.Chiến đấu đánh bại cuộc hành quân Pômôn của giặc Pháp (1949)

Một phần của tài liệu tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954) (Trang 76 - 85)

1. Mác Khan: là một làng ẩn sâu trong rừng, cách Km7 100 mét

3.2 .Chiến đấu đánh bại cuộc hành quân Pômôn của giặc Pháp (1949)

Sau thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc Thu – Đông 1947, từ năm 1948, thực dân Pháp buộc phải chuyển từ chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang chiến lược đánh lâu dài với ta, tăng cường thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Trước tình hình mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng họp từ ngày 15 đến ngày 17-1-1948, nhằm đánh giá ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Việt Bắc, vạch rõ âm mưu của kẻ thù, đề ra những nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Hội nghị nhấn mạnh phải phát động chiến tranh du kích rộng khắp, nhất là vùng sau lưng địch.

Tiếp sau đó, các hội nghị cán bộ trong năm 1948 - 1949 đã chủ trương về quân sự phải chuẩn bị lực lượng phá tan các cuộc hành quân của địch vào vùng căn cứ của ta, phát triển mạnh chiến tranh du kích, tiến tới xây dựng lực lượng vũ trang hùng hậu bao gồm nhiều thứ quân có trang bị kĩ, chiến thuật tốt.

Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 20-3-1948, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang triệu tập cuộc họp bất thường để bàn về vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 đề “chuẩn bị chống Pháp tấn công lên Việt Bắc lần hai”. Hội nghị nhận định tình hình: “...dân chúng thường cho rằng, Pháp khơng ở đây là tình hình yên ổn, thái bình nên khơng đề phịng gì, quan niệm này rất nguy hiểm. Các đồng chí của ta rất ít chú ý đến thái độ và hành động của những phần tử đáng nghi ở địa phương mà đề phịng, khi giặc bất thần xơ đến là hoang mang, nhiều khi phạm sai lầm không nhỏ” [4, tr.3]. Sau khi bàn bạc, Hội nghị đã đi đến quyết định một số vấn đề cụ thể:

- Việc chuẩn bị đánh Pháp tấn công lên Việt Bắc phải được giải thích, phổ biến rõ ràng. Ti Thơng tin phải phát thanh, tổ chức tuyên truyền về công tác chuẩn bị cho nhân dân.

- Các đồng chí huyện ủy viên phải lập danh sách những người đáng chú ý gửi về tỉnh, tuyệt đối cấp huyện khơng được xâm phạm đến tính mạng của ai.

- Cán bộ phải giữ bí mật trong đi lại và làm việc, đề phòng sự hãm hại của Việt gian.

- Về quân sự, phải phối hợp quân dân, cảnh vệ và Vệ quốc đồn, phải đặt kế hoạch bố phịng, luyện tập.

- Ủy ban kháng chiến triệu tập các đại biểu để thành lập Ban Vận động tổ chức Làng kháng chiến, bố trí phân tán các kho tàng, vật liệu, tích trữ lương thực, muối để chiến đấu và tiếp tế cho bộ đội khi có chiến sự, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện giao thơng để khi cần là có.

Hội nghị đã đề ra khẩu hiệu “Tích cực chuẩn bị chống Pháp tấn cơng lên Việt Bắc lần hai’’ [9, tr. 50].

Bước sang năm 1949, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi bất lợi cho thực dân Pháp. Giải phóng qn Trung Quốc đang tiến xuống phía nam. Ở Đông Dương, dù được tăng thêm quân số, nhưng thực dân Pháp vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 trong tình trạng thiếu quân nghiêm trọng, lực lượng của chúng phải căng ra để đối phó với những cuộc tấn công khắp nơi của quân và dân ta.

Để thu hút chủ lực ta, phá hoại hậu phương kháng chiến, gây thanh thế cho Bảo Đại về nước, Bộ chỉ huy Pháp quyết định mở cuộc hành quân Pômôn đánh lên Phú Thọ, Tuyên Quang. Lực lượng Pháp sử dụng gồm: 1 tiểu đoàn Tabo, 1 tiểu đoàn thuộc địa, một lực lượng quân dù, một đơn vị pháo binh, một đơn vị thủy quân gồm 4 tàu và một số xà lan, một đơn vị công binh (khoảng 200 tên), một phi đội máy bay 7 chiếc. Tổng quân số khoảng 2.600 tên, do Đại tá Cácbôlin chỉ huy.

Nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của địch, đồng thời rút kinh nghiệm các trận chiến đấu trong Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã kịp thời giao nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang địa phương:

- Tích cực đánh địa lơi trên các đường giao thông.

- Tăng cường phòng thủ các khu vực quan trọng, Quốc lộ 2, Đường 13A (Tuyên Quang – Yên Bái), Đường Chợ Ngọc (Hàm Yên) – Lục An Châu (Yên Bái).

- Ngăn chặn, đánh phá các cuộc sục sạo của địch vào sâu nội địa ta.

Quán triệt nhiệm vụ của cấp trên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh, lực lượng vũ trang Tuyên Quang đã nhanh chóng triển khai, chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị sẵn sàng tiêu diệt địch.

Ta phán đoán thế nào địch cũng chiếm thị xã Tuyên Quang, lấy đó làm bàn đạp đánh phá các nơi khác, nên đã chủ động tổ chức chặt cây cối đổ xuống đường làm vật chướng ngại, bố trí trận địa đón đánh địch.

Sau khi chiếm được Việt Trì, Đoan Hùng, Phú Nham, Bãi Bằng, Phú Thọ, địch tập trung lực lượng theo Quốc lộ 2, sông Lô tiến lên Tuyên Quang, một cánh quân khác tiến theo đường sông Chảy đánh chiếm chợ Hiên, Thác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 79 Bà. Do nắm được tình hình địch, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Liên Khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 10, quân và dân Tuyên Quang kiên quyết phối hợp chặt chẽ cùng bộ đội chủ lực phá tan cuộc hành quân Pômôn của Pháp.

Ngay trong giai đoạn đầu chiến dịch, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 115 (chủ lực Liên khu 10) đã kịp thời rút về hoạt động ở vùng Yên Bình, chợ Hiên, sơng Chảy, 1 tiểu đồn sang vùng Tun Quang – Đoan Hùng để phối hợp chiến đấu với các lực lượng dân quân, du kích địa phương. Bằng các trận chiến đấu phục kích, đánh địa lơi ở Hà Thạch, Cầu Hai, Làng Nghiêm, Phục Hòa...(Đoan Hùng) và dọc sông Chảy, quân dân ta đã gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề, hàng trăm tên thiệt mạng.

Bị quân và dân ta chặn đánh liên tục, mãi tới ngày 11-5-1949, toán quân đầu tiên của địch mới đến được thị xã Tuyên Quang. Chúng nhanh chóng triển khai lực lượng chiếm các điểm cao: núi Cố, núi Thổ Sơn, nhà thờ và miếu Ỷ La. Đồng thời, chúng tung một bộ phận lực lượng tiến hành càn quét, cướp phá các bản làng xung quanh, nhằm khống chế khu vực thị xã và bịt các đầu mối giao thông quan trọng của ta.

Mệnh lệnh tác chiến của Tỉnh đội Tuyên Quang được triển khai kịp thời: “Phải chặn địch, đùng địa lơi, kết hợp với phục kích để tiêu hao, tiêu diệt quân địch. Kiên quyết không cho chúng tấn công, sục sạo vào sâu nội địa ta” [19, tr.112].

Ngày 12-5-1949, toán quân địch từ Ỷ La tiến vào lùng sục, cướp phá khu Ghềnh Gà bị du kích xã Trung Mơn và du kích tập trung huyện Yên Sơn phục kích tại ngã ba Hồng Pháp xã Trung Mơn, tiêu diệt 10 tên và làm bị thương nhiều tên khác.

Đêm ngày 12-5-1949, phân đội pháo binh của Tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên Khu 10) đóng ở làng Giao, Ghềnh Quýt, núi Dùm đã nã hàng trăm phát vào các vị trí đóng qn của địch ở thị xã. Địch phải dùng máy bay chở xác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 80 lính chết từ thành Tuyên về Hà Nội. Cũng ngay trong đêm 12-5, khi quân địch còn đang “bận rộn” khắc phục những thiệt hại sau trận pháo kích, tinh thần chưa hết hoảng sợ, các lực lượng dân quân, du kích, tự vệ địa phương bất ngờ nổ súng tập kích vào núi Cố, núi Thổ Sơn, miếu Ỷ La, phá hủy 1 khẩu súng cối 81mm và làm nhiều tên bị thương.

