0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Trang 49 -56 )

TẾ CỦA VIỆT NAM

5.1. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Qua 5 năm thực hiện các cam kết về thuế quan khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết về cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể là có

34

60 nhóm hàng cắt giảm đúng hạn (chiếm 68%), đặc biệt có 24 nhóm hàng cắt giảm mạnh hơn so với cam kết (tương đương với 27%), chỉ có 4 nhóm hàng cắt giảm chậm hơn so với cam kết.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, tính đến đầu năm 2012, trong số 22 nhóm hàng thuộc lĩnh vực lâm nghiệp có tới 18 nhóm hàng cắt giảm đúng và nhanh hơn so với cam kết (chiếm 81,8%), trong đó cắt giảm nhanh gồm 5 nhóm hàng và cắt giảm đúng cam kết gồm 13 nhóm hàng; chỉ có 4 nhóm hàng (chiếm 18,2%) cắt giảm chậm hơn so với cam kết.

Trong lĩnh vực thủy sản, theo lộ trình cắt giảm đã cam kết đến năm 2012, ngành thủy sản phải cắt giảm 157 dòng thuế. Việt Nam đã thực hiện đúng với lộ trình cam kết với tất cả các nhóm hàng. Thậm chí, có một số nhóm hàng Việt Nam còn cắt giảm nhanh hơn so với cam kết. Ví dụ nhóm hàng động vật giáp xác tươi hoặc ướp lạnh, mức thuế suất cam kết cắt giảm vào năm 2012 là 17,8% nhưng thuế suất áp dụng trong thực tế chỉ 5,8%. Nhóm động vật thân mềm tươi hoặc ướp lạnh mức thuế suất cam kết cắt giảm vào năm 2012 là 16,5%, nhưng trong thực tế đã cắt giảm còn 4,6%.

5.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng

Nhìn chung, Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết WTO. Phần lớn các mặt hàng được giảm thuế đúng hạn và nhanh hơn so với lịch trình cam kết, trong đó 23% nhóm mặt hàng đúng hạn, 60% nhóm mặt hàng giảm thuế nhanh hơn so với cam kết.

Các mặt hàng giảm nhanh hơn cam kết gồm: Hàng may mặc, vật liệu xây dựng, giấy in, kháng sinh các loại, bông gạc y tế, rượu, thuốc lá, các loại sơn, véc ni, hóa chất dùng trong công nghiệp dệt, da, giấy. Trừ rượu và thuốc lá, các mặt hàng còn lại đều là đầu vào cho các ngành hoặc sản phẩm thiết yếu (hàng y tế).

Các mặt hàng giảm đúng theo lịch trình cam kết gồm cà phê tan, rác thải đô thị, kem, da lông nhân tạo, hòm, hộp và các loại bao bì, các loại lịch in, giày trượt tuyết, máy tính điện tử bỏ túi. Các mặt hàng giảm chậm hơn so với cam kết gồm nước sốt, nước khoáng có ga, cặp, túi đeo vai cho học sinh, da thuộc của các loại động vật, các sản phẩm bằng hoa lá quả nhân tạo, các sản phẩm sứ vệ sinh. Các mặt hàng giảm theo đúng hoặc chậm hơn lịch trình cam kết nhìn chung dùng cho tiêu dùng cuối cùng.

Đáng chú ý là các mặt hàng bị cắt giảm thuế quan nhanh nhất, vì có nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc tăng nhanh nhập khẩu, tạo sức ép cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước. Các mặt hàng này bao gồm: Xe đạp trẻ em từ 80% xuống 39% năm 2011; xe đông lạnh từ 53% còn 20%; sắt thép ở dạng thanh và que từ 39-36% còn 7-6%; súng săn ngắn nòng từ 40% còn 9%; bưu thiếp từ 35% còn 5%; các loại lịch in từ 35% còn 5%; xe ô tô và các loại xe có động cơ để chở người từ 85% còn 60%; dụng cụ và thiết bị điều chỉnh hoặc điều khiển tự động từ 30% còn 5%.

Mặt hàng bị cắt giảm ít nhất hoặc không bị cắt giảm gồm: Da lộn, các bộ phận của giày dép, ống dẫn, máng dẫn, máng thoát và các phụ kiện lắp ráp bằng gốm sứ, máy thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến có hoặc không kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc với đồng hồ, người mẫu giả (ma-nơ-canh) và các hình giả khác dùng trong nghề may; thiết bị tự động và các vật trưng bày cử động được khác.

