Tình hình phát triển tiểu thủ cơng nghiệp ở nước ta.

Một phần của tài liệu 47. nguyễn duy trường (Trang 31 - 33)

Tiểu thủ công nghiệp ở nước ta xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I trước công ngun đến đầu thế kỷ X) ngồi sản xuất nơng nghiệp đã hình thành và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng... Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Ấn Độ, người Việt Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc. Dưới thời Ngơ đơ hộ, hàng nghìn thợ thủ cơng Việt Nam bị bắt đưa sang Trung Quốc để xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh). Tại đây, những người nô lệ ấy được biết đến rất nhiều những tinh hoa trong sản xuất nghề tiểu thủ công nghiệp của người Trung Quốc.

Ở những thời kỳ khác nhau của Việt Nam, phát triển làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp của nước ta có những thay đổi rõ rệt. Vào thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ X – XIV) thì ngồi việc phát triển nơng nghiệp như khai hoang vùng ven biển, củng cố đê điều thỉ tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng được triều đình chú trọng phát triển hơn. Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùng Thăng Long, nghề gốm ở Bát Tràng, nghề đúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, Đông Mai (Bắc Ninh), làng rèn sắt ở Vân Chang (Nam Định)... Vào thời hậu Lê đến nhà Nguyễn, nông nghiệp phục hồi phát triển tạo điều kiện cho nghề tiểu thủ cơng nghiệp phát triển mạnh và rộng khắp. Thời kì này riêng ở vùng đồng bằng sơng Hồng có hàng trăm nghề như nghề dệt phát triển mạnh ở Hà Nội và Hà Tây cũ, đúc đồng ở Ngũ Xá – Hà Nội, chế tác vàng bạc ở Châu Khê – Hải Dương, chạm

bạc Đồng Xâm – Thái Bình... Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghề phát triển phong phú hơn, các sản phẩm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được đem ra trao đổi với các thương nhân nước ngoài như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha... Thời kỳ nhà Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sản phẩm công nghiệp xâm nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh và chiếm ưu thế về chất lượng và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị mai một và thất truyền. Nhưng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khác phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Cũng trong thời kỳ này, một số nghề mới được du nhập từ Pháp và một số nước khác trên Thế Giới.

Theo Nguyễn Huy Phúc (1999), thời gian này tiểu thủ cơng nghiệp Việt Nam có khoảng 102 phương pháp cơng nghệ khác nhau, trong đó có 44 loại công nghệ cổ truyền, 42 loại công nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kết hợp. Các nghề mới xuất hiện và du nhập vào đầu thế kỷ XX như tráng gương bằng bạc, bàn ghế mây, chế biến chè...

Giai đoạn từ hịa bình lập lại đến trước những năm 1986 (Miền Nam từ 1976 – 1996) giai đoạn này các làng nghề được chú trọng phát triển và thị trường chủ yếu là các nước Đông Âu. Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề được vận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã. Đồng thời để hỗ trợ cho các ngành nghề phát triển, Nhà nước cịn hình thành các xí nghiệp cơng tư xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hóa lấy sản phẩm trong các ngành nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vào năm 1986 – 1987 kim ngạch xuất khẩu đạt 246 triệu Rup – Đôla, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thu hút hàng triệu lao động như ở Hà Nội (Hà Tây cũ) năm 1986 làm nghề tiểu thủ công nghiệp gần 96.000 lao động, đến năm 1988 tăng lên tới gần 112.000 lao động, tăng khoảng 44%.

Vào đầu những năm 1990 khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ bị biến động nên hàng tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam khơng tiêu thụ được,

sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, lao động tiểu thủ công nghiệp giảm mạnh: Hà Nội (Hà Tây cũ) giảm 43,31% từ 111.693 lao động (1988) xuống còn 63.313 lao động (1991). Trong khi đó, ở Hải Phịng có 6 nghề thủ cơng đã giảm 11.000 lao động, ở Thái Bình nghề mây tre đan sản phẩm tiêu thụ năm 1991 – 1992 chỉ bằng 10 – 15% so với giai đoạn 1988 – 1989.

Từ năm 1993 trở lại đây, đường lối đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường bằng tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chính vì vậy đã chuyển từ thị trường các nước Đông Âu, Liên Xô truyền thống trước đây sang các nước khác, ưu tiên các nước trong khu vực. Giai đoạn này ngành nghề tiểu thủ công nghiệp lại được phục hồi, chuyển hướng và phát triển.

Một phần của tài liệu 47. nguyễn duy trường (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w