Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN Ấn Độ 14

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 30 - 31)

2. CÁC CAM KẾT THƯƠNG MẠI TRONG KHUNG KHỔ CÁC FTA CHÍNH 6 

2.6.Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN Ấn Độ 14

Do chính sách bảo hộ cao của Ấn Độ, mức độ cắt giảm thuế trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) có khác với mức cắt giảm thuế trong các Hiệp định ASEAN+ khác. Theo Hiệp định, lộ trình cắt giảm thuế được phân theo 5 danh mục có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau bao gồm Danh mục NT, Danh mục SL, Danh mục HSL, Danh mục các sản phẩm đặc biệt và Danh mục GEL. Với tư cách là nước thành viên mới của ASEAN (CLMV), Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 5 năm so với các nước ASEAN và Ấn Độ. Tuy có lộ trình dài hơn nhưng Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác. Các cam kết giảm thuế cụ thể của Việt Nam được tóm tắt trong Bảng 7.

Danh mục NT của Việt Nam gồm 80% số dòng thuế sẽ giảm xuống 0% ngày 31/12/2017. Trong đó, 9% tổng số dòng thuế sẽ được linh hoạt giảm xuống 0% từ 31/12/2020 (NT2). Danh mục SL chiếm 10% số dòng thuế với cam kết chung là giảm thuế xuống 5% vào ngày 31/12/2020 (ASEAN-6 và Ấn Độ là 2015). 4% số dòng thuế thuộc Danh mục SL sẽ được bãi bỏ thuế vào 31/12/2023. 50 dòng thuế có thuế suất MFN 5% sẽ giữ nguyên mức thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ giảm xuống 4,5% kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và 4% vào 31/12/2015 đối với các nước ASEAN-6, các nước CLMV sẽ thực hiện chậm hơn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực với thời hạn hoàn thành là 31/12/2020.

Danh mục các sản phẩm đặc biệt gồm một số sản phẩm rất nhạy cảm với Ấn Độ nhưng có lợi ích xuất khẩu lớn đối với Việt Nam. Theo yêu cầu của Việt Nam, Ấn Độ nhất trí giảm thuế còn 45% đối với cà phê và chè đen, và 50% đối với hạt tiêu vào 31/12/2018.

Danh mục HSL gồm 244 dòng thuế, được phân làm 3 nhóm: (i) giảm thuế xuống còn 50%; (ii) giảm 50% mức thuế suất; và (iii) giảm 25% mức thuế suất. Thời hạn hoàn thành là 31/12/2023.

Danh mục GEL gồm 485 dòng thuế là những sản phẩm không thuộc đối tượng cắt giảm thuế. Ấn Độ duy trì 489 dòng thuế chiếm 5% trị giá kim ngạch thương mại. Với diện loại trừ rộng, hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam có nhu cầu bảo hộ đều được đưa vào Danh mục GEL.

Tương tự như trong các Hiệp định FTA khác, mức độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai đoạn đầu (mới thực hiện Hiệp định) là không cao. Mức độ cắt giảm thuế sẽ tăng lên trong các năm cuối của Lộ trình cắt giảm.

Bảng 7: Thuế suất bình quân của Việt Nam trong Hiệp định AITIG (%)

Cam kết thuế quan

STT Mặt hàng MFN 2010

Thuế

suất áp dụng

2011 2009 2011 2015 2020

1 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 8,2 7,6 8,6 7,6 4,8 1,4 2 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 8,8 4,0 4,5 4,0 2,0 0,0 3 Hàng thuỷ sản 15,5 25,4 28,8 25,4 18,4 9,2 4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 9,0 9,0 9,9 9,0 6,8 4,0 5 Đá quý, kim loại quý & sản phẩm 10,6 3,9 4,3 3,9 2,5 0,0 6 Gạo, lúa mỳ 24,7 25,5 29,5 25,5 13,6 0,0 7 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,0 6,0 6,8 6,0 3,6 0,7

8 Đồng 0,8 3,3 3,6 3,3 1,8 0,5

9 Dầu mỡ động thực vật 15,7 11,8 14,1 11,8 7,3 0,9 10 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 9,0 5,8 6,6 5,8 3,8 1,2 11 Xăng dầu các loại 20,8 x x x x 12 Cao su và sản phẩm từ cao su 11,0 7,1 8,2 7,1 3,8 0,0 13 Ô tô nguyên chiếc các loại 37,0 GEL GEL GEL GEL 14 Dây điện và dây cáp điện 8,0 5,3 6,0 5,3 3,2 0,0 15 Dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm 1,6 3,6 3,6 3,6 2,8 2,3 16 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo 8,6 9,6 10,3 9,6 6,7 2,9 17 Vải may mặc các loại 12,0 9,0 10,7 9,0 6,5 2,7 18 Sắt thép (gồm phôi thép) 7,3 8,9 9,1 8,9 7,6 6,6 19 Sữa và sản phẩm từ sữa 8,4 18,0 20,9 18,0 12,3 4,3 20 Hàng rau quả 23,7 23,3 27,4 23,3 13,08 0,515 21 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,6 6,6 7,1 6,6 4,3 1,4 22 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 6,2 4,5 5,1 4,5 2,7 0,0 23 Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 24,1 29,8 33,3 29,8 19,3 8,2 24 Giấy và sản phẩm từ giấy 13,6 13,8 16,0 13,8 8,7 2,2 25 Kim loại thường khác 5,7 3,2 3,5 3,2 2,0 0,6 26 Sản phẩm hoá chất 6,6 10,4 11,1 10,4 8,0 4,8 27 Nguyên phụ liệu thuốc lá 43,7 17,9 21,8 17,9 9,9 0,0 28 Phân bón các loại 1,1 4,0 4,1 4,0 2,4 0,1 29 Xơ, sợi dệt 3,3 4,2 4,6 4,2 2,5 0,8 30 Hóa chất 1,0 4,1 4,5 4,1 2,4 0,2

Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 30 - 31)