CHƯƠNG 4 : MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GÍA
4.4. Đánh giá kết quả mô phỏng
4.4.2. Ứng dụng VoIP
Hình 4.10: Độ trễ của ứng dụng VoIP 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).
Ta thấy được tất cả các giải thuật đều có độ trễ rất thấp trong tất cả các trường hợp của ứng dụng VoIP, Giải thuật EXP/PF và EXP/PF-VT ln có độ trễ dưới 1.8 ms. Tiếp theo là ứng dụng PF nhưng độ trễ cũng dưới mức 2.3 ms. Nhìn vào đồ thì ta thấy được khi người dùng trên 30 và đến 60 độ trễ của giải thuật MLWDF và MLWDF-VT tăng nhanh nhưng vẫn dưới mức 5 ms. Với trường hợp vận tốc 30
km/h của ứng dụng VoIP thì sự chênh lệch giữa các giải thuật vẫn như trường hợp 3 km/h nhưng có một điểm khác biệt là độ trễ tăng khoảng 0.5 ms với giải thuật MLWDF và MLWDF-VT, và độ trễ của MWLDF-VT cao hơn MLWDF. Độ trễ rất nhỏ nên không làm ảnh hưởng nhiều đến thời gian xử lý cho việc sử dụng ứng dụng VoIP.
Hình 4.11: Chỉ số cơng bằng của ứng dụng VoIP 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).
Chỉ số công bằng của ứng dụng VoIP có chỉ số cao nhất trong 4 ứng dụng do đặc trưng ứng dụng cần xử lý với độ trễ thấp bên cạnh tốc độ bit yêu cầu khi sử dụng thấp và là hằng số với tốc độ 8 kbps. Chỉ số cơng bằng của các kỹ thuật lịch trình cao nhất ở mức 10 người dùng và tăng giảm ở các mức người dùng khác nhau tùy thuộc vào việc cung cấp tài nguyên cho các luồng dữ liệu ứng dụng khác so với VoIP. Chỉ số công bằng của ứng dụng VoIP trường hợp 30 km/h gần giống như trường hợp 3 km/h nhưng có sự khác biệt giữa sự chênh lệch giữa các kỹ thuật lịch trình do sự phân phối ưu tiên tài nguyên có thể sử dụng. Do sự phân bố tài nguyên tùy thời điểm phụ thuộc thuật toán khác nhau giữa các kỹ thuật lịch trình ta thấy có sự tăng giảm thay đổi liên tục tùy thuộc mức độ ưu tiên.
Hình 4.12: Tỉ lệ mất gói của ứng dụng VoIP 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).
Trong ứng dụng VoIP ta thấy PF có tỉ lệ mất gói thấp nhất dưới 0.05% trong tất cả mọi trường hợp, ở mức 10 và 30 người dùng thì PF có tỉ lệ mất gói gần như 0%. Trong ứng dụng VoIP với vận tốc 30 km/h ta thấy PF có tỉ lệ mất gói thấp nhất dưới 0.02% trong tất cả mọi trường hợp, ở 20 người dùng thì PF có tỉ lệ mất gói gần như 0%. Do chỉ số ưu tiên được tăng hơn so với trường hợp 3 km/h nên tỉ lệ mất gói cao nhất thấp hơn chi khoảng 0.12%. Độ mất gói tin đều thấp hơn giới hạn mất gói tin lớn nhất là 1% của chuẩn VoIP G.729.
Hình 4.13: Thơng lượng của ứng dụng VoIP 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).
Ta thấy trong VoIP thì thơng lượng của các kỹ thuật lịch trình đều tăng và khơng có sự chênh lệch nhiều do số lượng người sử dụng tăng và tốc độ bit khi người dùng sử dụng ứng dụng là hằng số, sự thay đổi tăng giảm khác nhau của các kỹ thuật lịch trình phụ thuộc vào sự phân bố tài nguyên cho các luồng tại thời điểm đó, sự khác nhau về độ trễ và tỉ lệ mất gói trong từng thời điểm khi số lượng người dùng thay đổi. Trong ứng dụng VoIP thì thơng lượng của các kỹ thuật lịch trình ở trường hợp 3 km/h cao hơn 30 km/h do tốc độ thay đổi, thông lượng thấp nhất của giải thuật thì khơng thay đổi nhiều khi tại 10 người dùng cịn thơng lượng cao nhất của EXP/PF-VT từ 216.5 kbps còn 214.4 kbps của giải thuật MLWDF. Thông lượng của giải thuật MLWDF hầu hết ở mức cao khi số lượng người dùng tăng dần. Nhưng ta thấy rằng thông lượng của giải thuật MLWDF luôn ở mức cao trong hầu hết mọi trường hợp. Trong ứng dụng VoIP thì ta vẫn thấy rằng thông lượng của giải thuật MLWDF luôn ở mức cao so với các giải thuật lịch trình khác thì có sự tăng giảm không ổn định về mức độ thông lượng.