, năng lực, hạn chế để tìm giải pháp đẩy mạnh thực hiện mục tiêu về quản lý rác thải. Các cơ quan quản lý thường xuyên phân công cán bộ xuống các xã, thị trấn, phối hợp với các địa phương đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, nắm bắt các vấn đề phát sinh về rác thải để kịp thời chỉ đạo xử lý. Cùng với đó, UBND các xã, thị trấn thực hiện giám sát công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn. Bàn giao cho HTX Thành Công thu gom, vận chuyển hết rác thải ở các thơn, ngõ, xóm ngay trong ngày. Đồng thời, thực hiện rà soát, xây dựng lại cơ chế quản lý, giám sát công nhân thu gom rác ở các xã, thị trấn để có hiệu quả. Xây dựng lộ trình và thời gian cụ thể cho việc thu gom và vận chuyển rác thải, không để rác tồn ở các điểm tập kết và ở đầu các ngõ, xóm...

2.3.5. Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách

Địa phương đã có triển khai hiệu quả phương pháp đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm với sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành, nhất là đã huy động được sự tham gia của người dân thơng qua các tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, gắn với triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới, quản lý ngành tài ngun mơi trường. Nhìn chung thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội khá hiệu quả, minh chứng cho điều này: Huyện đạt được mục tiêu đề ra về xây dựng nông thôn cấp

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN (Trang 56 - 63)