Mô hình kết nối hệ thống MobileTV 69

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình di động dựa trên công nghệ 3g (Trang 69 - 91)

Hình 22.Mô hình kết nối hệ thống giữa VinaPhone, MobiFone và nhà sản xuất nội dung

Hệ thống Head-end cung cấp tín hiệu ra có định dạng SDI sẽđược đưa vào thiết bị chia 1xN phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có nguồn tín hiệu đầu vào của Mobile TV.

Các thiết bị encoder của Mobile TV sau khi mã hóa thì tín hiệu đầu ra sẽ có dạng chuẩn 3GP. Tín hiệu này được truyền đến máy chủ trung chuyển Transmitter (đặt tại VASC). Máy chủ này có nhiệm vụ chuyển tiếp các nội dung đó encode của Live TV đến các máy chủ truyền tải dòng đặt tại VinaPhone và MobiFone thông qua mạng Wan. Khi khách hàng yêu cầu dịch vụ Mobile TV thông qua lựa chọn kênh qua WAP Portal sẽ được VinaPhone và MobiFone định tuyến đến máy chủ truyền tải dòng của VASC.

Các node của hệ thống Mobile TV có thể kết nối với module Get MSISDN

để thực hiện các chức năng như xác thực thuê bao, kết nối đến Real time charging để thực hiện chức năng trừ tiền ... Nội dung film và clip sẽ được upload thường xuyên từ VASC thông qua mạng wan hoặc qua kết nối internet.

Đường quang từ VASC đến VinaPhone và MobiFone với dung lượng mỗi

đường tối thiểu là 50 MB được dùng với mục đích:

- Phục vụ cho việc truyền dữ liệu Live TV sau khi đó được encode từ các máy chủ Transmitter đến các máy chủ Streaming. Giai đoạn đầu sẽ là 44 kênh, tương lai là 64 kênh. Với mỗi kênh sẽ được encode với 5 profiles

để phục vụ cho nhiều dạng điện thoại khác nhau (Điện thoại có độ phân giải của màn hình QCIF, QVGA, .. ; Iphone, BlackBerry, ...). Với dung lượng tối thiểu cho mỗi profile là 128 kbps.

- Phục vụ cho việc upload nội dung VOD, MOD từ VASC lên các storage lưu trữ nội dung tại VinaPhone và MobiFone. Với mỗi nội dung của VOD/MOD cũng đó được encode offline với 5 profiles.

Hình 23.Giao diện mạng

Bảng 6 Giao thức và tiêu chuẩn kết nối

Chức năng Giao thức hoặc tiêu chuẩn

Truy suất của người dùng, EPG HTTP + XML RTSP Streaming RTP HTTP Streaming to iPhone Coding Inputs Live SDI, IP

File 3GP, AVI, MOV, MPEG 1, MPEG 4, MPEG 4/AVC, WMV

Outputs

Live MPEG 4 AAC LC, HE AAC v2 AMR NB and AMR WB

File H263 Profile 0, levels 10, 20 and 30 MPEG 4 simple profile, levels 0, 0b, 1, 2, 3

H264 baseline levels 1, 1b, 1.2, 1;3 Quản trị nội

dung SOAP/HTTP, Wepapp, FTP

Chăm sóc khách hàng SOAP/HTTP Wepapp Tính cước CCG Encoding profile đề xuất:

QCIF (Quarter Common Intermediate Format) có độ phân giải là: 176x144 (PAL), 176x120 (NTSC)

CIF (Common Intermediate Format) có độ phân giải là: 352x288 (PAL), 352x240 (NTSC). CIF = 1/4 của "full resolution" TV, còn gọi là D1.

QVGA (Quarter VGA): độ phân giải màn hình là 320x240. QVGA rất phổ biến trong các thiết bị chơi game và điện thoại cầm tay. Thông thường chuẩn QVGA có framerate là 15fps đến 30fps.

Bảng 7 Encoding profile đề xuất cho mạng 2.5G

Video codec Resolution Audio codec Video bitrate Audio bitrate

Max bitrate Frame rate Keyframe period H263 QCIF AMR-NB AAC 58 kbps 74 kbps 6 kbps 64 kbps 80 kbps 8 fps >3000ms MPEG- 4 SP QCIF AMR-NB AAC 58 kbps 74 kbps 6 kbps 8 kbps 64 kbps 82 kbps 8 fps >3000ms H264 QCIF AAC 74 kbps 8 kbps 82 kbps 8 fps >3000ms

