Trung Quốc: Nghề thủ cơng ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi
tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy... Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ cơng, làm việc trong các hộ gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Đến năm 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức vào hợp tác xã. Sau này phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở một số địa phương.
Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp cơng, thương nghiệp, xây dựng...hoạt động ở khu vực nơng thơn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978, khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp “Hương Trấn” phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lượng cơng nghiệp nơng thơn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ các làng nghề. Trong các hàng thủ công xuất khẩu, hàng thảm có vị trí quan trọng (chiếm 75% số lượng thảm ở thị trường Nhật).
Hàn Quốc: Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến
truyền thống. Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng được tập trung sản xuất là: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lương thực, thực phẩm theo cơng nghệ cổ truyền.
Chương trình phát triển ngành nghề ngồi nơng nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ những năm 1967. Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất với quy mơ nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi xuất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ngành nghề thủ công truyền thống cũng được phát triển rộng khắp từ những năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động theo hình thức sản xuất tại gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyết truyền thống. Để phát triển cơng nghiệp thủ cơng truyền thống, Chính phủ đã thành lập các cơng ty dịch vụ thương mại nhằm tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa thiểu thủ cơng nghiệp do nơng thơn làm ra. Triển vọng của phát triển tiểu thủ cơng nghiệp cịn đầy hứa hẹn do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này ngày càng tăng cao.
Ấn Độ: Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, nhiều cơ sở cơng nghiệp mới,
sản xuất công cụ cải tiến, cơng nghiệp cơ khí chế tạo và cơng nghiệp chế biến tại Ấn Độ đã được phát triển. Đồng thời Chính phủ cịn khuyến khích ngành cơng nghiệp cổ truyền và tiểu thủ công nghiệp cùng phát triển. Các mạng lưới cơ sở cơ khí chế tạo cơng cụ cổ truyền rải rác ở nơng thơn với trên 10.000 hộ gia đình quy mơ vừa và nhỏ, được trang bị thêm những công cụ sản xuất mới, nửa cơ khí và cơ khí như lị bễ cải tiến, máy gia cơng kim loại... nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những cơ sở này đã sản xuất
ra hàng triệu nông cụ thủ cơng và nửa cơ khí, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trong sản xuất của nông dân.
Ấn Độ là nước có nền văn minh, văn hóa dân tộc lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời cũng là nơi có nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống. Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người dân sinh sống bằng các nghề tiểu thủ công nghiệp với doanh thu hàng năm gần 1.000 tỷ rupi. Có những ngành nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng cao cấp như kim hoàn vàng, bạc, kim cương, ngọc ngà... Trong số 0,03% sản lượng kim cương của Thế giới mà Ấn Độ khai thác được do 75 vạn thợ chế tác kim cương, lại chủ yếu là các hộ gia đình cá thể sống ở làng nghề thực hiện. Kim ngạch xuất khẩu kim cương đạt 3 tỷ USD. Ở Ấn Độ 30 năm gần đây, ngành chế tác kim cương đứng vào hàng những quốc gia chế tác kim cương lớn nhất Thế giới. Trên thực tế, kim cương của Ấn Độ không nhiều, nhưng họ nhập kim cương thô của Nga và chế tác để cạnh tranh với Ixsaren và Hà Lan.
Viện thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ là cơ quan nghiên cứu kinh tế kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển ngành nghề cổ truyền. Trong thời gian qua, ngoài việc nghiên cứu kỹ thuật, cơng nghệ mẫu mã,mặt hàng, cịn tổ chức 165 cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở trong nước và nước ngoài để giới thiệu các mặt hàng đặc sản của Ấn Độ, nghiên cứu và tìm lại thị trường xuất khẩu ra nước ngồi.
Philippin: Ngay từ đầu,Chính phủ Philippin đã quan tâm đến cơng
nghiệp nơng nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thơn. Từ năm 1978 – 1982, Chính phủ đã đề ra chương trình và dự án công nghiệp nông thôn, mà trước hết tập trung vào ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp về tài chính, cơng nghệ và tiếp thị. Cụ thể là miễn thuế cho các xí nghiệp nhỏ để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ và thông tin thị trường giá cả.
Các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm được chú ý hơn cả để tập trung vào xuất khẩu. Chẳng hạn, nghề chế biến NATA nước dừa tinh khiết, là món ăn lâu đời của người dân. Cả nước có khoảng 300 gia đình chế biến NATA cung cấp cho công ty thực phẩm Inter Food để xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cổ truyền này là 14 triệu USD (1993) trong đó 85% xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Malaysia: Là nước có rừng nhiệt đới lớn thứ 3 thế giới, được thiên
nhiên ban tặng một nguồn tài nguyên vô về gỗ cùng phong phú cùng các tài nguyên khác như thiếc, cao su, dừa, cọ nổi tiếng. Từ sự khởi đầu khiêm tốn 20 năm về trước, chỉ là một ngành nghề thủ công truyền thống với sản phẩm chủ yếu là gỗ làm nhà, gỗ tròn tiêu thụ nội địa.
Kế hoạch tổng thể về công nghiệp lần thứ I, nghề truyền thống chế biến gỗ gia dụng được định dạng như một ngành công nghiệp mũi nhọn và một số chính sách được thi hành. Tạo ra nhiều sản phẩm cách tân, đa dạng về mẫu mã chủng loại như đồ dùng trong nhà, văng phòng, màn, thảm vải. Kế hoạch lần thứ II, ngành hàng gỗ gia dụng tăng trưởng nhah một cách phi thường. Sự ra đời của Hội đồng công nghiệp hàng gia dụng Malaysia và Hội đồng xúc tiến hàng gia dụng Malaysia để thúc đẩy ngành này phát triển bền vững, tiến tới mục tiêu tăng sản xuất và xuất khẩu. Nhiều năm qua hàng gia dụng Malaysia cung cấp cho thị trường bình dân nhưng bây giờ phải tiến tới một thời kì mới để phát triển.
Malaysia luôn phấn đấu để được các nhà nhập khẩu, nhà phân phối quốc tế thừa nhận như một nhà cung cấp đồ gỗ có chất lượng để rồi trở thành quốc gia xuất khẩu lớn về gỗ dán, gỗ sẻ, gỗ tấm. Cho đến nay ngành hàng gỗ gia dụng chiếm 30 – 40% tổng sản phẩm toàn ngành hàng gia dụng, so với 2% năm 1980.
Mục tiêu là “không thiết kế mang tính chất Malaysia” mà thích hợp hơn là “do người Malaysia thiết kế”, nhắm vào thị trường trung và cao cấp bằng
thiết kế và chất lượng. Sử dụng kèm các ngun liệu mới có tính sáng tạo và đột phá, kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại.
Ngành hàng đồ gỗ gia dụng đã xuất khẩu tới 160 nước, xếp thứ 10 trong các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trung bình Malaysia xuất khẩu 1,5 tỷ USD đồ gỗ gia dụng một năm. Chiến lược nâng cao và thiết kế thị trường được triển khai mạnh mẽ là những yếu tố chính dẫn tới sự thành cơng của phát triển đồ gỗ gia dụng Malaysia.