Thứ nhất, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, vấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng dân được coi là yêu cầu trung tâm của nội dung về Nhà nước pháp quyền, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đáp ứng được những u cầu đó thì vai trị của pháp luật được đề cao, cơ quan áp dụng pháp luật là Tịa án trong hoạt động của mình phải đảm bảo việc xét xử đúng đắn, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp đó. Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Khi có hành vi phạm tội xâm hại đến tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì họ có quyền u cầu người có trách nhiệm bồi thường đền bù những thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra. Điều này đã được khẳng định tại Hiến pháp 2013 “các
quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Cụ thể hóa
qui định của Hiến pháp, BLTTHS 2015 cũng qui định nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân “Khi tiến hành tố tụng,
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân”.
Thứ hai, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tạo nên sự thống nhất trong việc áp dụng các tình tiết để giải quyết vụ án hình sự có u cầu bồi thường thiệt hại, tránh được trường hợp mâu thuẫn về quan điểm giải quyết vụ án giữa Tịa hình sự và Tịa dân sự. Khi vấn đề dân sự được xem xét giải quyết trong vụ án hình sự, người tiến hành tố tụng mà cụ thể ở đây là Hội đồng xét xử sẽ có cái nhìn khách quan, tồn diện về tồn bộ nội dung vụ án, từ đó có thể ra quyết định về việc bồi thường thiệt hại phù hợp, đúng qui định pháp luật; ngược lại, khi vấn đề dân sự khơng được xem xét giải quyết trong vụ án hình sự thì có thể xảy ra trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn mặc dù trước đó hành vi gây nên thiệt hại cho nguyên đơn đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, giữa hành vi phạm tội và thiệt hại mà nguyên đơn yêu cầu khởi kiện có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Thứ ba, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự qui định trình tự, thủ tục xác định sự thật khách quan của vụ án, chứng minh tội phạm mà kết quả cuối cùng là bản án hình sự kết tội cũng như giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự nếu có sự gây thiệt hại. Vì vậy, việc chứng minh vấn đề dân sự và giải quyết thấu đáo nó thì mới giải quyết tốt trách nhiệm hình sự (nhất là vấn đề trách nhiệm dân sự có ảnh hưởng đến việc định tội và định khung hình phạt) và sẽ nâng cao sức thuyết phục của bản án hình sự.
Thứ tư, khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết vụ án cho cả cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Nếu vấn
đề dân sự không được giải quyết trong vụ án hình sự thì người bị thiệt hại sẽ phải khởi kiện theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự, họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự với nhiều thủ tục pháp lí khác nhau, điều này sẽ làm người bị thiệt hại mất rất nhiều thời gian, cơng sức, tiền bạc. Về phía cơ quan tiến hành tố tụng, Nhà nước cũng sẽ tốn chi phí, nhân lực để giải quyết lại một vấn đề mà lẽ ra đã có cơ sở quyết định ngay khi xét xử phần hình sự.
Thứ năm, vụ án hình sự có phát sinh vấn đề dân sự cần giải quyết sẽ là động lực để người tham gia tố tụng tích cực tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, điều này cũng góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình giải quyết vụ án hình sự. Bởi vì, người bị thiệt hại sẽ được hưởng lợi từ kết quả xác minh thiệt hại của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như sự nhanh chóng của thủ tục tố tụng hình sự trong khi nếu giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn dân sự tự bản thân người bị thiệt hại phải có trách nhiệm chứng minh cho tồn bộ u cầu khởi kiện của họ. Ngược lại, khi người bị thiệt hại tích cực tham gia tố tụng phía cơ quan tiến hành tố tụng cũng gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình chứng minh thiệt hại thực tế do hành vi phạm tội gây ra, đẩy nhanh tiến trình giải quyết vụ án.
Thứ sáu, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là có lợi cho bị cáo bởi vì bị cáo có thể được tính thêm một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Nếu đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự và Tịa án tun là có tội thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với bị cáo, nó sẽ là cơ sở để Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết về mức hình phạt đối với bị cáo sau khi cân nhắc giữa hành vi phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thứ bảy, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự giúp nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ thẩm phán nói riêng và Hội đồng xét xử nói chung, tạo nên sự chuyên nghiệp cho họ trong khi giải quyết cả án hình sự lẫn án dân sự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như đã phân tích, nhiệm vụ trọng tâm của q trình giải quyết vụ án hình sự là chứng minh tội phạm và xác định người thực hiện hành vi phạm tội, vì vậy khơng nên mở rộng phạm vi các vấn đề dân sự được kết hợp giải quyết trong vụ án hình sự để tránh trường hợp kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Theo quan điểm của tác giả, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là việc Tòa án xem xét giải quyết những yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm do hành vi phạm tội gây ra hoặc có liên quan đến hành vi phạm tội nhưng khơng thuộc nội dung xử lí vật chứng và việc áp dụng biện pháp tư pháp trong các vụ án hình sự. Hay nói cách khác, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ nên giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo qui định tại Chương XXI BLDS 2015 và những thiệt hại này phải do tội phạm gây ra hoặc có liên quan đến hành vi phạm tội. Nếu khơng có tội phạm thì khơng đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại. Từ phạm vi các vấn đề dân sự sẽ được giải quyết trong vụ án hình sự đã xác định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiếp tục chứng minh các điều kiện để vấn đề dân sự được xem xét giải quyết, bao gồm: phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật (hành vi phạm tội), giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự , Tịa án - chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải quyết vấn đề này cần làm rõ quan hệ pháp luật tranh chấp là gì, ai là người bị thiệt hại, ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức độ thiệt hại xảy ra, yêu cầu của người bị thiệt hại… để từ đó xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể, yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại. Muốn như vậy, về mặt nội dung, khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Tịa án phải vận dụng những qui định của BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, về mặt hình thức Tịa án cần áp dụng những qui định của BLTTHS 2015 trên cơ sở kết hợp với một số qui định của BLTTDS 2015.
Khi vấn đề dân sự được xem xét giải quyết trong vụ án hình sự sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với bị cáo, giúp bị cáo có thêm một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,
ảnh hưởng đến phán quyết của Hội đồng xét xử trong việc đưa ra mức hình phạt đối với hành vi phạm tội. Mặt khác, đối với bị cáo - là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại việc kết hợp giải quyết này sẽ giúp bị cáo tự ý thức được hậu quả thiệt hại do mình gây ra, từ đó hình thành nên trách nhiệm trong việc khắc phục thiệt hại cho người bị thiệt hại. Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự cịn giúp vụ án được giải quyết triệt để hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của những người bị thiệt hại và các cơ quan tiến hành tố tụng. Sẽ khơng cần thiết nếu có hai loại cơ quan áp dụng hai thủ tục tố tụng khác nhau để chỉ giải quyết một vấn đề thuộc về dân sự mà lẽ ra đã có cơ sở quyết định ngay khi xét xử phần hình sự; đồng thời giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự khắc phục được những khó khăn trong việc tổ chức phiên tịa dân sự, do bị cáo (có nghĩa vụ bồi thường) đang phải chịu hình phạt. Về phía người bị thiệt hại nếu vấn đề dân sự khơng được xem xét giải quyết trong vụ án hình sự thì họ phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của một nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự với nhiều thủ tục pháp lí phức tạp, mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.
Tóm lại, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bị cáo và người bị thiệt hại cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng; giúp vụ án hình sự được xem xét giải quyết tồn diện, từ đó nâng cao uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng và pháp luật nói chung, góp phần vào cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chương 2
QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