Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quố c 11

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 27 - 29)

2. CÁC CAM KẾT THƯƠNG MẠI TRONG KHUNG KHỔ CÁC FTA CHÍNH 6 

2.3. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quố c 11

Hiệp định về Thương mại hàng hóa đã được ASEAN và Hàn Quốc thống nhất đàm phán dựa trên cơ sở Hiệp định về Thương mại Hàng hóa đã được ký kết trước đó giữa ASEAN và Trung Quốc, bao gồm lịch trình cắt giảm thuế, các quy tắc cho hưởng ưu đãi, các biện pháp phi thuế, các quy tắc đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý thương mại hàng hoá như chống bán phá giá và tự vệ, các quy định về cơ cấu thể chế.

Về cắt giảm thuế quan, Hiệp định đề ra các lộ trình như sau:

- Lộ trình NT: bao gồm 90% số dòng thuế và 90% kim ngạch thương mại, riêng Việt Nam là 75% kim ngạch thương mại. Hàn Quốc hoàn thành vào 1/1/2010; ASEAN-6

12

hoàn thành vào 1/1/2012; Việt Nam hoàn thành vào 1/1/2018; Căm-pu-chia, Lào, và Mi-an-ma hoàn thành vào 1/1/2020.

- Lộ trình SL: ASEAN-6 và Hàn Quốc giảm xuống 0-5% vào 1/1/2016; Việt Nam xuống 0-5% vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma xuống 0-5% vào 1/1/2024.

Bảng 6: Thuế suất bình quân (%) của Việt Nam trong Hiệp định AKFTA

Cam kết thuế quan

STT Nhóm/ mặt hàng Thuế MFN 2010 2010 2011 2015 Thuế áp dụng 2010 1 Hàng thủy sản 15,51 20,21 15,41 10,00 20,21 2 Sữa và các sản phẩm từ sữa 8,44 15,32 10,92 10,00 15,32 3 Hàng rau quả 23,68 19,17 14,60 10,00 19,17 4 Gạo, lúa mỳ 24,67 17,14 13,93 10,00 17,14 5 Dầu mỡ động thực vật 15,66 14,28 11,36 10,00 14,28 6 Bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc 24,07 24,04 19,15 10,00 24,04 7 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,61 5,06 3,28 0,00 5,06 8 Nguyên phụ liệu thuốc lá 43,70 43,33 12,55 10,00 43,33

9 Xăng dầu các loại 20,77 9,67 8,01 0-5 9,67

10 Than đá 4,00 4,00 4,00 0,00 4,00 11 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 8,78 4,86 3,5 0,00 4,86

12 Hóa chất 1,01 0,99 0,90 0,00 0,99 13 Sản phẩm hóa chất 6,58 5,24 3,93 0,00 5,24

14 Dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm 1,62 3,40 2,60 0,00 3,40

15 Phân bón các loại 1,13 0,00 0,00 0,00 0,00 16 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm 8,56 7,60 5,90 0-5 7,60

17 Cao su và sản phẩm từ cao su 10,99 6,84 5,57 0-5 6,84

18 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,04 7,38 5,76 0-5 7,38 19 Giấy và sản phẩm từ giấy 13,59 15,90 12,15 0-5 15,90

20 Xơ, sợi dệt 3,27 3,47 3,47 0,00 3,47 21 Vải may mặc các loại 12,00 12,00 12,00 0-5 12,00

22 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 8,23 6,85 5,83 0-5 6,85 23 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 10,57 9,58 7,82 0-5 9,58 24 Sắt thép và phôi thép 7,31 5,58 4,43 0,00 5,58 25 Kim loại thường khác 5,68 5,15 3,85 0,00 5,15 26 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 9,01 6,27 4,74 0,00 6,27 27 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 9,04 3,89 2,96 0,00 3,89

28 Dây diện và dây cáp điện 8,00 5,24 4,35 0,00 5,24 29 Ô tô nguyên chiếc các loại 37,00 8,49 5,81 0-5 8,49 30 Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 6,20 5,91 4,65 0-5 5,91

Chú ý: đối với AKFTA, mức thuế cam kết chính là mức thuế thực hiện. Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011).

5 Từ năm 2010 sang năm 2011, thuế nhập khẩu giảm mạnh. Năm 2010, nguyên phụ liệu thuốc lá từ Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam hầu như không đáng kể. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2011, giá trị nhập khẩu mặt hàng này là gần 1,8 triệu USD. Một số nước xuất khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá với giá trị lớn sang Việt Nam là Bra-xin (hơn 28 triệu USD), Trung Quốc (hơn 15 triệu USD), Nhật Bản (khoảng 19 triệu USD) và một số nước ASEAN khác như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. (Nguồn: Tổng cục hải quan).

- Lộ trình HSL: ASEAN-6 và Hàn Quốc: bao gồm 200 dòng thuế ở cấp 6 chữ số hoặc 3% tổng số dòng thuế ở cấp chữ số HS do từng quốc gia lựa chọn và 3% kim ngạch thương mại. CLMV: 200 dòng thuế ở cấp 6 chữ số hoặc 3% tổng số dòng thuế ở cấp chữ số HS do từng quốc gia lựa chọn.

Lộ trình HSL gồm 5 nhóm, cụ thể:

Nhóm A: ASEAN-6 và Hàn Quốc: giảm xuống 50% vào 1/1/2016; Việt Nam: giảm xuống 50% vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma: giảm xuống 50% vào 1/1/2024.

Nhóm B: ASEAN-6 và Hàn Quốc: cắt giảm 20% mức thuế suất (thuế suất MFN tại thời điểm 1/1/2005) vào 1/1/2016; Việt Nam: cắt giảm 20% mức thuế suất vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma: cắt giảm 20% mức thuế suất vào 1/1/2024.

Nhóm C: ASEAN-6 và Hàn Quốc: cắt giảm 50% mức thuế suất (thuế suất MFN tại thời điểm 1/1/2005) vào 1/1/2016; Việt Nam: cắt giảm 50% mức thuế suất vào 1/1/2021; Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma: cắt giảm 50% mức thuế suất vào 1/1/2024.

Nhóm D: hạn ngạch thuế quan được thoả thuận song phương.

Nhóm E: loại trừ 40 dòng thuế HS 6 số không thực hiện cắt giảm và loại bỏ thuế quan.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)