- Phương pháp thống kê mô tả: Khảo sát tình hình sản xuất đồ gỗ gia
3. 26 Phương pháp so sánh
4.2.2 Nhân tố khách quan
4.2.2.1Thị trường đầu vào đầu ra
* Thị trường đầu vào
Thị trường đầu vào của ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng chính là thị trường cung cấp nguyên liệu sản xuất: gỗ, vecni, sơn... Trên thực tế, thị trường cung cấp nguyên liệu của xã Yên Bắc được hình thành một cách tự phát, nguồn nguyên liệu chính là gỗ nhưng lại có rất nhiều các loại gỗ khác nhau như gỗ hương, dổi, chò, lim... Ba loại gỗ đang được sử dụng mạnh ở địa phương là gỗ dổi, lim và gỗ chò. Nguồn cung cấp gỗ những năm trước thường được lấy từ trong nước thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đưa ra, song nhiều năm trở lại đây lượng gỗ này đã bị giới hạn không đáp ứng đủ nên nguồn nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu từ Lào về. Các chủ bn có thể trực tiếp sang Lào nhập khẩu hoặc có thể mua lại từ các cơng ty nhập khẩu trong nước, gỗ sau khi nhập về được các chủ buôn tập kết tại ngay chợ đầu mối và các cơ sở bn,xẻ gỗ. Hiện nay, giá gỗ đang có xu hướng lên cao, nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình sản xuất sản phẩm của các hộ cũng như của các cơ sở, ví dụ như một m3 gỗ hương có thể lên tới 115 triệu, còn các loại gỗ khác dao động
trong khoảng 20 – 30 triệu đồng. Do đó mà nó tác động đến nguồn vốn khi tham gia vào sản xuất và đến giá thành sản phẩm của nghề, nó yêu cầu một khối lượng vốn khá lớn mới đủ điều kiện làm việc. Ngồi ngun liệu là gỗ ra, thì trong quá trình sản xuất các nguyên liệu phụ đi cùng cũng khơng kém phần quan trọng, nó giúp hồn thiện và mang lại giá trị cao hơn cho sản phẩm. Nguồn nguyên liệu này được bán phổ biến ngay trên địa bàn xã với giá thành giao động khoảng 500 – 600 nghìn/kg vecni, sơn.
Sơ đồ 2: Kênh cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất
* Thị trường đầu ra
Thị trường tiêu thụ đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì cơ sở sản xuất nào. Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất phải xác định được thị trường và cụ thể là xác định nhu cầu khác hàng ra sao để có thể đáp ứng được.
Theo thực tế cũng như thói quen của người Việt Nam ta thì nhu cầu sử dụng các đồ dùng làm từ gỗ như tủ, giường, cửa... đã không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, các ngôi nhà khang trang, biệt thự hạng sang mọc lên ngày càng nhiều vì thế nhu cầu làm đẹp, trang trí nội thất đồ gỗ cho ngôi nhà luôn được quan tâm đầu tiên. Cửa gỗ và các vật dụng khác như khung bao cửa, tay vịn cầu thang, ốp trần, ốp tường... được làm bằng gỗ là lựa chon tối
Các cơ sở buôn và xẻ gỗ ở địa phương Gỗ mua tại các huyện,
tỉnh trong nước
( Nghệ An, Hà Tĩnh)
Các hộ, xưởng có nhu cầu mua gỗ Gỗ nhập khẩu
ưu của người tiêu dùng, bởi nó mang tính thẩm mỹ cao và rất bền. Do đó nhu cầu mua sắm các sản phẩm đồ gỗ gia dụng ngày càng tăng, nó trở thành phần thiết yếu trong cuộc sống.
