- Phương pháp thống kê mô tả: Khảo sát tình hình sản xuất đồ gỗ gia
3. 26 Phương pháp so sánh
4.1.3 Kết quả và hiệu quả của ngành nghề sản xuất mộc gia dụng ở địa bàn
*Kết quả sản xuất
Kết quả sản xuất được thể hiện một cách khá rõ về tính chất cũng như quy mơ sản xuất của hộ, cơ sở sản xuất. Nó đánh giá được mức độ hoàn thành sản phẩm trong một tháng, một quý hay một năm của cơ sở sản xuất đó. Đối với hộ gia đình sản xuất thì quy mơ nhỏ, vốn đầu tư vào sản xuất khá ít ỏi và chủ yếu đầu tư vào sản xuất các mặt hàng có giá thành rẻ trong khi đối với các xưởng sản xuất lớn thì mức đầu tư lớn hơn, nhân cơng lao động làm thuê nhiều, chi phí sản xuất cao, tập trung vào các sản phẩm chất lượng. Từ đó, lượng sản phẩm của các xưởng lớn cũng cao hơn, ngoài ra những cơ sở này cịn có những đầu mối tiêu thụ hàng ổn định, lượng hàng sản xuất ra không sợ bị ứ đọng trong kho. Một điều kiện khá thuận lợi cho các đối tượng sản xuất kinh doanh này là họ có uy tín trên thị trường, sản phẩm của họ đã được khách hàng tin dùng nên số lượng đơn đặt hàng có xu hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây.
Theo số liệu bảng 4.6, giá trị sản phẩm của các mặt hàng mà các loại hình kinh doanh sản xuất ra tương đối chênh lệch. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm với mẫu mã, chất lượng khác nhau sẽ có những giá cả khác nhau. Theo đánh giá từ việc điều tra chọn mẫu các cơ sở sản xuất kinh doanh trong vùng, số lượng sản phẩm sản xuất ra của các hộ gia đình, xưởng sản xuất có
xu hướng tăng dần, kéo theo đó là giá trị mang lại cho các đối tượng kinh doanh này cũng tỷ lệ thuận với số lượng hàng hóa sản xuất ra. Có những sản phẩm giá chỉ dao động khoảng 600 – 800 ngàn đồng/m như khung bao cửa, ốp tường. Nhưng lại có những sản phẩm giá trị lên tới hàng chục triệu như bộ bàn ghế, có giá trị vào khoảng 28 triệu/bộ đối với hộ gia đình, 32 triệu/bộ đối với xưởng lớn, có khi giá trị của những sản phẩm này còn cao hơn nữa, tùy thuộc vào loại gỗ. Các xưởng lớn có xu hướng sản xuất hàng hóa với số lượng nhiều hơn, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị lớn hơn như cửa gỗ, tay vịn cầu thang, ốp trần và bàn ghế... Những sản phẩm này đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, kiểu dáng bắt mắt, bền đẹp do đó tốc độ tiêu thụ mạnh, mang lại lợi nhuận cao hơn cho các xưởng lớn và các hộ gia đình trong xã.
Trong một mặt hàng sản phẩm, dù là sản phẩm có giá trị như ở một hộ hay một cơ sở sản xuất lớn lại có những giá cả khác nhau, nó phụ thuộc vào yêu cầu đặt hàng về loại gỗ và mẫu mã kích thước khác nhau, khi đó nó quyết định giá thành của sản phẩm.
Theo điều tra ta thấy đồ gỗ gia dụng tại các cơ sở sản xuất tại xã chia làm 2 nhóm sản phẩm: Sản phẩm phục vụ cho xây dựng cơng trình như cửa gỗ, khung bao cửa, tay vịn cầu thang, ốp trần, ốp tường và đồ gia dụng như tủ bếp, tủ đứng, giường, bàn ghế.
Nhìn vào bảng số liệu 4.6 ta thấy sản phẩm cửa gỗ và ốp trần là 2 loại mặt hàng được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất với tỉ lệ lần lượt là 21,49 – 15,16 %, vì những sản phẩm này đang được ưa chuộng đối với các cơng trình hạng sang tại thị trường Hà Nội hay một số tỉnh thành lân cận. Những sản phẩm như tủ bếp, bộ bàn ghế, tay vịn cầu thang mức tiêu thụ chưa thực sự nhiều khoảng trên dưới 10% nhưng cũng có xu hướng đặt hàng tăng dần trong các năm gần đây.