Video codec Resolution Audio codec Video bitrate Audio bitrate

Max bitrate Frame rate Keyframe period H263 QCIF AMR-NB AAC 100 kbps 120 kbps 150 kbps 12 kbps 112 kbps 132 kbps 162 kbps 8 fps 10 fps 12 fps >3000ms MPEG-4 SP QCIF AAC HE-AAC 100 kbps 120 kbps 150 kbps 12 kbps 112 kbps 132 kbps 162 kbps 10 fps 10 fps 12 fps >3000ms MPEG-4 SP Custom 240x176 AAC HE-AAC 150 kbps 12 kbps 162 kbps 10 fps >3000ms H264 QCIF AAC HE-AAC 100 kbps 120 kbps 150 kbps 12 kbps 112 kbps 132 kbps 162 kbps 12 fps 15 fps 18 fps >3000ms H264 Custom 240x176 AAC HE-AAC 150 kbps 12 kbps 162 kbps 10 fps >3000ms

Bảng 9 Encoding profile đề xuất cho mạng HSPDA

Video codec Resolution Audio codec Video bitrate Audio bitrate

Max bitrate Frame rate Keyframe period H263 CIF AAC 300 kbps 24 kbps 324 kbps 25 fps >3000ms MPEG-4 SP QVGA AAC 250 kbps 300 kbps 24 kbps 274 kbps 324 kbps 25 fps >3000ms H264 QVGA AAC 220 kbps 250 kbps 24 kbps 244 kbps 274 kbps 25 fps >3000ms 3.3.1.4 Năng lc h thng

- Hệ thống truyền hình di động của VinaPhone và MobiFone có khả năng cung cấp tối thiểu 1.000.000 thuê bao hoạt động

- Cơ sở dữ liệu cho 2 triệu thuê bao đăng ký

- Khả năng truyền tải dòng đồng thời tối thiểu 1000 kết nối đồng thời (concurent connection)

- Có khả năng đáp ứng việc download đồng thời tối thiểu là 500 kết nối

đồng thời

- Có khả năng cung cấp 44 kênh Live TV

- Hệ thống có khả năng hỗ trợ nguồn tín hiệu đầu vào dạng SDI hoặc IP. - Cung cấp tối thiểu 5 profiles: QCIF (H263, H264), QVGA(H263, H264), Iphone.

- Đáp ứng được khả năng upload nội dung VOD, MOD từ VASC sang là: 5GB (10 content x 5 profile x 100 MB) mỗi ngày, cho mỗi mạng.

- Có khả năng cache nội dung streaming tối thiểu là 10 phút.

3.3.1.5 Chc năng qun tr và vn hành h thng

Khả năng quản trị và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di

động của VNP/VMS bao gồm các mục chính như: quản trị nội dung, chăm sóc khách hàng, thống kê và cảnh báo, vận hành hệ thống, …

a) Quản trị nội dung

Đây là một trong các chức năng của hệ thống CMS. Thông qua 1 giao diện

đồ họa là web portal. Bao gồm 2 phần chính là: quản trị kênh và nội dung VOD

Quản trị kênh:

- Cho phép người dùng thêm, bớt, cập nhật thông tin của các kênh. - Cập nhật một cách linh động các profile khác nhau của 1 kênh live. - Lập lịch phát sóng cho kênh

- Cập nhật lịch phát sóng.

- Tạo các gói và bổ sung kênh vào gói hay loại bỏ kênh ra khỏi gói. Quản trị VOD:

- Quản trị cây thư mục, phân loại nội dung cho VOD

- Quản lý và cập nhật một cách linh động nội dung của VOD theo nhiều profile khác nhau.

- Cập nhật giá tiền cho từng clip tại các thời điểm khác nhau. b) Quản lý tập khách hàng

Quản lý tập khách hàng đang dùng dịch vụ, dùng gói dịch vụ nào, tập khách

đã hủy dịch vụ, lịch sử giao dịch. c) Chăm sóc khách hàng

Chức năng chăm sóc khách hàng cho phép quản lý tất cả các dữ liệu liên quan đến khách hàng thông qua 1 web portal bao gồm:

- Quản lý thuê bao: cho phép quản lý thông tin của thuê bao như: profile, trạng thái, …

- Quản lý lịch sử giao dịch: cho phép quản lý tất cả thông tin thao tác, giao dịch của người dùng khi truy cập hệ thống Mobile TV

d) Giám sát hệ thống

Chức năng giám sát hệ thống có nhiệm vụ giám sát và kiểm soát một cách tập trung tất cả các sự kiện, cảnh báo phát sinh từ: Application Servers, Streaming Servers, Encoders, … bao gồm cảnh báo bằng SMS, Email về hiện trạng và các sự kiện, cung cấp bản đồ hiển thị toàn bộ các node mạng của hệ

thống. Từ đó có thể giám sát đến từng node trong mạng theo chế độ đồ họa trực quan, sinh động. Như:

- Giám sát được năng lực và tài nguyên của CPU, bộ nhớ, - Tình trạng của hệ thống lưu trữ.

