vụ án hình sự
BLTTHS 2015 khơng quy định cụ thể việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng mà chỉ qui định việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, để kịp thời khắc phục hậu quả, ở dai đoạn điều tra,
truy tố cơ quan điều tra và diện kiểm sốt có quyền giải quyết trả lại tài sản cho người có tài sản liên quang đến vụ án nhưng bản thân họ được xác định là không liên quang đến vụ án hình sự đó. Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết bởi tòa án bằng một bản án là giải quyết cuối cùng. Chỉ có tịa án mới có quyền tách vấn đề dân sự ra để giải quyết theo thủ tục TTDS. Tịa án là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bởi vì xét xử là chức năng đặc thù của Tòa án. Bản chất của xét xử chính là việc giải quyết tồn bộ nội dung vụ án. Các vấn đề Hội đồng xét xử phải giải quyết khi nghị án bao gồm: vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay khơng; tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; có hay khơng có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng; hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Như vậy, trước khi ra bản án thì Hội đồng xét xử phải xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại (bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan), xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể phải có nghĩa vụ bồi thường (bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan) hay nói cách khác Hội đồng xét xử cần xem xét giải quyết trong vụ án hình sự phần trách nhiệm dân sự liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại của chủ thể có quyền yêu cầu.
Đối với chủ thể có thẩm quyền giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự , khi nghiên cứu qui định của BLTTHS Liên bang Nga, BLTTHS Trung Hoa và BLTTHS Thái Lan tác giả nhận thấy rằng các BLTTHS này đều xác định rõ chủ thể có thẩm quyền trong giai đoạn này là Tịa án. Tuy nhiên, quy định như vậy thì chưa phát huy hết ý nghĩa nhân văn trong giải quyết vấn đề dân sự khi vụ án hình sự bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc được bị cáo được tuyên vô tội. Theo ý kiến tác giả trong trường hợp này trách nhiệm dân sự của bị cáo khi gây ra thiệt hại bởi hành vi của mình đối với những người có quyền lợi liên quan đến vụ án hình sự thì Tịa án tách vấn đề dân sự ra để giải quyết theo thủ tục TTDS