Do các cơ sở tại địa phương sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu nên khơng có hàng tồn kho hoặc rất ít, điều này đảm bảo cho sự ổn định của vòng
luân chuyển vốn. Số lượng hàng sản xuất, tiêu thụ của các cơ sở tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh của hộ, mức đầu tư cơ sở vật chất và các đơn đặt hàng, khả năng sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.6 Khối lượng và giá trị sản phẩm tiêu thụ tại các cơ sở điều tra năm 2013
Sản phẩm ĐVT
Hộ gia đình Xưởng SX lớn Tính chung
Số lượng Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Tủ bếp cái 46 920 8,10 101 2222 9,70 3142 9,17 Tủ đứng cái 92 1104 9,72 88 1056 4,61 2160 6,30
Khung bao cửa m 1680 1008 8,88 2080 1456 6,36 2464 7,19
Tay vịn cầu thang m 1175 1410 12,42 2700 3240 14,14 4650 13,57
Cửa gỗ m 1650 3135 27,62 2225 4227,5 18,46 7362,5 21,49 Ốp trần m 620 620 5,46 4575 4575 19,97 5195 15,16 Ốp tường m 925 647,5 5,70 3835 3068 13,39 3715,5 10,85 Giường chiếc 86 688 6,06 79 790 3,45 1478 4,31 Bàn ghế bộ 65 1820 16,03 71 2272 9,92 4092 11,94 Tổng 11352,5 100 22906,5 100 34259 100
Theo số liệu điều tra, số lượng sản xuất một số các mặt hàng của các cơ sở là tương đối lớn, tăng dần từ các hộ gia đình đến xưởng sản xuất lớn. Số lượng sản xuất gia tăng tương ứng với quy mô sản xuất của các cơ sở ở đây. Đặc biệt là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được khách hàng ưa chuộng như bộ bàn ghế, ốp trần, tay vịn cầu thang và cửa gỗ luôn được sản xuất với số lượng lớn. Số lượng sản phẩm sản xuất ra hàng năm cũng chi phối nhiều tới lợi nhuận đạt được của cơ sở, nó chứng tỏ được năng lực của người lao động, đồng thời cho thấy được mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn của cơ sở đó.
Hiện nay, đa số các sản phẩm đồ gỗ gia dụng của địa phương có khối lượng sản xuất mỗi năm khá lớn nhưng chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ kém đặc biệt, chưa phản ánh sinh động giá trị bản sắc dân tộc, mẫu mã ít đổi mới nên sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Nhiều chủ sản xuất chạy theo lợi nhuận, sản xuất tràn lan các sản phẩm có chất lượng chưa cao, gây ảnh hưởng đến uy tín của nghề mộc. Việc sử dụng chủ yếu lao động thủ công cũng mang lại những bất cập như sản phẩm tạo ra khơng đồng đều, có sự sai khác do được tạo ra từ bàn tay con người, ít có sự tham gia của máy móc cơng nghệ. Chất lượng sản phẩm chưa được coi trọng tuyệt đối, có chăng là sự quan tâm về loại gỗ để làm ra sản phẩm.
Hầu hết các sản phẩm của địa phương đều khơng có chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn môi trường, vấn đề này vẫn chưa được sự quan tâm của các nhà sản xuất. Đầu tư vào máy móc trang thiết bị cịn khiêm tốn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới độ bền bỉ của sản phẩm, các cơ sở thiếu hoàn toàn khâu sấy sản phẩm nên khi khách hàng sử dụng một thời gian thì sản phẩm xuất hiện hiên tượng cong vênh, biến dạng và mối mọt.
Đối với số lượng sản phẩm lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của thị trường, nhưng đối với chất lượng hàng hóa kém ổn định thì các làng mộc đang dần đánh mất uy tín thương hiệu của sản phẩm mình. Điều này nếu cịn kéo dài trong thời gian tới, khi trên thị trường xuất hiện nhiều hàng
hóa thay thế và các đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng thì sản phẩm đồ gỗ gia dụng xã Yên Bắc sẽ dần yếu thế và khơng có khả năng tiêu thụ. Một khi tình trạng đó xảy ra thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các cơ sở sản xuất và người lao động làm công ăn lương.
*Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất, trên cơ sở các số liệu điều tra tổng hợp lại, chúng tơi tính tốn được chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của các cơ sở điều tra năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Hộ gia đình (1) Xưởng SX (2) So sánh (2/1)(lần) Tổng GTSX (GO) Tr.đ 11352,50 22906,50 2,02 Tổng chi phí (TC) Tr.đ 9023,20 15253,70 1,69 Lợi nhuận (Pr) Tr.đ 2329,30 7652,80 3,29 Thu nhập hỗn hợp (MI) Tr.đ 2070,00 7079,19 3,42 GO/TC Lần 1,26 1,50 1,19 MI/TC Lần 0,26 0,50 1,94 Pr/TC Lần 0,23 0,46 2,02 MI/LĐ Tr.đ 26,77 71,52 2,67 Pr/LĐ Tr.đ 23,79 66,16 2,78 GO/1 cơ sở Tr.đ 454,10 1527,10 3,36 MI/1 cơ sở Tr.đ 93,17 510,18 5,48 Pr/1 cơ sở Tr.đ 82,20 471,95 5,70
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua bảng số liệu tính tốn ta thấy giá trị của nghề mộc đem lại cho địa phương là rất lớn, tăng dần theo quy mô của các cơ sở sản xuất. Với 25 hộ sản xuất làm ăn nhỏ giá trị lợi nhuận trong năm 2013 là 2329,3 triệu đồng và bình quân mỗi hộ thu được 93,17 triệu, sau khi trừ khấu hao và thuế còn 82,20 triệu.
Còn với xưởng sản xuất lớn giá trị lợi nhuận cao vượt bậc 7652,8 triệu đồng và bình quân mỗi xưởng đạt được 471,95 triệu đồng, gấp 5,7 lần so với các hộ sản xuất. Đây mà một kết quả đáng phấn khởi bởi vì so với các ngành nghề thủ công khác hay so với sản xuất nơng nghiệp thì giá trị nghề mộc cao hơn rất nhiều.