Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục dân số thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12_2 (Trang 50 - 62)

VI. Cách thức thực hiện

3.5.3. Tiến hành thực nghiệm

* Bước 1: Giáo viên nói rõ mục đích, u cầu, nội dung của chuyến đi

Mục đích của chuyến trải nghiệm là để HS được quan sát thực tế, tìm hiểu về: - Đặc điểm phân bố dân cư, dân tộc ở khu vực miền núi nước ta nói chung và miền núi Nghệ An nói riêng.

- Các hoạt động kinh tế chủ đạo, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của đồng bào dân tộc ít nguời.

- Một số vấn đề dân số đặt ra tại địa phương được khảo sát.

GV hướng dẫn HS chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ cho chuyến thực địa

* Bước 2: Học sinh tham gia chuyến trải nghiệm kết hợp hoạt động thiện nguyện tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông; tiến hành thu thập số liệu, quay phim, chụp ảnh làm tư liệu.

Nội dung của chuyến thực địa có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như: Giáo dục về các vấn đề dân số; nâng cao tinh thần làm việc nhóm, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta “lá lành đùm lá rách”. Nội dung và các hoạt động chủ đạo của chuyến thực địa được giáo viên phụ trách, Đoàn trường và đội Thanh niên tình nguyện lên kế hoạch cụ thể như sau:

Thời gian Hoạt động Địa điểm

5:30 ngày 15/1

Xe bắt đầu xuất phát Trường THPT

Chuyên Phan Bội Châu

12:30 ngày 15/1

Đoàn lên đến UBND xã Môn Sơn, huyện Con Cuông Xã Môn Sơn, huyện Con Cuông 13:00 ngày 15/1

Đi bộ vào trường tiểu học 3 Mơn Sơn, bản Cị Phạt, quan sát thực tế đời sống dân cư trong bản; thăm hỏi một số gia đình dân tộc

Đan Lai. Xã Mơn Sơn, huyện Con Cuông 14h00 ngày 15/1

Giao lưu tặng quà cho các em học sinh ở trường tiểu học 3 Mơn Sơn, trao đổi, nói

chuyện với các em.

Trường tiểu học 3 Môn Sơn

20h00 ngày 16/1

Giao lưu văn nghệ các em học sinh Trường tiểu học 3

Môn Sơn 8:00 ngày

16/1

Thăm hỏi một số hộ nghèo của bản, khảo sát tình hình thực tế về dân số tại xã và

Xã Môn Sơn, huyện Con

trao quà cho các hộ dân nghèo tại khuôn viên trường tiểu học 3 Môn Sơn. 12:00 ngày

16/1

Chia tay người dân ở xã Môn Sơn và xuất phát về Vinh.

Huyện Con Cuông nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120 km, có vị trí địa lý:

- Phía Đơng Nam giáp huyện Anh Sơn

- Phía Đơng Bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ - Phía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương

- Phía Tây Nam giáp Lào với đường biên giới dài 61,8 km.

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 1.680,2 km², dân số là 77.830 người, mật độ dân số đạt 46 người/km².

Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông- lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An và Con Cuông là lõi của khu dự trữ, với trung tâm là vườn quốc gia Pù Mát.

Huyện Con Cng có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 1 thị trấn Con Cuông và 12 xã: Bình Chuẩn, Bồng Khê, Cam Lâm, Châu Khê, Chi Khê, Đôn Phục, Lạng Khê, Lục Dạ, Mậu Đức, Môn Sơn, Thạch Ngàn, Yên Khê.

Trong đó, Bản Cị Phạt, Xã Mơn Sơn nằm ở thượng nguồn sông Giăng giáp với biên giới Việt - Lào.

Khung cảnh bản Cị Phạt, xã Mơn Sơn, huyện Con Cuông

Trường tiểu học Môn Sơn 3 – điểm Khe Búng, nơi diễn ra buổi giao lưu, trao quà cho học sinh và các hộ nghèo trong bản

Trong chuyến thực địa, học sinh vừa kết hợp quan sát về đặc điểm tự nhiên, vừa tìm hiểu về các đặc điểm dân cư và một số vấn đề dân số mà giáo viên đã đề ra.