Hiện nay, mức sống của người dân được cải thiện, thu nhập cao hơn so với trước kia, do đó yêu cầu về sản phẩm cũng dần trở nên khắt khe, về chất lượng, mẫu mã cũng như độ tinh sảo ngày càng được cải tiến và nâng cao. Vì vậy muốn phát triển sản xuất, mở rộng thị trường các cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng tại xã Yên Bắc cần nâng cao năng suất, không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm tạo uy tín trên thị trường. Đồng thời các cơ sở luôn phải chú ý tới biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành để có giá bán hợp lý với khả năng tiêu dùng của người dân mà vẫn có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề mộc tại địa phương hiện nay vẫn cịn gặp ít nhiều khó khăn do yếu tố non trẻ của nghề, nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng tại xã Yên Bắc chưa được người tiêu dùng trong cả nước biết tới nhiều. Sản phẩm phải cạnh tranh với các làng nghề đã có chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm của gỗ ép công nghiệp hay sản phẩm được làm bằng các chất liệu khác như kính, nhơm... , các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.
Trên thực tế điều tra, sản phẩm đồ gỗ gia dụng tại hai thôn Đôn Lương và Quan Nha thuộc xã Yên Bắc chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Như biểu đồ 4.2 thì 37% số lượng sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở thành phố Phủ Lý, thị trấn Hòa Mạc và một số huyện lân cận. Trong vài năm trở lại đây thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng ra ngoài địa bàn tỉnh, được biết đến và đang dần được ưa chuộng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định... Năm 2013, sản lượng tiêu thụ khá lớn tại Hà Nội là 27%, Hưng Yên là 16%, Nam Định 12% và một số tỉnh khác như Hịa Bình, Thái Bình... chiếm 8% lượng tiêu thụ. Như vậy việc sản xuất đồ gỗ gia dụng tại xã Yên Bắc đang có xu hướng phát triển mạnh và vươn xa hơn trong thời gian
tới. Theo phản ảnh cũng có xưởng lớn nhận đơn đặt hàng là người nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc nhưng con số này không đáng kể. Sản xuất để xuất khẩu là điều mà các cơ sở tại địa phương mong muốn nhưng chưa đủ điều kiện để phát triển.
Đồ thị 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm nghề mộc theo thị trường nội địa năm 2013
4.2.2.2 Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước
Vai trị của các chính sách của Nhà nước tới sự phát triển bền vững nghề mộc tại Yên Bắc là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy những gói kích cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế của Nhà nước đã có những ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các hộ và cơ sở sản xuất ở đây. Nhiều hộ gia đình, xưởng lớn có thê tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ từ lãi suất ưu đãi, giúp họ tăng khả năng mở rộng quy mô sản xuất, thuê thêm nhân công...
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có hàng loạt chính sách có tác dụng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống. Đặc biệt là sự quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững làng nghề. Kết hợp hài hòa giữa ba mục tiêu: kinh tế - xã hội – môi trường. Nghề mộc dân dụng ở đây tuy đã và đang nhận được sự quan tâm từ các cấp chính quyền trung ương và địa phương. Nhưng sự quan tâm vẫn chỉ dừng lại ở những chính sách kinh tế, mở cửa hội nhập, tạo hàng lang pháp lý trong giao thương bn bán chứ vẫn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, ít chăm lo đến vấn đề xã hội và mơi trường ở đây.
Tính chất thiếu đồng bộ và hệ thống dẫn tới việc chưa có sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự phát triển bền vững nghề truyền thống, thủ công nghiệp. Trên địa bàn xã, khơng có bất kì một cơ quan trực tiếp quản lý và quan tâm chăm lo đến sự phát triển của nghề truyền thống. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm đều do các cá nhân tự thân vận động tìm kiếm và duy trì. Các vấn đề xã hội phát sinh trên địa bàn lẫn những ảnh hưởng của mơi trường tới sức khỏe người dân chưa có một cơ quan ban ngành nào đứng ra thu xếp và lo liệu.
Lao động làm việc trong những điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn và hạn hẹp, khơng có cơ quan ban ngành nào quản lý. Ngay cả ở các xưởng lớn thì lao động cũng khơng có tổ chức cơng đồn, khơng được đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định của pháp luật, các chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động gần như chưa được quan tâm thực hiện tại đây. Chưa có bất kỳ một chính sách nào của Nhà nước quy định về mức độ xử phạt khi gây ô nhiễm môi trường ở đây, các cơ sở sản xuất vì thế vẫn tái diễn những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, chất lượng đời sống ở xung quanh khơng cịn được đảm bảo.