Thực hiện âm mưu càn quét hậu phương, vùng tự do, phá hoại chiến tranh du kích của ta, nên tuy bị thất bại liên tục, quân số ngày một tiêu hao, thực dân Pháp vẫn ngoan cố tổ chức các cuộc càn quét ra các vùng xung quanh. Nắm được âm mưu của địch, phát huy thành tích đã đạt được, ngày 13-5-1949, tại xã Thắng Quân, bộ đội cảnh vệ đã tổ chức phục kích tại dốc Bị Lăn (Km 9 đường Tuyên Quang- Hà Giang), tiêu diệt 10 tên.

Ngày 15-5-1949, địch hành quân từ thị xã Tuyên Quang theo Đường 13A sang bến Hiên định bắt liên lạc với cánh quân ở Yên Bình, thực hiện ý đồ lùng sục, càn quét, phá hoại các công xưởng của ta. Chúng bị Đại đội 220 bộ đội tỉnh phục kích tại Km 8 (đường Tuyên Quang – Yên Bình) tiêu diệt 20 tên. Khi địch vượt sông Chảy tiến vào xã Minh Phú (Yên Bình), lực lượng cơng nhân TĐ -20 và du kích xã phối hợp với 1 tiểu đội bộ đội chủ lực chặn đánh, tiêu diệt 9 tên. Không thực hiện được ý đồ, lại bị chặn đánh liên tục, quân địch vội vàng rút chạy về Đoan Hùng. Thừa thắng, du kích xã Minh Phú kết hợp với các lực lượng tiến hành truy kích địch đến tận Lạng Bạc, giành lại một số trâu, bò bị giặc cướp trả lại cho nhân dân.

Ngày 16-5-1949, du kích xã Ỷ La cài địa lơi diệt và làm bị thương hàng chục tên.

Bị ta chặn đánh liên tục ở khắp nơi, lực lượng địch ngày càng bị tiêu hao. Không thực hiện được ý đồ thu hút chủ lực và càn quét, phá hoại hậu phương ta, ngày 17-5-1949, quân Pháp vội vã tìm đường rút chạy khỏi thị xã Tuyên Quang. Phán đốn địch có thể rút khỏi Tun Quang, Đoan Hùng, Bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 81 Tổng tư lệnh đã quyết định thành lập Mặt trận Sơng Lơ do các đồng chí Bằng Giang, Vương Thừa Vũ, Lâm Kính chỉ huy và tăng viện cho mặt trận thêm 4 tiểu đoàn để chớp thời cơ tiêu diệt quân địch trên đường rút chạy.

Ban chỉ huy Mặt trận Sơng Lơ khẩn trương hồn thành phương án đánh địch. Một kế hoạch đánh vận động tương đối quy mô được phổ biến đến cán bộ, chiến sĩ. Bộ đội và du kích đã bố trí trận địa theo phương án, nguỵ trang kĩ càng, sẵn sàng cơ động đón đánh địch.

Ngày 24-5-1949, địch rút theo đường sông Lô, đúng như nhận định của ta. Trên đường rút, địch bắt gần 300 đồng bào ta, dự định đưa về Hà Nội để họp báo tuyên truyền chiến thắng.

Suốt ngày và đêm 25-5-1949, đồn tàu chiến của địch ln bị các đơn vị bộ đội chủ lực tấn công mãnh liệt, hàng trăm tên bị diệt, một số xà lan bị bắn chìm. Bộ đội ta vừa vận động truy kích, vừa tiến hành bao vây, chia cắt địch ra từng bộ phận để tiêu diệt, chúng hoảng sợ tìm đường tháo chạy thốt thân.

Tại Sơn Dương, ngày 24-5-1949, một tốn địch rút chạy tới xóm Tây Vực, xã Đơng Lợi lọt vào trận địa phục kích của du kích xã, bị diệt 8 tên.

Ngày 25-5-1949, tại Tam Đa, lực lượng du kích địa phương đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực tổ chức trận phục kích bằng địa lôi ở cầu Giêng, diệt 34 tên. Cùng ngày, một toán quân địch từ Kim Xuyên rút chạy về Phan Lương bị du kích Trường Sinh phục kích, dùng lựu đạn tiêu diệt 15 tên.

