Ứng dụng web

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ THUẬT LỊCH TRÌNH CHO ĐA DỊCH VỤ TRONG MẠNG LTEA (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 4 : MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GÍA

4.4. Đánh giá kết quả mô phỏng

4.4.4. Ứng dụng web

Hình 4.18: Độ trễ của ứng dụng web 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).

Ta thấy độ trễ trong trình duyệt web cũng ở mức khá thấp dưới ở mức 0.092 s. Ngoài trừ giải thuật PF ở mức 50-60 người khoảng 0.094s và 0.0103 s, sự thay đổi độ trễ của giải thuật PF do có việc ưu tiên thơng lượng cho các luồng dữ liệu khác

dựa trên số lượng các gói tin có kích thước lớn hơn so với trình duyệt web. Việc giải thuật MLWDF và MLWDF-VT luôn cao hơn do đặc trưng thuật toán ưu tiên mức độ trễ và độ dài gói tin trực tiếp trong thuật tốn hơn giải thuật EXP/PF và EXP/PF- VT dựa trên tính tốn hàm mũ. Ta thấy độ trễ khi vận tốc tăng lên 30 km/h trong ứng dụng web tỉ lệ thuận, nhưng tăng không cao. Độ trễ của giải thuật MLWDF và MLWDF-VT tăng vẫn mức cao như trường hợp 3 km/h.

Hình 4.19: Chỉ số cơng bằng của ứng dụng web 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).

Do ứng dụng trình duyệt web thường khơng u cầu cao về QoS như độ trễ hay thông lượng cao nên sự cạnh tranh giữa các ứng dụng về mức độ công bằng hầu hết đều ở mức không cao so với các ứng dụng như VoIP, Video, bộ đệm vô hạn. Sự chênh lệch giữa các giải thuật lịch trình thay đổi bất đồng về khoảng người dùng như ở mức độ người dùng thấp từ 10-20 người dùng thì các giải thuật không quan tâm độ trễ đối xử các giải thuật. Từ 30 người dùng trở đi thì hầu như các giải thuật tính độ trễ có chỉ số cơng bằng cao hơn do sự phân phối tài nguyên đến người dùng cân bằng hơn. Trong trường hợp vận tốc 30 km/h chỉ số công bằng vẫn ở mức thấp khi người dùng tăng nhưng ở mức độ 60 người dùng thì được tăng nhẹ so với trường hợp vận tốc 3 km/h nhưng không đáng kể.

Hình 4.20: Tỉ lệ mất gói của ứng dụng web 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).

Tỉ lệ mất gói của trình duyệt web ở mức cao hơn so với những ứng dụng khác và tăng nhanh khi số lượng người sử dụng tăng, do nhận được mức độ ưu tiên về luồng dữ liệu thấp hơn so với các ứng dụng khác, ứng dụng trình duyệt web cũng khơng yêu cầu nhiều về QoS, trong thực tế ta cũng dễ dàng thấy rằng khi sử dụng nhiều luồng dữ liệu ứng dụng thì khi sử dụng trình duyệt web ta dễ bị mất các gói tin khi mở một trang trình duyệt bất kì khi sử dụng. Tỉ lệ mất gói cao nhất thuộc về giải thuật EXP/PF-VT khoảng 6.84% và thấp nhất tại 10 người dùng thuộc về giải thuật MLWDF khoảng 0.7%.

Trong trường hợp 30 km/h ta thấy khi người dùng từ 10-40 người dùng tỉ lệ mất gói khơng thay đổi nhiều ngoại trừ giải thuật MLWDF-VT tăng mạnh do độ trễ tăng cao làm mất các gói tin. Ở mức người dùng từ 50-60 thì tỉ lệ mất gói giảm thêm khoảng 1% do chỉ số công bằng được tăng thêm so với trường hợp 3 km/h.

Hình 4.21: Thơng lượng của ứng dụng web 3km/h (trái) và 30 km/h (phải).

Thơng lượng của trình duyệt web khá thấp do lượng dữ liệu sử dụng không cao so với các ứng dụng mà ta cùng sử dụng mô phỏng, Do đây ứng dụng không phải thời gian thực nên các ứng dụng thiên về việc không quan tâm về độ trễ như PF, MLWDF-VT và EXP/PF-VT đạt thông lượng cao hơn so với ứng dụng thời gian thực như MLWDF và EXP/PF. Bởi vì thơng lượng trong ứng dụng trình duyệt web không cao nên vận tốc thay đổi từ 3 km/h lên 30 km/h khơng có sự thay đổi nhiều về thơng lượng do qua trình cấp phát RB được tăng khi số lượng người dùng tăng ở mức 50-60 người dùng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ THUẬT LỊCH TRÌNH CHO ĐA DỊCH VỤ TRONG MẠNG LTEA (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w