Chi viện sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến

Một phần của tài liệu tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954) (Trang 105 - 116)

2. Năm 1952, tỉnh đề ra chủ trương phát triển các loại hoa màu bồi dưỡng như: Mía, lạc, vừng, đỗ.

4.2. Chi viện sức ngƣời, sức của cho tiền tuyến

Kháng chiến toàn quốc gần đi tới thắng lợi cuối cùng, yêu cầu về nhân, vật, tài lực ngày càng lớn và cấp bách. Cùng với cả nước, nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

Lực lượng vũ trang Tuyên Quang có nhiệm vụ trọng yếu, vừa bảo vệ căn cứ địa cách mạng, vừa tập trung lực lượng sẵn sàng chiến đấu cùng các tỉnh bạn, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Thực hiện chủ trương “tổng phá tề” của Liên khu Việt Bắc, tháng 2- 1950, lực lượng vũ trang Tuyên Quang hăng hái tham gia các chiến dịch, phối hợp với quân và dân tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang tiến công tiêu diệt địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề. Hàng trăm tên tề gian ác bị xử lí, nhiều ban tề bị phá vỡ. Thắng lợi của tỉnh Tuyên Quang trong việc “phá tề, trừ gian” tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân tỉnh bạn tấn công tiêu diệt địch, góp phần quan trọng trong cơng tác bảo vệ và củng cố hậu phương.

Tháng 12-1950, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương tỉnh nhận nhiệm vụ lên đường phối hợp cùng quân dân Hà Giang thực hiện chiến dịch tiễu trừ thổ phỉ, giải phóng huyện lị Hồng Su Phì. Với tinh thần khẩn trương, kiên quyết tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ được giao, 18 giờ ngày 21-12-1950, Tiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 106 đoàn 48 đã có mặt tại vị trí tập kết cách huyện lị Hồng Su Phì 10 km. Sau một thời gian vận động, gọi phỉ ra hàng, ngày 6-1-1951, các chiến sĩ Tiểu đoàn 48 Tuyên Quang cùng lực lượng vũ trang Hà Giang đồng loạt nổ súng tiến công đánh chiếm các mục tiêu. Sau một ngày chiến đấu quyết liệt, huyện Hồng Su Phì được giải phóng hồn tồn. Thừa thắng, qn ta chủ động tiến công bản Máy, lô cốt 800, lô cốt 1000, phố Lồ và một số vị trí khác của quân phỉ. Bọn phỉ hoảng sợ chạy tản mát vào rừng, một bộ phận chạy sang Bắc Hà (Lào Cai).

Ngày 25-3-1951, Đại đội 210 Tiểu đoàn 48 lại được điều sang Lào Cai tiễu phỉ ở Mường Khương, Pha Long. Với tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên quyết tiêu diệt địch, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 210 đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm giữ vững thị trấn Pha Long, được nhân dân tỉnh bạn tin tưởng, yêu mến.

Ngày 1-10-1951, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở Chiến dịch Lí Thường Kiệt đánh vào Phân khu Nghĩa Lộ, mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích tiễu phỉ trừ gian, giải phóng đất đai, đồng thời thăm dị phản ứng của quân Pháp khi ta tiến lên miền rừng núi.

Đại đội 220 và 79 Tiểu đồn 48 có nhiệm vụ phối hợp với Đại đoàn 312 đảm nhiệm hướng tấn cơng chính vào Phân khu Nghĩa Lộ. Quân Pháp thăm dò được biết ta sắp mở hướng tấn cơng, liền cho một tiểu đồn nhảy dù bất ngờ xuống sau lưng Đại đoàn 312. Do lực lượng chênh lệch, lại bị địch tấn công bất ngờ, ta chịu một số tổn thất, nhưng các chiến sĩ vẫn dũng cảm cầm cự bám trận địa đến cùng. Rạng sáng ngày 3-10-1951, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 209 và Đại đội 79 Tun Quang tổ chức phục kích Tiểu đồn dù thuộc địa số 8 của Pháp ở ngã ba Gia Hội, tiêu diệt hơn 100 tên, bắt sống 30 tên, thu 1 súng cối 81 li, 2 trung liên, một số súng trường và máy vô tuyến điện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 107 Trong hai năm 1950-1951, bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Quang đã tham gia cùng các tỉnh bạn Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái chiến đấu 23 trận, tiêu diệt 1228 tên, làm bị thương hàng trăm tên khác.

