Tổng quan về Thành phố Long Xuyên, tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ (Trang 35 - 39)

2.1.1 Về điều kiện kinh tế xã hội tỉnh An Giang

- Về vị trí địa lý

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sơng Cửu Long. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, Đơng Nam giáp TP Cần Thơ, phía Tây giáp Kiên Giang và Tây Bắc giáp Campuchia. Diện tích tự nhiên: 3.537 km²; dân số 2,14 triệu người, trong đó dân thành thị chiếm 29% và nông thôn chiếm 61%; mật độ dân số 600 người/km2.

- Về điều kiện tự nhiên

Thành phố Long Xuyên là tỉnh lỵ, trung tâm, kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang. Thành phố nằm bên bờ sông Hậu, Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 12,446 km. Đông Bắc tiếp giáp với huyện Chợ Mới, Tây giáp huyện Thoại Sơn với chiều dài đường ranh giới là 10,054 km. Nam giáp quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ. Thành phố Long Xun có diện tích nội thành là 85,605 km², chiếm khoảng 74,46% diện tích đất tự nhiên. Là một trong những trung tâm đô thị lớn của vùng đồng bằng sơng Cửu Long; Long Xun có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 11 phường và 2 xã.

- Về tình hình kinh tế xã hội

Long Xuyên là miền quê đậm đà bản sắc của người Việt lâu đời được mệnh danh vùng quê hương của chủ tịch Tơn Đức Thắng,có thể nói Thành phố Long Xuyên là tỉnh lỵ kinh tế phát triển, của tỉnh An Giang, Thành phố Long Xun có nhiều khu cơng nghiệp như (KCN Mỹ Quý,Mỹ Thạnh) nhiều

cụm cơng nghiệp làng nghề Mỹ Hồ Hưng, Mỹ Khánh đã thu hút nhiều nhà đầu tư, tạo nhiều việc làm cho nhiều người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, ổn định thu nhập.

Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 20/12/2019 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã năm 2020. Thành phố Long Xuyên đã thực hiện đạt và vượt 09/09 chỉ tiêu, thành phố có 02/02 xã được cơng nhận đạt chuẩn “xã nơng thơn mới”; trong đó xã Mỹ Hịa Hưng đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao.

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng luôn đạt tốc độ phát triển cao và bền vững với sự đóng góp nguồn lực của nhiều ngành như thương mại, du lịch, chế biến.

2.1.2. Về nguồn nhân lực của Thành phố Long Xuyên

Thành phố Long Xuyên là tỉnh lỵ, trung tâm, kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang, được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào ngày 23/7/2020 theo Quyết định số 1078/QĐ-CP.

Trong những năm qua, thành phố Long Xuyên đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư các cơng trình hạ tầng giao thơng, hạ tầng đô thị, các dự án trọng điểm góp phần chỉnh trang đơ thị. Trong khi tình hình kinh tế nói chung đang ở thời kỳ suy thối hết sức khó khăn, tốc độ phát triển chậm lại. Nhưng riêng Thành phố Long Xuyên trong 3 năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ được mức tương đối ổn định. Năm 2015 tốc độ tăng trưởng 15,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Cơng nghiệp – xây dựng 71,5%; thương mại – dịch vụ 25%; nông nghiệp 3,5%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 5,590 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 169,7 tỷ đồng; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ đạt 5.206 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 726,7 tỷ đồng; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn

hóa thơng tin, giải quyết việc làm giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội… có nhiều tiến bộ đạt kết quả khá, đời sống của nhân dân được nâng lên.

Luật BHYT ra đời từ năm 2008 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014, là cơ sở pháp lý thể chế hóa quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế cơng thông qua BHYT tồn dân theo định hướng cơng bằng, hiệu quả và phát triển. Luật Bảo hiểm y tế, đánh dấu bước phát triển và hồn thiện chính sách pháp luật về BHYT, hướng tới mục tiêu bao phủ toàn dân và phát triển hệ thống y tế theo định hướng công bằng, hiệu quả. Triển khai thực hiện Luật, Chính phủ và liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện.Đảng ta xác định rõ quan điểm mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách BHYT nhưng phải có bước đi và lộ trình phù hợp, thống nhất, đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quan điểm: Mở rộng và hồn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện sự quan tâm, luôn chăm lo tới cuộc sống, sức khỏe người dân của Đảng và Nhà nước ta, là mục tiêu phấn đấu và bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Tính tồn diện, quyết liệt trong quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta được thể hiện ở việc nhận định và yêu cầu trách nhiệm thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHYT đối với các doanh nghiệp và cả mỗi người dân, nhằm khắc phục hạn chế, nhược điểm trốn đóng, nợ đọng nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHYT cho người lao động; đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm tham gia, chấp hành nghĩa vụ đóng góp xây dựng Quỹ BHYT của mỗi người dân,

trước hết vì cuộc sống, sức khỏe của chính bản thân, đến gia đình và cộng đồng xã hội.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020 đã tạo ra nhiều thay đổi đối với việc thực hiện chính sách về BHYT. Cả hệ thống chính trị và các cấp chính quyền đều nhận thức việc thực hiện chính sách BHYT là mang ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó, tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020, BHXH Việt Nam được giao chịu trách nhiệm tồn diện trước Chính phủ và chính quyền địa phương về việc mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế; tổ chức triển khai thực hiện; phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Dưới sự lãnh đạo của hệ thống chính quyền các cấp trong q trình thực hiện Quyết định 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, BHYT không ngừng gia tăng số người tham gia, độ bao phủ tham gia BHYT của các địa phương đạt trên 90%. Điều này cho thấy, chính sách BHYT là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đem lại quyền và lợi ích chính đáng cho người dân.

Về đội ngũ cán bộ: thực hiện mơ hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp thành phố và 13/13 phường, xã, thành lập Văn phòng Thành ủy-HĐND-UBND, Văn phòng khối Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội cấp thành phố và phường ,xã,thực hiện nhất thể hóa một số chức danh thuộc cơ quan Đảng, nhà nước có chức danh tương đồngcấp thành phố và thực hiện kiêm nhiệm các chức danh cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp xã,sáp nhập 04 đơn vị sự nghiệp;triển khia tự chủ tài chính đối với 04 đơn vị;giải thể 10 ban chỉ đạo; sáp nhập 14 Ban Chỉ đạo thành 07 Ban chỉ đạo.Qua sắp xếp tổ chức bộ máy giảm được 02 đơn vị sự nghiệp, 197

người lao động,05 tổ chức đảng,38 tổ chức đảng trực thuộc đảng ủy cơ sở, tiết kiệm ngân sách trên 5700 triệu đồng.

- Về năng lực cán bộ, công chức: Hầu hết cán bộ, công chức thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, lối sống và ý thức kỷ luật tốt, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương, có tinh thần đồn kết nội bộ, thái độ ứng xử văn hóa, ân cần khi giao tiếp, làm việc với cán bộ và nhân dân, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ.

2.2. Tình hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)