- Băng thông đang sử dụng - Tần suất truy suất cơ sở dữ liệu

- Hiện trạng các streaming sessions của hệ thống … e) Thống kê báo cáo

Chức năng thống kê có khả năng thống kê:

- Thống kê số lượng hit của kênh/VOD trong 1 khoảng thời gian - Thống kê tổng thời gian xem của kênh/VOD trong 1 khoảng thời gian - Thống kê thời gian trung bình của kênh/VOD được xem trong 1 đơn vị

Báo cáo: hệ thống cho phép lưu trữ dữ liệu thống kê trong cơ sở dữ liệu. Ngoài ra còn cho phép export ra dưới một số dạng file phổ biến: PDF, XML, HTML, CSV, XLS, …

3.3.2 Kết luận về hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di động của các nhà mạng 3G tại Việt Nam: nhà mạng 3G tại Việt Nam:

- Các hệ thống mạng 3G cung cấp dịch vụ truyền hình di động tại Việt Nam đang sử dụng công nghệ truyền tải nội dung đơn hướng thông qua PSS.

- Nền tảng của hệ thống di động đang sử dụng phiên bản R6 chưa có khả

năng nâng cấp lên MBMS

- Các dịch vụđa phương tiện được cung cấp trong đó truyền hình di động chỉ là một loại nội dung dịch vụđểđa dạng các loại dịch vụ

- Việc khảo sát các nhà mạng của Việt Nam nhằm lựa chọn, đề xuất ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn phù hợp.

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUT VÀ KHUYN NGH ÁP DNG TIÊU

CHUN K THUT TRUYN HÌNH DI ĐỘNG

TRÊN MNG 3G TI VIT NAM

4.1 Hướng chuẩn hóa kỹ thuật truyền hình di động trên mạng 3G ở Việt Nam

Trên cơ sở thực trạng cung cấp dịch vụ truyền hình di động trên mang 3G ở

Việt Nam, nhóm thực hiện đề tài đề xuất hướng chuẩn hóa kỹ thuật truyền hình di động ở Việt Nam như sau:

 Chỉ nên đưa ra các tiêu chuẩn liên quan đến cung cấp dịch vụ đơn hướng (Unicast) do khả năng của mạng di động ở Việt Nam cũng như

nhu cầu của các thuê bao di động, bởi đặc trưng của truyền hình tại Việt Nam đa số là miễn phí nên dịch vụ truyền hình di động chủ yếu

để cung cấp các dịch vụ VoD và các dịch vụ quảng bá chưa phải là mục tiêu mà các nhà mạng hướng tới bởi chưa phù hợp về năng lực mạng và chi phí triển khai lớn.

 Từ thực tế về khả năng của các thiết bịđiện thoại di động đang được sử dụng ở Việt Nam để lựa chọn các tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh cho các nhà sản xuất dịch vụ nội dung và nhà mạng.

 Từ thực tế cung cấp cung cấp dịch vụ truyền hình di động của các mạng lựa chọn sử dụng cho hệ thống của mình, cần phải tiến hành rà soát, đo kiểm, so sánh, đánh giá các tham số về tiêu chuẩn dịch vụ và sự thích ứng đối với dịch vụ truyền hình di động hiện đang được cung cấp.

 Rà soát, đo kiểm, đánh giá hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di

động của các nhà sản xuất nội dung (DRM, Midleware, ...), đánh giá tiêu chuẩn kết nối đối với nhà cung cấp dịch vụ di động 3G. Yêu cầu hệ thống mở rộng đáp ứng các tiêu chuẩn kết nối khác của thiết bịđầu cuối để bảo đảm có được nhiêu hơn chủng loại thiết bịđầu cuối có thể

kết nối dịch vụ truyền hình di động.

 Ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với hệ thống cung cấp dịch vụ, thiết bị đầu cuối, hình ảnh và âm thanh phù hợp chung với tiêu chuẩn dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam để thống nhất áp dụng chung cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình di động, nhà

sản xuất nội dung .

4.2 Khuyến nghị sử dụng tiêu chuẩn ở Việt Nam

 Công bố các tiêu chuẩn của hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di

động cần phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu kết nối cho các thiết bị đầu cuối. Nếu như các hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình di động hiện tại vẫn còn hạn chếđối với việc kết nối của thiết bị đầu cuối, cần phải

đưa ra biện pháp giải quyết hữu hiệu để bảo đảm có đủ tiêu chuẩn có thể kết nối được.