Ngày 14-10-1952, quân ta mở dịch Tây Bắc giải phóng Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Tuần Châu, Thuận Châu, Sơn La...Để cứu vãn tình thế, cuối tháng 10- 1952, thực dân Pháp mở chiến dịch “Lolaine” đánh lên Phú Thọ, Yên Bái. Quân Pháp huy động 4 trung đoàn (gần 13 tiểu đoàn bộ binh), 1 trung đoàn dù (gồm 3 tiểu đoàn), 1 thiết đoàn (gồm 2 tiểu đồn), 4 tiểu đồn pháo, 2 thủy đội xung kích, 3 tiểu đồn cơng binh có máy bay yểm trợ do tướng Đơlinaret chỉ huy. Mục đích của cuộc hành binh nhằm thu hút và phân tán chủ lực của ta, đỡ đòn cho quân địch trên chiến trường Tây Bắc, phá hoại hậu phương của ta.

Đầu tháng 11-1952, sau khi đánh chiếm Phú Thọ, địch huy động máy bay ném bom đánh phá các trục đường giao thông chiến lược: Quốc lộ 2, Đường 13A, phá hoại các cơng binh xưởng, xí nghiệp, cơ quan và kho tàng của ta.

Ngày 10-11-1952, địch cho quân nhảy dù xuống Đoan Hùng. Tại đây, chúng tập trung lực lượng theo dịng sơng Chảy tiến lên chiếm huyện lị Yên Bình. Ngày 12-11-1952, địch đã tiến tới xã Minh Phú và bến Hiên (huyện Yên Sơn).

Khi địch nhảy dù xuống Đoan Hùng, Tỉnh ủy Tuyên Quang họp và nhận định “rất có thể địch theo Quốc lộ 2 đánh chiếm thị xã Tuyên Quang và những cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh”. Tỉnh ủy đã cho bố trí lực lượng xây dựng trận địa chặn đánh địch trên địa bàn hai huyện Yên Sơn và Sơn Dương, đồng thời chỉ đạo nhân dân di chuyển kho tàng đến nơi an tồn.

Tuy nhiên, ta đã phán đốn sai hướng hành quân của địch. Vì vậy, Đại đội 220 bộ đội địa phương cùng dân qn, du kích các huyện nhanh chóng di

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 108 chuyển trận địa và lực lượng sang huyện Yên Bình và bến Hiên (huyện Yên Sơn) trực tiếp chiến đấu bảo vệ nhà máy MK1 và H5.

Sau khi phá hoại một số tài sản của nhân dân, đốt 1 kho quế ở huyện Yên Bình, quân địch bị lực lượng vũ trang địa phương bao vây, uy hiếp, một số tên bị tiêu diệt. Do khả năng tiếp tế gặp khó khăn, lại bị quân ta tiến công khắp nơi, biết khơng thực hiện được mục đích của cuộc hành qn, ngày 15- 11-1952, quân Pháp buộc phải rút khỏi địa phận tỉnh Tuyên Quang, cuộc hành quân thất bại.

Do có nhiều thành tích trong chiến đấu, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương tỉnh Tuyên Quang được Bộ Tổng tư lệnh tặng Huân chương Chiến cơng hạng Hai. Nhiều đồng chí đã chiến đấu kiên cường, lập nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu là tấm gương hi sinh anh dũng của các đồng chí: Đặng Đình n, Kiều Ngọc Đạm, Trần Mĩ Khánh, được Chính phủ truy tặng Hn chương chiến cơng hạng Ba.

Do yêu cầu của chiến trường ngày càng cao, đòi hỏi phải tăng cường sức mạnh cho bộ đội chủ lực, Đại đội 215 và Đại đội 79 bộ đội địa phương của tỉnh được bổ sung cho Trung đoàn 148 thuộc Đại đoàn 316 (cuối 1951). Đầu năm 1952, Đại đội 210 và Trung đội 360 bộ đội địa phương tỉnh được bổ sung cho chủ lực của Liên khu Việt Bắc - Trung đoàn 238; một trung đội gồm 36 cán bộ, chiến sĩ điều về Cục Địch vận của Bộ Tổng tư lệnh. Lực lượng bộ đội địa phương tỉnh chỉ còn lại Đại đội 220.

Như vậy, trong những năm 1950-1954, lực lượng vũ trang Tuyên Quang đã tiến hành các hoạt động tiễu phỉ và chống lại các cuộc hành quân của địch đảm bảo cho bộ đội chủ lực có thể tiến hành các cuộc tiến cơng lớn giành thế chỉ động trên chiến trường chính. Hoạt động của lực lượng vũ trang tỉnh Tuyên Quang vừa góp phần bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hậu phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 109 kháng chiến, vừa góp phần “chia sẻ” gánh nặng tạo điều kiện cho chiến trường chính giành thắng lợi hồn tồn.

Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, đồng bào Tuyên Quang cịn tích cực tham gia đi dân cơng phục vụ chiến dịch. Trong các chiến dịch Biên giới Thu – Đơng 1950, Hịa Bình Đơng – Xuân 1951-1952, Tây Bắc Thu – Đông 1952, các đồn dân cơng Tun Quang tham gia vận chuyển vũ khí, đạn dược, tải thương...Đặc biệt, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, từng đồn người trong đó có dân cơng Tuyên Quang nối đuôi nhau ra trận. Sức mạnh lòng yêu nước, tinh thần lạc quan của các đồn dân cơng đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến dịch thắng lợi.

Năm 1952, tỉnh Tuyên Quang đã huy động 3 đợt dân công với 9762 người đi phục vụ chiến dịch Tây Bắc. Trong năm 1953, tỉnh đã huy động 1.021.738 ngày công. Năm 1954, tỉnh huy động 1.854.360 ngày cơng. Tính chung, trong suốt cuộc kháng chiến, chỉ tính riêng việc phục vụ cho các chiến dịch, kiến thiết cầu, đường, phà..., nhân dânTuyên Quang đã đóng góp gần 6.519.000 ngày cơng phục vụ tiền tuyến. Với dân số 13 vạn người, năm 1954 tỉnh đã huy động tới 56.196 lượt người đi dân công. Con số đó thể hiện sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đối với kháng chiến.

Trước yêu cầu đòi hỏi cấp bách của chiến trường, Ban Dân công tỉnh và các đội thanh niên xung phong được thành lập. Dưới sự chỉ đạo của Ban Dân công, phong trào “đi dân công là yêu nước” diễn ra sôi nổi. Mặc dù phải gối đất, nằm sương, trèo đèo, lội suối các đồn dân cơng được biên chế theo tổ chức quân sự vẫn nối tiếp nhau lên đường ra mặt trận.

Hịa cùng dân cơng cả nước, dân công Tuyên Quang hăng say tham gia mọi hoạt động phục vụ chiến dịch. Bằng mọi phương tiện có thể: xe đạp thồ, xe trâu, thuyền, gồng gánh...các đội dân công tham gia vận chuyển rất nhiều hàng hóa ra mặt trận. Trong năm 1954, riêng thị xã Tuyên Quang huy động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 110 được 3 đợt xe thồ, mỗi đợt 300-400 xe tham gia trong thời gian từ 3 đến 6 tháng. Trong chiến dịch, trung bình mỗi xe thồ từ 1 đến 1,5 tạ, cá biệt có xe thồ được 3 tạ. Phong trào thi đua tham gia phục vụ chiến dịch được phát động rộng rãi, nhiều cá nhân xuất sắc được bầu là chiến sĩ thi đua.

Bên cạnh vận chuyển hàng hóa, dân cơng Tun Quang tham gia tích cực vào hướng dẫn vận tải và đảm bảo cho các đơn vị bộ đội hành quân được nhanh chóng. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, có nhiều đơn vị bộ đội hành quân qua Tuyên Quang (Trung đoàn pháo binh Tất Thắng, Binh đoàn pháo 351, Sư đoàn 308, Sư đoàn 316), được nhân dân địa phương hết sức giúp đỡ, đảm bảo bí mật và dẫn đường cho các đơn vị hành quân nhanh chóng.

Q trình vận chuyển hàng hóa chi viện chiến trường diễn ra liên tục, khẩn trương. Vì vậy, cơng việc đảm bảo thông đường qua cầu, phà rất quan trọng. Tại những đầu mối giao thông này luôn luôn bị địch đánh phá ác liệt. Dưới làn bom đạn của kẻ thù, công nhân cầu, phà Tuyên Quang vẫn phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật đảm bảo thông đường, thông phà trong thời gian ngắn nhất, kể cả những lúc cao điểm. Thời gian trực phà rút từ 60 phút xuống 30 phút, qua phà từ 30 phút xuống còn 8 phút. Nhiều thủy thủ phải làm 14 giờ liên tục, mức vận chuyển trước đây là 20 xe, nay tăng lên 64 xe/ngày. Tại các bến phà Hiên, Bình Ca, trong những thời điểm địch đánh phá ác liệt, giao thông, vận tải đều phải thực hiện vào ban đêm, nhưng vẫn thông suốt là nhờ những cơng nhân phục vụ ở đây khơng quản khó khăn hồn thành tốt nhiệm vụ. “Tính từ ngày 29-11-1953 đến 7-5-1954, có 4734 xe ô tô từ Thái Nguyên qua Tuyên Quang sang Yên Bái và lên Tây Bắc đảm bảo cho sự vận chuyển bộ đội và vật chất cho chiến trường được nhanh chóng, thuận tiện” [1, tr.181]

