Thực tiễn giảiquyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ (Trang 60 - 65)

3.1.1. Những kết quả đạt được

Theo báo cáo tổng kết ngành Tịa án năm 2013 thì “Số lượng các vụ án hình

sự tăng hơn cùng kì năm trước tập trung vào các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người như: giết người, hiếp dâm trẻ em và các tội xâm phạm sở hữu như: cướp tài sản, trộm cắp tài sản”. Đối với loại tội phạm

này phần lớn đều có vấn đề dân sự cần phải giải quyết. Để có cái nhìn chính xác hơn về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự , tác giả đã thu thập số liệu thống kê tỉ lệ án giải quyết của ngành Tòa án và của Tòa án nhân dân thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, cụ thể được thể hiện qua các biểu đồ tại phần phụ lục kèm theo.

Số việc dân sự trong vụ án hình sự thực hiện ở tỉnh Đồng Nai

Bảng tổng hợp số vụ việc thụ lí và giải quyết từ năm 2015 đến năm 2019. Năm Tổng số vụ việc Số vụ việc đã giải quyết Tỉ lệ

2015 7.090 4062 57,29% 2016 543 354 64,19% 2017 672 386 57,44% 2018 5.751 2.842 49,41% 2019 789 379 48,03%

Từ bảng thống kê trên cho thấy những năm 2015 và 2018, tình hình tội phạm tăng cao và số vụ việc được giải quyết có tỉ lệ chưa cao. Đây là những vụ án hình sự có giải quyết vấn đề dân sự.

Bảng tổng hợp số vụ án hình sự có vấn đề dân sự được giảiquyết đồng thời với vụ án hình sự bị kháng cáo, kháng nghị ở Tòa án Nhân dân Tối cao từ

năm 2012- 2016. Năm Tổng số vụ án hình sự phúc thẩm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, nhóm tội xâm phạm sở hữu và tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ

Kết quả xét xử phúc thẩm thuộc nhóm tội xâm phạm, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, nhóm tội xâm phạm sở hữu và tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ.

Y án Sửa án phần trách nhiệm dân sự Kết quả khác Năm 2012 10.612 vụ/15.809 bị cáo 7823 (73,71%) 360 (3,39%) 2490 (23,46%) Năm 2013 10.897 vụ/16.422 bị cáo 8026 (73,65%) 313 (2,86%) 2558 (23,47%) Năm 2014 11.274 vụ/16.418 bị cáo 7455 (66,12%) 348 (3,08%) 3471 (30,78%) Năm 2015 10.468 vụ/15.373 bị cáo 6298 (60,16%) 273 (2,60%) 3897 (37,22%) Năm 2016 9.583 vụ/13.869 bi cáo 5732 (58,81%) 235 (2,45%) 3616 (37,73%)

Theo kết quả khảo sát trên, có thể thấy tỉ lệ giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự có liên quan đến vấn đề dân sự nói riêng mà Tịa án thụ lí trong những năm qua đều chiếm số lượng lớn và ngày càng đa dạng, phức tạp. Số lượng án bị kháng cáo, kháng nghị trong nhóm tội có liên quan đến việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chiếm tỉ lệ cao, tuy nhiên nhìn chung là y án, số lượng án bị hủy, sửa không nhiều. Điều này cho thấy đa số các trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã làm tốt nhiệm vụ của mình, tỉ lệ giải quyết các vụ án hình sự năm sau ln cao hơn năm trước, đáp ứng tinh thần cải cách tư pháp và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn tình trạng vụ án hình sự có giải quyết vấn đề dân sự bị sửa phần trách nhiệm dân sự hoặc bị hủy phần trách nhiệm dân sự, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở phần sau.

3.1.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Những hạn chế, bất cập

Khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, Tịa án cần đưa đầy đủ các chủ thể là nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

hoặc bị đơn dân sự gia tham gia tố tụng làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ.Đồng thời, Tòa án cũng cần quan tâm hơn nữa việc bồi thường về tinh thần theo qui định nhằm tránh gây thiệt thòi cho bên bị hại khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hính sự.