 Trên cơ sở các tiêu chuẩn của công nghệđã được chuẩn hóa bởi các tổ

chức quốc tế cũng như các quốc gia bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, công bố các tiêu chuẩn mạng và dịch vụ truyền hình di động tại

ở Việt Nam.

 Trên cơ sở các công bố của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và quốc gia, hiện trạng cung cấp dịch vụ của Việt Nam, các thiết bị di

động phổ biến, nhóm thực hiện đề tài khuyến nghị áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tếđã công bốđối với dịch vụ truyền hình di động đó là: ITU-T; ISO/IEC; ETSI.... bao gồm các tiêu chuẩn sau:

+ Tiêu chuẩn về hình ảnh bao gồm H.263, H.264 và tiêu chuẩn MPEG-4 part2

+ Tiêu chuẩn về âm thanh bao gồm các tiêu chuẩn G.722.2 và ISO/IEC 14496-3

+ Tiêu chuẩn về dịch vụ truyền tải dòng PSS bao gồm tiêu chuẩn về

cung cấp dịch vụ 3GPP TS 26.937, 3GPP TS 26.233

+ Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ hình ảnh và âm thanh 3GPP TS 22.105 và 3GPP TS 23.107

+ Khuyến nghị ITU-T J.247 trong việc đo kiểm chất lượng hình ảnh của dịch vụ

+ Tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ thời gian thực thông qua mạng Ethernet bao gồm IETF RFC 4867, IETF RFC 3016

4.3 Đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn cho dịch vụ truyền hình di động trên mạng 3G tại Việt Nam mạng 3G tại Việt Nam

thực hiện đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến mã hóa hình ảnh và âm thanh bởi Việt Nam chưa có các tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn này có ưu tiên cao bởi bên cạnh điện thoại, các thiết bị hiển thị khác như máy tính cũng cần sử dụng các tiêu chuẩn này. Bên cạnh các tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh, tiêu chuẩn liên quan đến đo kiểm chất lượng hình ảnh cũng cần phải

được quan tâm. Sau đó, cần xây dựng các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ PSS cũng như chất lượng dịch vụ cho mạng 3G. Trong tương lai, khi các mạng di

động của Việt Nam nâng cấp lên các phiên bản 7,8, 9 với dịch vụ MBMS thì cần xây dựng các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ quảng bá.

4.3.1 Tiêu chuẩn về hình ảnh và âm thanh

Cần xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với các loại điện thoại di động tại Việt Nam cũng như truyền hình IP dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế sau:

 ITU-T Recommendation H.263: để sử dụng mã hóa hình ảnh cho các kết nối tốc độ thấp được sử dụng trong kết nối di động chưa được tiêu chuẩn hóa tại Việt Nam

 ITU-T Recommendation H.264 tương đương với tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-10: đây là tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh phổ biến cho H.264/AVC được sử dụng phổ biến trong các thiết bị di động và các thiết bị khác như máy tính, máy quay ...

 Họ tiêu chuẩn ISO/IEC 14496 trong đó cần thiết phải có ISO/IEC 14496-3 và ISO/IEC 14496-12 bởi Phần 3 của họ tiêu chuẩn này định dạng mã hóa âm thanh cho các thiết bị di động như AAC và accPlus cũng nhưđịnh dạng hình ảnh JPEC để hiển thị hỉnh ảnh cho các thiết bị di động cũng như trong các thiết bị khác như máy tính

 ITU-T Recommendation G.722.2: là định dạng mã hóa đa tốc độ băng rộng AMR cho âm thanh của điện thoại di động

 3GPP TS 126 234 tương đương tiêu chuẩn ETSI TS 126 234 định nghĩa các giao thức và các bộ mã hóa cho PSS trong 3GPP bao gồm các giao thức truyền hình ảnh và âm thanh, tương thích tốc độ và bảo vệ cũng như mã hóa âm thành, hình ảnh và hình ảnh tĩnh xác định

4.3.2 Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ truyền tải dòng

Cần xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng của dịch vụ truyền hình di động dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế sau:

 Tiêu chuẩn 3GPP TS 26.937 tương đương ETSI TS 126 937 bởi tiêu chuẩn này mô tả quan hệ giữa việc sử dụng đường truyền vô tuyến và chất lượng QoS của dịch vụ truyền tải dòng, tối ưu hóa các gói truyền

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình di động dựa trên công nghệ 3g (Trang 69 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)