Về văn hóa – giáo dục –y tế

Một phần của tài liệu tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954) (Trang 102 - 105)

2. Năm 1952, tỉnh đề ra chủ trương phát triển các loại hoa màu bồi dưỡng như: Mía, lạc, vừng, đỗ.

4.1.3. Về văn hóa – giáo dục –y tế

Cùng với những tiến bộ về kinh tế, được sự giúp đỡ trực tiếp của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh cũng có những bước tiến mạnh mẽ.

Cơng tác xóa mù chữ, dạy bổ túc văn hóa được quan tâm nhằm động viên nhân dân tích cực học tập. Năm 1952, tồn tỉnh mở được 20 lớp xóa mù chữ, củng cố 33 lớp dự bị bổ túc, 1 lớp văn hóa cho cán bộ xã, 4 lớp bổ túc văn hóa tại các xí nghiệp, thanh tốn nạn mù chữ cho 4.616 người, nâng số người biết chữ lên 80.000 người trong tổng số 13 vạn dân tồn tỉnh. Từ năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103 1950 đến năm 1952, tỉnh đã thanh toán nạn mù chữ ở 2 huyện Yên Bình và Sơn Dương, 1/3 số xã của huyện Yên Sơn cùng nhiều thơn, xóm ở các huyện. Tồn tỉnh có hơn 80.000 người thốt nạn mù chữ.

Năm 1950, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Tuyên Quang tiến hành cải cách giáo dục phổ thông hệ 9 năm. Mục tiêu của cải cách là nhằm đào tạo cán bộ nhanh, gọn phục vụ yêu cầu kháng chiến, tránh việc học “nhồi sọ”, “học vẹt”, không gắn học với hành.

Hệ thống trường phổ thông các cấp hàng năm không ngừng được mở rộng. Năm 1952, tồn tỉnh có 2 trường phổ thơng cấp II với 1016 học sinh, 94 trường phổ thông cấp I với 119 giáo viên, 7776 học sinh (trong đó có 2.758 học sinh là người dân tộc thiểu số). Ngồi ra, tỉnh cịn có 675 học sinh cấp I, và cấp II theo học các trường tư thục. Ở địa bàn nông thôn, các lớp cấp I được nhân rộng. Một số địa phương đã mở được trường cấp II, như xã An Lạc (Chiêm Hóa), Chân Sơn (Yên Sơn). Trường cấp III đã có 1 lớp 8, với 57 học sinh. Đến năm 1954, tồn tỉnh có 110 trường phổ thông gồm 403 lớp, 264 giáo viên, 10.716 học sinh.

Công tác đào tạo giáo viên được tỉnh quan tâm. Năm 1952, tỉnh mở 10 lớp đào tạo giáo viên sơ cấp, giảng viên xung phong và giảng viên dự bị, với 178 học viên. Năm 1954, đào tạo được 732 giáo viên, trong đó 3/4 là người miền núi. Công tác đào tạo giáo viên, học sinh miền núi trở thành vấn đề hết sức quan trọng. Năm 1954, trong hai lớp đào tạo giáo viên cấp I có 45 trên tổng số 68 học viên (66 %) là người miền núi, có 2700 học sinh cấp I và 95 học sinh cấp II là con em đồng bào miền núi.

Tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng giáo viên qua các lớp bồi dưỡng chính trị, mở rộng cơng tác thực tập sư phạm, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên các trường. Nội dung các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104 Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vệ sinh y tế cộng đồng cũng ngày càng tiến bộ. Bên cạnh việc củng cố, xây dựng các bệnh viện, trạm xá, bệnh xá, tỉnh chú trọng đào tạo cán bộ y tế xã, phát triển các túi thuốc cơ sở. Đến tháng 6-1953, số cơ sở y tế nhân dân đã có ở n Bình (10/17 xã), n Sơn (11/20 xã), Hàm Yên (6/13 xã), Na Hang (9/10 xã). Tồn tỉnh có 55 trong tổng số 100 xã (55%) có cơ sở y tế. Ở nơng thơn, cơng tác tun truyền vệ sinh phịng dịch, thực hiện nếp sống mới đem lại nhiều kết quả. Năm 1954, nhân dân đào 225 hố xí, 1.095 hố ủ phân, làm 225 chuồng trâu xa nhà, đào nhiều giếng khơi...và tổ chức tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa cho 49.007 người. Một số bệnh dịch: sởi, đậu mùa phát sinh lẻ tẻ ở một số xã được dập tắt kịp thời. Các tủ thuốc được củng cố và phát triển. Đa số nhân dân đã dùng thuốc chữa bệnh thay cho việc cúng bái. Đáng chú ý, tỉnh có chủ trương giải quyết những căn bệnh nan y (lập trại hủi ở Cầu La – Hàm Yên với hơn một chục bệnh nhân).

Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật ở tỉnh được tổ chức thường xuyên: Tại thị xã, các khu phố duy trì đều đặn các buổi “dạ thanh” (phát thanh buổi tối) và các chòi phát thanh đọc tin chiến sự, thời sự. Ngồi ra cịn làm báo địa phương, báo tường, ở những trục đường giao thơng, đầu làng có bảng tin... đã kịp thời thông báo tin tức của xã, huyện, tỉnh và đất nước, tình hình thời sự quốc tế và tin chiến thắng của quân, dân ta trên các chiến trường. Thơng qua các hình thức tun truyền phong phú đó, nhân dân trong tỉnh hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và những nhiệm vụ cụ thể của địa phương mình.

Được sự giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, thực hiện nếp sống mới ở Tuyên Quang diễn ra khá sôi nổi. Những bài ca cách mạng, những bài hát truyền thống được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi. Các buổi liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 105 hoan văn nghệ, các buổi biểu diễn lưu động của các đồn văn cơng, các buổi chiếu bóng có tác dụng lớn trong việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, cổ vũ đồng bào các dân tộc Tuyên Quang hăng hái tham gia kháng chiến.

Tỉnh đã khai thác tốt truyền thống văn hóa của các dân tộc Tuyên Quang. Năm 1954, tổ chức thành công liên hoan văn nghệ tại 52 xã đã phát động giảm tô. Qua liên hoan, khai thác được 40 điệu múa hát dân tộc, đặc biệt, điệu múa “Nông dân xúc tép” của dân tộc Cao Lan được chọn biểu diễn tại Đại hội liên hoan văn nghệ toàn quốc.

Một phần của tài liệu tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954) (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)