4.2.2.3 Môi trường sản xuất kinh doanh, kinh tế, xã hội
* Môi trường
Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở cho thấy, hai nguồn thải chính của các cơ sở sản xuất là bụi bay lơ lửng trong khơng khí và tiếng ồn. Để giảm thiểu lượng bụi trong khu sản xuất, các cơ sở sản xuất đã sử dụng máy hút bụi công nghiệp để giảm bớt bụi trong quá trình chà gỗ chiếm 60% tổng số cơ sở sản xuất của làng. Tuy nhiên, máy hút bụi này chỉ có thể làm giảm lượng bụi tại nơi sản xuất mà không thể giải quyết triệt để vấn đề.
Bụi qua máy hút được phun thẳng lên trời, phát thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây nhiễm bẩn khơng khí cục bộ. Ngồi ra, nhiều cơ sở sản xuất đã bố trí vị trí làm việc của các máy cưa, máy chà, máy đánh bóng và
khu vực đánh giấy ráp ở những nơi riêng biệt, ít người qua lại. Mặc dù vậy, cách bố trí như thế vẫn nằm ngay trong nhà xưởng chật hẹp, khơng có vách ngăn cách nên chỉ giảm bớt được một phần nào. Chỉ có tác dụng hạn chế bụi do máy cưa cịn khơng hiệu quả đối với loại bụi nhỏ của các máy chà và đánh bóng. Mặt khác, trong sản xuất cịn sử dụng các loại keo cồn, sơn và vecni nên ngồi bụi, người thợ trực tiếp làm việc cịn phải tiếp xúc với hơi dầu và xăng. Tuy nhiên, người lao động chưa hiểu hết về tác hại của bụi và các hơi dung môi hữu cơ, nên vẫn chưa trang bị đầy đủ cho mình những vật dụng bảo hộ cần thiết khi làm việc. Khẩu trang là vật bảo hộ lao động duy nhất của những người thợ nghề. Tiếng ồn do các máy móc hoạt động tương đối lớn, hầu hết các loại máy đều gây ra tiếng ồn, đặc biệt là máy cưa CD, máy vanh, máy bào và khoan. Mức độ ồn cao, chủ yếu là ban ngày với mức âm từ 80,8 đến 84 dBA, trên mức tiêu chuẩn cho phép tại nơi làm việc. Hiện nay tất cả các cơ sở sản xuất đều khơng có giải pháp gì để hạn chế tiếng ồn. Tóm lại, do sản xuất nằm ngay trong gia đình và với mức độ tập trung cao nên những ảnh hưởng của ô nhiễm của bụi và tiếng ồn càng lớn hơn. Đây có lẽ là vấn đề mơi trường bức xúc nhất của người dân và chính quyền địa phương.
Trong quá trình sản xuất đồ gỗ gia dụng, từng cơng đoạn khác nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng tới môi trường ở những mức độ khác nhau. Công đoạn cưa, bào gỗ, phun sơn tạo ra tiếng ồn và bụi khơng khí nhiều nhất trong tất cả, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống nơi đây.
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của sản xuất đồ gỗ gia dụng tới môi trường
TT
Công đoạn sản xuất
Các tác động đến môi trường
1 Cưa gỗ khối RM RM Khơng có Ít Ít 2 Bào thẳng lấy mực RM RM Ít Ít Ít 3 Đục, cắt mộng M RM Khơng có Khơng có Khơng có
4 Làm nhẵn, sửa khuyết tật M M Ít Khơng
có
Khơng có
5 Sơn PU, đánh vecni Ít Ít RM Ít Ít
( Ghi chú: RM: rất mạnh; M: Mạnh) Nguồn: UBND xã Yên Bắc, 2013
Theo đánh giá của ban quản lý mơi trường tỉnh Hà Nam thì n Bắc là vùng đang nằm trong danh sách báo động về ảnh hưởng của sản xuất làng nghề tới môi trường. Trong khi, chính quyền địa phương cũng như các cơ sở sản xuất khơng có biện pháp khắc phục. Theo thống kê của trạm y tế xã thì chủ yếu người dân ở đây mắc các bệnh về hô hấp,da liễu, mắt và tiêu hóa. Ngun nhân được tìm hiểu là do bụi gỗ và mùi hóa chất trong q trình sản xuất gây hại. Qua nghiên cứu các bệnh mà người dân trong làng nghề mộc thường mắc phải bao gồm tai- mũi- họng, các bệnh về đường hơ hấp và dị ứng ngồi da. Hơn nữa, những bụi gỗ trắc, gỗ lim và một số loại gỗ q hiếm có tính độc hại, chúng dễ gây kích thích mắt, mũi và có khả năng gây bệnh đường hơ hấp (Nguyễn Liên Hương, 2006). Ngồi ra người tham gia sản xuất nghề cũng cịn có thể mắc phải các bệnh mang tính chất nghề nghiệp như: Đau lưng, các bệnh về cột sống hoặc bụi phổi.