5.3. Lĩnh vực dịch vụ 5.3.1. Đánh giá chung 5.3.1. Đánh giá chung

Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và bám sát các cam kết WTO đối với các ngành/phân ngành dịch vụ Việt Nam cam kết mở cửa nhanh nhất, không cần thời kỳ quá

độ. Đặc biệt Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phân ngành/ngành dịch vụ trên tuy có cam kết mức độ mở cửa nhanh nhất nhưng trên thực tế, ngoại trừ phân ngành dịch vụ ngân hàng, các cam kết mở cửa với các ngành/phân ngành dịch vụ còn lại chỉ tương đương với các quy định hiện hành. Vì vậy, có thể nói các cam kết mở cửa ở mức độ cao với các ngành/phân ngành trên có thể sẽ không gây ra những biến động lớn với thị trường dịch vụ nội địa.

Việt Nam cũng đã thực hiện đầy đủ và bám sát cam kết WTO đối với các ngành/phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa nhanh nhưng cần thời kỳ quá độ. Dịch vụ

chứng khoán, dịch vụ phân phối là 2 lĩnh vực dịch vụ Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để điều chỉnh theo các cam kết WTO, đặc biệt là dịch vụ phân phối.

Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết liên quan đến nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc (MFN), minh bạch hóa. Tuy nhiên, Việt Nam cần rà soát thêm các quy định và văn bản pháp lý liên quan đến Mode 4 và Mode 3, đặc biệt là các quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh để có những sửa đổi cho phù hợp với các cam kết WTO.

5.3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi cam kết WTO về

dịch vụ

Về khía cạnh pháp lý

Trong quá trình cải cách khung pháp lý để phù hợp với cam kết WTO về dịch vụ, Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn và vướng mắc.

Thứ nhất, các vấn đề liên quan đến chất lượng của khung pháp lý và quy định. Khung pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam về các ngành dịch vụ còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là với cam kết GATS. Các văn bản đôi khi mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Việc “nội hóa” các cam kết quốc tế, điều ước quốc tế còn hạn chế, thiếu chi tiết, dẫn đến việc áp dụng chưa được như mong muốn. Trong quá trình ban hành luật, Việt Nam thường áp dụng công thức chung như “trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác”.

Thứ hai, các khó khăn trong việc rà soát và sửa đổi chính sách. Tốc độ rà soát và ban hành, sửa đổi các văn bản của Việt Nam còn chậm, chưa bắt kịp với nhu cầu thực tiễn và sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ làm cho việc rà soát khó khăn, tốn thời gian và chi phí.

Thứ ba, hiểu biết về nội hàm, nội dung của cam kết còn hạn chế. Việc hiểu và áp dụng đúng các cam kết WTO để từ đó đưa ra các văn bản chính sách điều chỉnh dịch vụ một cách phù hợp còn nhiều bất cập. Ví dụ, hiện nay, việc hiểu và áp dụng đúng cam kết của Việt Nam về tỷ lệ góp vốn đang có nhiều khó khăn.

36

Về quá trình thực hiện

Quá trình thực hiện các văn bản chính sách và cam kết đã ban hành cũng nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ nhất, tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan hành chính. Mặc dù Việt Nam đã công bố chức năng của từng bộ ngành trong việc ban hành, điều chỉnh các chính sách liên quan đến thương mại dịch vụ nhưng vẫn còn có sự chồng chéo trong việc quản lý giữa các cơ quan chức năng.

Thứ hai, việc truyền tải thay đổi chính sách đến cộng đồng. Thông tin về pháp luật thường không kịp thời, chính xác. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn nặng về phong trào, hình thức, chưa chú trọng xây dựng một hệ thống tư vấn pháp luật hiệu quả để giúp công dân, tổ chức và doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Thứ ba, việc tuân thủ và thực thi chính sách. Do chế tài chưa có hoặc chưa đủ mạnh nên ý thức thực thi pháp luật của người dân và doanh nghiệp còn chưa cao, ảnh hưởng lớn đến việc thực thi các cam kết WTO. Mặt khác, do chất lượng khung pháp lý chưa cao, văn bản pháp lý chồng chéo nên cũng dẫn tới nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện các cam kết về dịch vụ.

5.4. Lĩnh vực đầu tư

5.4.1. Cam kết đa phương và khu vực

Hiệp định đầu tư ASEAN

Việt Nam đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục bảo lưu của Hiệp định này vào tháng 9/2010. Tuy nhiên, đến nay Danh mục này chưa có hiệu lực do Quốc hội Thái Lan và In-đô-nê-xi-a phê chuẩn muộn. Các quốc gia thành viên đang tiếp tục thực hiện “phương thức cắt giảm/loại bỏ và cải thiện các hạn chế đầu tư” giai đoạn 2011-2012 theo hiệp định này.

Hiệp định đầu tư ASEAN - Trung Quốc

Tháng 3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hiệp định này7 và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành chức năng triển khai thực hiện các cam kết trong Hiệp định.

