NHẬN XÉT CHUNG 32

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 48 - 49)

Với các cam kết khi gia nhập WTO về thuế, quyền xuất, nhập khẩu, phân phối, đầu tư, mua sắm chính phủ nói trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Trừ các sản phẩm CNTT và dệt may, cam kết thuế quan trong WTO không có tác động lớn do mức độ cắt giảm không nhiều, lộ trình khá dài, đặc biệt nếu so sánh với cam kết thuế quan trong các FTA của ASEAN thì tác động của cam kết thuế quan trong WTO (nếu có) đối với xuất nhập khẩu là hạn chế.

- Cam kết WTO tác động nhiều hơn ở khía cạnh thể chế (quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quyền phân phối, đầu tư) và lĩnh vực dịch vụ. Các cam kết này có tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư và hoạt động thương mại, cụ thể như sau:

+ Có sự gia tăng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thậm chí dịch chuyển đầu tư từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực dịch vụ. Tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo giảm trong khi tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ tăng lên sau những năm đầu gia nhập WTO là một minh chứng.

+ Một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN giảm sản lượng và chuyển sang nhập khẩu hoặc thậm chí tham gia vào một số hoạt động phân phối. Nguyên nhân chính của xu thế này là hàng rào thuế quan bảo hộ thị trường nội địa đã được dỡ bỏ dần.

+ Việt Nam không còn quyền chọn thầu trong các dự án không dùng ngân sách nhà nước (NSNN) và quyền yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện các dự án không dùng NSNN sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.

Hệ quả có thể là: (i) ảnh hưởng đến việc tăng năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới nếu chi phí sản xuất trong nước còn cao; và (ii) mở rộng khả năng nhập khẩu.

Tuy nhiên tác động của các cam kết thể chế và dịch vụ cần được đánh giá một cách toàn diện, trên tổng thể nền kinh tế, trên những khía cạnh sau đây:

- Các cam kết về thể chế làm cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam trở nên minh bạch và có tính cạnh tranh cao hơn, tạo nên sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tái cấu trúc để kinh doanh theo các chuẩn mực mới, hiệu quả hơn. Việc các doanh nghiệp nước ngoài được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu làm giá bán của người sản xuất cao hơn (như gạo, cà phê), từ đó có tác dụng khuyến khích sản xuất, bảo đảm lợi ích của nông dân.

- Mở cửa thị trường dịch vụ làm khu vực này phát triển sôi động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc tự do hóa sớm khu vực dịch vụ trước khi gia nhập và đặc biệt là thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO đã giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế.

- Mở cửa thị trường dịch vụ làm chi phí dịch vụ giảm, dẫn đến giảm chi phí sản xuất. - Riêng về dịch vụ phân phối, việc mở cửa lĩnh vực này một mặt buộc các nhà phân phối phải đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, mặt khác tạo ra diện mạo mới cho ngành bán lẻ Việt Nam.

Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần khai thác các hạn chế bảo lưu được trong cam kết và có chính sách phát triển đúng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và định hướng đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam cần.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ TÌNH HÌNH KINH tế xã hội VIỆT NAM SAU 5 năm GIA NHẬP tổ CHỨC THƯƠNG mại THẾ GIỚI (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)