Cam kết song phương 30

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 46 - 47)

3. CÁC CAM KẾT VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC CAM KẾT KHÁC 26

3.7. Cam kết song phương 30

Đến cuối năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo các hiệp định này, Việt Nam cam kết thực hiện các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư phù hợp với những tiêu chuẩn và tập quán quốc tế thông dụng, cụ thể là:

- Mở rộng phạm vi các khoản đầu tư được bảo hộ theo Hiệp định, bao gồm cả đầu tư trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của bên ký kết bằng việc chấp thuận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thỏa đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.

- Cam kết không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính trừ trường hợp vì mục đích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối

xử và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ, có hiệu quả, theo đúng giá thị trường và phù hợp với thủ tục luật định. Các biện pháp tước quyền sở hữu cũng như đền bù thiệt hại được thực hiện trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.

- Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước trên nguyên tắc “không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi”.

- Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan Nhà nước ra giải quyết tại tòa hành chính, trọng tài quốc tế hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)