Phát huy tinh thần tiến cơng, truy kích địch trên Quốc lộ 2, sông Lô, các đơn vị bộ đội chủ lực chiến đấu lập nhiều chiến công xuất sắc: trận chiến đấu quyết liệt ở núi Hét bên sông Lô, tiêu diệt gần 200 tên; trận phục kích ở đồi Chùa (Khoan Bộ - Đoan Hùng), diệt 50 tên. Trên đường rút quân từ thị xã Tuyên Quang về Việt Trì, địch phải bỏ lại hàng trăm xác chết dọc bờ sông Lô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 Cuộc hành quân Pômôn tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai của thực dân Pháp bị thất bại hồn tồn. Sơng Lơ, Quốc lộ 2 và Đường 13A lại đẫm máu quân thù.

Cùng với quân dân Việt Bắc, các lực lượng vũ trang Tuyên Quang với truyền thống bất khuất kiên cường, một lần nữa lại lập nhiều chiến công, tô thắm trang sử hào hùng của quê hương cách mạng.

Toàn chiến dịch, lực lượng vũ trang Tuyên Quang đã chiến đấu tổng cộng 25 trận, tiêu diệt gần 200 tên địch, làm bị thương hàng chục tên, bắt sống hơn 30 tên, thu một số lớn vũ khí, trang bị và đồ dùng quân sự. Thành tích đó chứng tỏ sự trưởng thành nhanh chóng của lực lượng vũ trang địa phương, đồng thời làm thất bại kế hoạch hành quân mùa hè của địch, giữ vững sự an toàn của căn cứ địa kháng chiến và An tồn khu Trung ương.

Tóm lại, trải qua 3 năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (1947- 1949), nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã góp phần đập tan hai cuộc hành quân của thực dân Pháp đánh lên căn cứ địa Việt Bắc, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến. Từ sau cuộc hành quân Pômôn, thực dân Pháp khơng cịn đủ sức tấn công lên Việt Bắc. Tuyên Quang trở thành tỉnh tự do, tạo điều kiện cho q trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị, phát triển văn hố, giáo dục phục vụ kháng chiến, chi viện tiền tuyến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 83

Chƣơng 4: TUYÊN QUANG XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG VỮNG MẠNH, CHI VIỆN TIỀN TUYẾN (1949-1954)

Sau chiến dịch Pômôn 1949, cùng với cả nước, quân dân Tuyên Quang góp phần đánh bại âm mưu tiến công đánh chiếm vùng tự do của địch. Quê hương được giải phóng, vùng hậu cứ kháng chiến được giữ vững và bảo vệ chắc chắn, tạo điều kiện để xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt đóng góp cho kháng chiến, tạo điều kiện cho các chiến trường đánh lớn.

Từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta có những bước phát triển nhanh chóng. Ta đã thu được thắng lợi trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá. Đặc biệt, trên mặt trận ngoại giao, ta đã giành được thắng lợi to lớn: Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đều lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những thắng lợi vang dội của ta trong những năm 1948-1950 đã đẩy thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào tình thế khó khăn trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Mặt khác, việc đế quốc Mĩ cơng nhận Chính phủ bù nhìn Bảo Đại và tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp đã làm cho cuộc chiến tranh Đông Dương chuyển sang một cục diện mới. Từ đây, nhân dân ta không chỉ đối đầu với thực dân Pháp mà còn cả với đế quốc Mĩ.

Vẫn với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, thực dân Pháp âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tiếp tục thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Ngày 6-12- 1950, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Đơ Lát đơ Tátxinhi, Tư lệnh lục quân khối Tây Âu, sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 84 Nắm toàn bộ quyền lực trong tay, Đơ Lát đơ Tátxinhi đã vạch ra một kế hoạch quân sự: gấp rút tập trung quân Âu-Phi để xây dựng thành một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, đồng thời phát triển ngụy binh với quy mô lớn để bổ sung vào quân đội viễn chinh Pháp; xây dựng “quân đội quốc gia” của chính quyền Bảo Đại; xây dựng tuyến cơng sự phịng ngự bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm đối phó với chủ lực của quân đội ta và ngăn chặn ta đưa nhân lực, vật lực ra vùng tự do; tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng bị chiếm và vùng du kích; phá hoại vùng căn cứ hậu phương và chuẩn bị tiến công ra vùng tự do.

Một phần của tài liệu tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954) (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)