Ví dụ 1 : Trong bản số 94/2009/HSST ngày 19/11/2009 của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai mà tôi tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị hại (có bản án đính kèm), xét xử sơ thẩm vụ án “giết người”và “cướp tài sản”, bị cáo Lê Văn Bình (tên gọi khác: Xếch), sinh ngày 01/8/1991 tại xã Đơng Thanh, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Người bị hại ơng Ngọc Siu Nam, sinh năm 1955, tại số 300, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành (nay thuộc TP.Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, hành nghề chạy xe ôm. Tôi là người đại diện theo ủy quyền cho người bị hại. Về phần bồi thường dân sự, người bị hại đề nghị bồi thường các chi phí chửa trị vết thương, sửa chửa xe mơ tơ và các chi phí khác (mất thu nhập của vợ chồng trong thời gian nghỉ việc, tổn thất về tinh thần của bản thân, vợ, con,mẹ già) tổng cộng là 68.256.000đ. Nhưng Tòa chỉ xem xét và giải quyết bồi thường đối với một mình bị hại với số tiền 18.422.845đ. Cụ thể là Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên đã bỏ sót phần bồi thương thiệt hại đối với phần thu nhập bị mất của người vợ là cơng nhân phải nghỉ việc chăm sóc chồng (bị hại); đồng thời phần bồi thường về tinh thần Tịa án cũng khơng giải quyết.

Ví dụ 2: Trong bản án số 09/2013/HSST, ngày 10/01/2013 của Tòa án nhân dân TP Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai (có bản án đính kèm), xét xử sơ thẩm vụ án “ Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, bị cáo là Nguyễn Văn Viễn, sinh ngày 17/7/1992, ngụ tại tổ 5, ấp 7, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, sử dụng chiếc xe mô tơ biển số 61L6- 9367 có dung tích xi lanh 97cm3, khơng có giấy phép lái xe theo qui định, gây tai nạn cho bị hại là bà Nguyễn Thị Mén, sinh năm 1936, ngụ tại K4/170, khu phố 5, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, làm nạn nhân bị thương rất nặng và đã tử vong tại bệnh viện Chợ Rẩy. Những người đại diện hợp pháp của bị hại gồm7 người con: Bà Lư Gái, sinh năm 1955; Ông Lư Nhiều, sinh năm 1958; Ông Lư Hồng, sinh năm 1960; Bà Lư Cúc, sinh năm 1964; Bà Lư Cúc Em, sinh năm 1964; Bà Lư Mai Hương, sinh năm 1966; Bà Lư Sang, sinh năm 1972. Các anh chị còn lại đều ủy quyền cho bà Lư Mai Hương đại diện.Trong phiên Tòa này, Hội đồng xét xử chỉ tập trung xem xét về trách nhiệm hình sự mà khơng xem xét thấu đáo việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự này như là đơn giản công nhận phương tiên gây án là của bị cáo nhưng không chứng minh giấy đăng ký chiếc xe đó như thế nào, ai là chủ sở hữu thật sự, việc này thật cân thiết để xác định thêm người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan dã giao xe cho người khơng có giấy phếp lái xe gây tai nạn nhằm có trách

nhiệm bồi thường cho bị hại khi bị cáo hết khả năng bồi thường; đồng thời việc bồi thường về tinh thần Tịa án cũng khơng xem xét. Tát cả các sự việc trên là những hạn chế mà Tòa án cần khắc phục nhằm bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp cho các bên tham gia tố tụng.

Như vậy, những tồn tại, thiếu sót về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự trong nhiều năm qua vẫn chưa được khắc phục triệt để, các sai lầm trong việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Trong vụ án hình sự, nhiều trường hợp Hội đồng xét xử chỉ chú trọng đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, ít quan tâm đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự. Từ đó, dẫn đến những thiếu sót, sai lầm về thủ tục tố tụng như đã nêu trên làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng.

Bên cạnh những sai sót về mặt thủ tục tố tụng thì khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, những người tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Thẩm phán, do chun sâu về hình sự nên khơng nghiên cứu kỹ BLDS và các hướng dẫn liên quan đến việc giải quyết dân sự của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự địi hỏi Tịa án mà cụ thể ở đây là Hội đồng xét xử “phải có phương pháp tổng hợp để vừa giải quyết đúng đắn, nhanh

chóng vụ án vừa bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo đúng qui định của pháp luật có liên quan. Địi hỏi này cũng gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan tiến hành tố tụng, khi mà họ không phải là những người “chuyên nghiệp” giải quyết án dân sự. Vì thế sai sót trong các quyết định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo nhận định của Tịa hình sự Tịa án nhân dân tối cao một phần là do các Thẩm phán đã không nghiên cứu kĩ BLDS và các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao”.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho Thư kí, Hội thẩm, Thẩm phán chưa được đầu tư đúng mức, cịn mang tính hình thức vì vậy mà kết quả đạt được chưa cao. Bên cạnh đó, việc tổng kết kinh

nghiệm xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật mặc dù đã có tiến bộ nhưng trong một số lĩnh vực còn chậm, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn đề ra.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)