Trong Chiến dịch Tây Bắc Thu – Đông 1952, các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ được giao nhiệm vụ huy động lực lượng phục vụ mặt trận và đảm bảo giao thông vận tải cho chiến dịch. Tỉnh Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 111 phát động nhân dân trong tỉnh thực hiện chiến dịch sửa chữa và củng cố cầu, đường giao thơng, trong đó tập trung vào sửa hai tuyến đường chính: Quốc lộ 2 và Đường 13A thuộc địa phận tỉnh. Những quãng đường hư hỏng, sụt lở, những đoạn đường cua, hẹp, trũng được sửa chữa, mở rộng và tôn cao nền đường. Trong một thời gian ngắn, Tuyên Quang đã huy động hàng vạn ngày cơng hồn thành sửa chữa cầu đường, đảm bảo cho các đơn vị chủ lực cơ động hành qn, trú qn an tồn. Bên cạnh đó, nhân dân còn tổ chức các đội bảo vệ giao thông và các đội tuần tiễu, thường xuyên kiểm tra các đoạn đường hỏng để nhanh chóng sửa chữa. Các đội phá bom, mìn cũng được thành lập, tích cực hoạt động đảm bảo thơng đường.

Tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp phân tích tình hình và chủ trương mở cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954. Bộ Chính trị cũng ra nghị quyết cho các địa phương đẩy mạnh công tác chuẩn bị phục vụ chiến trường “...hiện nay nhu cầu kháng chiến ngày càng nhiều, khối lượng hàng vận chuyển phải tăng lên rất nhiều. Nhưng đường, cầu, phà hiện nay rất xấu...các cấp phải tăng cường việc lãnh đạo công tác làm đường, cầu...” [21, tr. 17].

Đông – Xuân 1953 – 1954, để phục vụ các chiến dịch lớn, yêu cầu đặt ra phải đảm bảo giao thông vận tải thông suốt, giúp vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược và các đơn vị bộ đội cơ động ra chiến trường được nhanh chóng, thuận tiện. Tỉnh Tuyên Quang trở thành đầu mối nối liền hậu phương với chiến trường chính. Vì vậy, tỉnh phải mở thêm nhiều nhánh đường phụ sang Yên Bái nối liền giữa Sơn La và Lai Châu.

Trước khi ta mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, con đường duy nhất dẫn đến Lai Châu là Đường 41 (nay là Quốc lộ 6), con đường đi qua những địa hình hiểm trở, nhiều đèo cao, vực sâu rất khó khăn cho vận chuyển cơ giới. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng và Tổng cục Hậu cần chủ trương sửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 112 chữa Đường 41, đồng thời mở Đường 13A từ Thái Nguyên qua Tuyên Quang, đến Yên Bái và nối liền với Đường 41. Tỉnh Tuyên Quang được Trung ương phân loại và giao trách nhiệm phụ trách: Đường 13A ưu tiên loại 1, Quốc lộ 2 ưu tiên loại 2, đường Bắc Mục, Chợ Ngọc đến ngã ba Đơng Lí ưu tiên loại 3. “Tháng 7 năm 1953, Tuyên Quang mở chiến dịch cầu đường, huy động 1.021.136 ngày cơng, sửa chữa tồn bộ hệ thống đường dài 168 km. Cuối năm 1953, đầu năm 1954, các đoạn đường quan trọng được sửa chữa hoàn chỉnh” [1, tr. 181].

Tuyên Quang còn tiến hành mở rộng và làm mới nhiều nhánh đường phụ khác, tạo thành một mạng lưới các tuyến đường từ Tuyên Quang sang phía tây. Đoạn đường Hàm Yên, Chợ Ngọc đến Đơng Lí dài 85 km là con đường lắm đèo dốc, mặt đường cũ, hẹp, có nhiều đoạn trũng và đầm lầy. “Để sửa chữa hoàn chỉnh con đường này cần đào đắp 39.527 m3

đất, 18.126 m3

đá, sử dụng 888 m3 gỗ, 367.268 công lao động và 10.570 công chuyên môn”

[22, tr. 67]. Ngày 15-7-1953, công trường bắt đầu khởi công. Hơn 1000 dân công Tuyên Quang được huy động thường xuyên có mặt trên công trường. Với quyết tâm cao, chỉ trong thời gian ngắn, tuyến đường được hoàn thành, đảm bảo cho các đơn vị bộ đội chủ lực hành qn an tồn, nhanh chóng (Binh đoàn pháo 351, Trung đoàn pháo Tất Thắng...). Sau khi thơng đường, huyện Hàm n bố trí các đơn vị dân công sẵn sàng sửa chữa, củng cố cầu đường,

Một phần của tài liệu tỉnh tuyên quang trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954) (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)