IV. ĐÁNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
2. Những hạn chế của Zara tại thị trường Việt Nam
Một trong những chiến lược của Zara là không đầu tư cho quảng cáo, truyền thông đa phương tiện khiêm tốn, tuy nhiên ngày nay quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng để thu hút khách hàng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Vì thế, trong tương lai có thể chiến lược này sẽ gây bất lợi cho Zara.
Thứ hai, Zara chưa chú trọng nhiều vào thương mại điện tử. Zara chỉ thực sự phát triển mạnh trong việc bán lẻ trực tiếp, còn doanh số bán lẻ trực tuyến của hãng vẫn bị tụt lại. Trong khi đó tại thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ thuần trực tuyến đang phát triển rất mạnh mẽ với phần lớn nhà cung cấp đến từ Trung Quốc, khi họ đã thiết lập được nhịp độ sản xuất thậm chí còn nhanh hơn Zara bằng cách sử dụng các công cụ phân phối và tiếp thị tiên tiến nhất. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ở thời điểm hiện tại, việc mua sắm trực tuyến càng trở nên phổ biến hơn khi khách hàng vẫn có nhu cầu mua sắm nhưng khơng muốn ra đường, đến những nơi đông người. Với nhu cầu mạnh mẽ như vậy, nhưng chỉ chiếm 12% trong doanh thu thuần, thương mại điện tử của Zara vẫn chỉ là 1 phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Zara - một kết quả nhạt nhòa so với các đối thủ cạnh tranh trực tuyến như Fashion Nova hay các nhà bán lẻ thời trang trên các sàn thương mại điện tử.
Thứ ba, các sản phẩm của Zara có giá khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân Việt Nam và chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là tầng lớp trung lưu có thu nhập khá.
Thứ tư, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những khách hàng quan tâm đến các vấn đề về tính bền vững, đang bắt đầu tự hỏi liệu họ có nên mua hàng thời trang nhanh hay khơng, và có xu hướng chủn sang sử dụng các thương hiệu bền vững hơn thay vì các thương hiệu thời trang nhanh tràn lan, khi mà tính bền vững và thân thiện với môi trường trong hoạt động hậu cần, phân phối của các hãng thời trang nhanh đang là một vấn đề đáng lo ngại.