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng tới sức khỏe cộng đồng năm 2013 Các bệnh và các triệu chứng Số người mắc phải Các bệnh và các triệu chứng Số người mắc phải Bệnh hô hấp Bệnh da liễu Ho 26 Ngứa 47 Cảm giác ngạt thở 43 Trợt, loét da 28
Cảm giác khó thở 39 Nổi mẩn 42
Bệnh về mắt Bệnh tiêu hóa
Ngứa, cộm 46 Chán ăn 33
Chảy nước mắt 55 Buồn nôn 11
Mắt đỏ 37 Đau bụng 18
Nguồn: Trạm y tế xã Yên Bắc, 2013
Theo điều tra thì 90% số người được hỏi cho rằng môi trường quanh các cơ sở mộc bị ô nhiễm, nơi nào sản xuất tập trung cao thì ơ nhiễm càng nặng và người dân mắc bệnh với tỉ lệ cao hơn.
Trả lời câu hỏi về những nguy cơ bệnh tật sẽ mắc phải, anh Trần Văn Trọng cười xịa, “ Theo nghề thì cũng phải quen thơi, biết bụi bặm là ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì mưu sinh nên vẫn phải chấp nhận ” .
Ơng Nguyễn Duy Tiền – một thợ cả lâu năm phản ảnh, “ Tôi bị dị ứng với hơi sơn PU 4 năm rồi, dù rất muốn tiếp tục làm nghề nhưng chỉ cần ngửi qua hơi sơn là khó thở, tức ngực khơng làm được gì cả, đành phải bỏ cái nghề mộc gắn bó suốt bao năm nay”.
Những điều đó phần nào cho thấy tác hại của bụi, hơi hữu cơ dung mơi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân mà khó tránh khỏi khi làm nghề mộc.
*Xã hội
Theo số liệu điều tra, bình quân mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ gia dụng trên địa bàn xã Yên Bắc tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 1 – 2 lao động thời vụ. Ngành nghề này đã thu hút và tạo công ăn việc làm không những cho lao động trong xã mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh khác. Hơn nữa, sự phát triển của nghề mộc truyền thống cịn hình thành nên các hoạt động dịch vụ liên quan như vận tải, bán nguyên liệu đầu vào, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động.
Tuy nhiên bên cạnh những thợ cả có tay nghề cao thì một bộ phận lao động khơng nhỏ của các cơ sở sản xuất kinh doanh cịn có trình độ chun
Chính ngun nhân này đã gây nên những khó khăn trong sản xuất đồ gỗ gia dụng. Và kéo theo đó là hình thức trả lương theo cấp bậc tay nghề chứ khơng khốn theo sản phẩm như một số các làng nghề truyền thống khác. Lương của lao động cơ bản chia ra thành hai loại là: một là, lương của thợ cả có xu hướng cao do họ có trình độ tay nghề, có khả năng làm việc tốt, đặc biệt là được chủ cơ sở sản xuất tín nhiệm tin tưởng. Tùy từng loại hình cơ sở sản xuất cũng như các điều kiện khác như lợi nhuận, giá bán...mà lương của đối tượng lao động này cũng khác, trung bình khoảng 6 triệu/tháng. Hai là, loại lao động phụ đảm nhiệm những công việc do thợ cả giao phó và chịu trách nhiệm với chủ cơ sở. Loại lao động này tương đối phong phú và đa dạng cả về giới tính, lứa tuổi và trình độ tay nghề. Lương của họ dao động trong khoảng 3,5 – 4,5 triệu/tháng.