IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Thành công của Zara tại thị trường Việt Nam
1.1. Những thành tựu đã đạt được tại thị trường Việt Nam
Chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2016, cửa hàng đầu tiên của Zara được mở tại TP. Hồ Chí Minh đúng theo cơng thức thành cơng mà thương hiệu thời trang này áp dụng trên toàn thế giới: Sang trọng, thời thượng nhưng vừa tiền.
Một năm sau khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đạt được những thành công nhất định. Năm 2017, Zara mở rộng quy mô thêm một cửa hàng khác tại Hà Nội.
Theo báo cáo tài chính của Zara Việt Nam, năm 2018, chỉ với hai cửa hàng tại Hà Nội và TP. HCM, doanh thu của thương hiệu này đã vượt 1700 tỷ đồng, cao hơn cả những chuỗi bán lẻ thời trang cao cấp như Tam Son Fashion hay Mai Son International Retail… gấp gần 6 lần doanh thu năm 2016 nhờ tâm lý chuộng hàng hiệu bình dân của người tiêu dùng Việt.
Tại Việt Nam, Zara được phân phối bởi tập đoàn Mitra Adiperkasa của Indonesia. Ngoài ra, đơn vị này còn đưa vào thị trường Việt Nam thêm 3 thương hiệu thời trang khác gồm Massimo Dutti, Pull & Bear và Stradivarius. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của Mitra Adiperkasa, Zara vẫn là cái tên chủ lực. Năm 2018, doanh thu từ thị trường Việt Nam đem về cho tập đoàn này hơn 1.200 tỷ rupiah,tương đương khoảng 1,970 tỷ đồng. Trong5 pháp nhân đang hoạt động, riêng Zara Việt Nam đã đóng góp gần 90%.
Đến nay, sau 4 năm kể từ khi bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam, Zara đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong thị trường thời trang Việt và là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực “thời trang nhanh”.
1.2. Những bài học rút ra sau thành công của Zara tại Việt Nam
Từ chiến lược marketing của Zara, chúng ta có thể đúc kết được rằng:
Thương hiệu (đặc biệt là các thương hiệu đa quốc gia) cần nắm bắt thật rõ tâm lý và thói quen của khách hàng theo quốc gia hay vùng miền cung cấp sản phẩm. Từ đó, thương hiệu mới có thể tác động đến nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, nếu không bắt kịp xu hướng, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ kém cạnh hơn đối thủ. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng tại thời điểm đó để biết họ muốn gì. Hãy ln đổi mới bản thân để trải nghiệm của khách hàng được tốt nhất.
Thương hiệu cần chú trọng điểm phân phối mặt hàng. Trải nghiệm của người mua tại cửa hàng sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: địa điểm, cách bày trí kệ và mặt hàng.