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Ngay sau khi gia nhập APEC vào tháng 11/1998, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về tự do hóa đầu tư phù hợp với các mục tiêu của APEC. Theo đó, Việt Nam cam kết dành đối xử quốc gia đầy đủ cho NĐTNN vào năm 2020; từng bước tạo mặt bằng pháp lý và áp dụng thống nhất chính sách thuế, các loại giá dịch vụ cho nhà đầu tư trong nước và và NĐTNN; tăng cường tính minh bạch và có thể dự đoán trước được của luật pháp, chính sách về ĐTNN; cải tiến thủ tục đầu tư; giảm dần các yêu cầu hoạt động đối với dự án ĐTNN phù hợp với Hiệp định TRIM; từng bước thực hiện chế độ đăng ký cấp giấy phép đầu tư; đa dạng hóa hình thức đầu tư và phương thức huy động vốn ĐTNN.

5.4.2. Các cam kết gia nhập WTO

Nghĩa vụ chung về minh bạch hóa chính sách đầu tư/kinh doanh

Về việc thực hiện cam kết này, theo quy định tại khoản 5, Điều 29 Luật Đầu tư, căn cứ vào yêu cầu phát triển KT-XH trong từng thời kỳ và phù hợp với các cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối với ĐTNN. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục sửa đổi văn bản pháp luật và lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động.

Trước khi gia nhập WTO, với mục tiêu tăng tính cạnh tranh, minh bạch hóa, Việt Nam đã ban hành Luật Đấu thầu năm 2005 với các quy định thông thoáng, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử trong lĩnh vực này.

Cam kết vềđiều kiện và thủ tục cấp phép

Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Luật chuyên ngành, trong đó quy định cụ thể điều kiện, trình tự và thủ tục cấp phép, đáp ứng cơ bản yêu cầu thực thi cam kết. Các điều kiện và thủ tục cấp phép ngày càng được sửa đổi, hoàn thiện theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.

Cam kết về hình thức đầu tư và điều kiện góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư

nước ngoài

Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại và các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật này đã cho phép NĐTNN được phép hiện diện thương mại theo các hình thức quy định tại Biểu cam kết.

Theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, NĐTNN được phép góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngày 18/06/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo quyết định này, NĐTNN được góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ không hạn chế8, trừ một số trường hợp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, các ngành nghề thuộc pháp luật chuyên ngành, thương mại dịch vụ, đa ngành nghề, đa lĩnh vực, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì được thực hiện theo luật và văn bản chuyên ngành.

Cam kết về quyền kinh doanh

Để thực hiện cam kết này, ngày 12/2/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn ĐTNN

8 Trước đây, mua cổ phần của NĐTNN trong doanh nghiệp Việt Nam bị khống chế ở mức tối đa là 30% vốn điều lệ của các doanh nghiệp này.

38

tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã ban hành Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa phù hợp với cam kết về vấn đề này. Với việc ban hành các văn bản nêu trên, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ cam kết với WTO về quyền kinh doanh.

Cam kết về trợ cấp dưới hình thức ưu đãi đầu tư

Quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đáp ứng yêu cầu thực thi cam kết. Luật Đầu tư đã đưa các dự án sản xuất hàng xuất khẩu và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật liệu trong nước ra khỏi Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Từ ngày 01/07/2006, các ưu đãi đầu tư căn cứ vào các tiêu chí nói trên quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước cũng như các văn bản quy định chi tiết các Luật này sẽ tự động chấm dứt hiệu lực thi hành. Chính phủ đã ban hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và đã chỉ đạo rà soát, điều chỉnh một số quy định có liên quan đến ưu đãi về thuế, sử dụng đất, tín dụng nhằm thực hiện cam kết.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã chuyển Quỹ Hỗ trợ phát triển thành Ngân hàng Phát triển, điều chỉnh lại mục tiêu và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, chuyển các loại trợ cấp không được phép áp dụng theo quy định của WTO sang các hình thức khác được áp dụng phổ biến trên thế giới và được WTO thừa nhận.

Cam kết theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Theo Hiệp định VN-US BTA có hiệu lực từ tháng 12/2001, Việt Nam đã cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Hiệp định TRIM vào thời điểm chậm nhất cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO. Vì vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã liên tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng các cam kết theo Hiệp định TRIM. Luật Đầu tư (điều 8) cũng đã loại bỏ toàn bộ các biện pháp TRIM được áp dụng như những điều kiện bắt buộc để cấp phép đầu tư và cấp ưu đãi đầu tư, bao gồm các yêu cầu bắt buộc xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước cũng như các ưu đãi đầu tư gắn với việc thực hiện các yêu cầu này. Việt Nam cũng cam kết không tái áp dụng các yêu cầu nói trên và các biện pháp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (Trang 49 -56 )

×