Đồn thực đia có mặt tại huyện Con Cng

Quan sát thực tế trên quãng đường di chuyển từ thành phố Vinh lên huyện Con Cuông và vào đến xã Môn Sơn, học sinh sẽ rút ra được những đặc điểm cơ bản về dân số như:

- Về quy mơ dân số: có sự khác nhau giữa các huyện và địa phương trong tỉnh, các huyện miền núi có quy mơ dân số nhỏ hơn so với các huyện đồng bằng, ven biển.

- Về sự phân bố dân cư: dân cư tỉnh Nghệ An có sự phân bố khơng đồng đều. + Dân cư tập trung đông đúc ở TP Vinh các huyện, thị như Cửa Lò,Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc…), dọc quốc lộ 7.

+ Càng lên phía Tây, mật độ dân số càng thấp, đến Huyện Con Cuông, mật

độ dân số trung bình giảm xuống cịn 46 người/km2, nhưng vào đến xã Mơn Sơn,

mật độ dân số cịn khoảng 10 người/km2, dân cư phân bố rất thưa thớt.

+ Trong nội bộ huyện Con Cng, dân cư cũng có sự phân bố khơng đều, tại thị trấn Con Cuông, dân cư phân bố trù mật hơn so với các xã miền Tây của huyện.

- Về đặc điểm dân tộc

+ Nghệ An là tỉnh có thành phần dân tộc đa dạng

+ Tại huyện Con Cng, ngồi dân tộc Kinh, cịn có nhiều nhóm dân tộc thiểu số cùng chung sống như: dân tộc Thái, Đan Lai (dân tộc Thổ), dân tộc Hoa. Trong đó, tại xã Mơn Sơn thì 90% là dân tộc Đan Lai.

- Về hoạt động kinh tế:

+ Dân cư tỉnh Nghệ An có hoạt động kinh tế đa dạng, phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.

Dọc theo tuyến đường thực địa, có thể thấy được hoạt động kinh tế của dân cư Thành phố Vinh, Thị trấn Quán Hành Nghi Lộc, Thị Trấn Diễn Châu thiên về các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Nhưng lên đến các xã miền Tây của huyện Con Cuông, khảo sát thực tế, học sinh có thể nhận thấy hoạt động kinh tế chủ đạo của dân cư ở đây là nông nghiệp, đặc biệt, tận dụng quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn, người dân đã khai hoang trồng một số loại cây như bồ đề, tràm,… mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tuy nhiên, tại xã Môn Sơn, dân cư thưa thớt, hoạt động nơng nghiệp nhìn chung cịn mang tính tự cấp, tự túc.

- Một số vấn đề cấp bách về dân số đặt ra tại địa phương được khảo sát + Nhìn chung, dân cư xã Mơn Sơn, huyện Con Cuông phân bố thưa thớt, chưa tương xứng với sự phân bố tài nguyên.

+ Trình độ dân trí cịn thấp, tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên thấp hơn trung bình chung của cả tỉnh.

+ Số con trên một cặp vợ chồng còn cao (từ 4 – 6 con) phản ánh về thực trạng đáng báo động về vấn đề kế hoạch hóa gia đình trong dân cư.

+ Độ tuổi kết hôn của phụ nữ và nam giới đều thấp hơn trung bình chung của cả tỉnh, phản ánh rất rõ tình trạng tảo hơn ở địa phương này.

Từ những thực trạng trên, địa phương cần có nhiều biện pháp cấp bách và thiết thực nhằm cải thiện vấn đề dân số ở địa phương như:

+ Tuyên truyền chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đến từng hộ dân. + Xây dựng một số chính sách phát triển kinh tế phù hợp với địa phương để đồng bào từ bỏ dần các tập quán lạc hậu, tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục nhằm xây dựng lối sống văn hóa, vệ sinh, chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và cộng đồng cần phải thực hiện truyền thơng xóa bỏ hủ tục như tảo hơn và kết hơn cận huyết, nâng cao dân trí, cải thiện dinh dưỡng và y tế...

HS di trên đường di chuyển vào bản Cò Phạt

* Bước 3: Học sinh xử lý số liệu, thu thập thêm thông tin trên báo đài, sách tham khảo, internet… tiến hành viết báo cáo về chuyến trải nghiệm.

HS thảo luận nhóm, thu thập tài liệu cho bài báo cáo

* Bước 4: Học sinh nộp báo cáo theo nhóm. Giáo viên đánh giá quá trình TN, viết và trình bày báo cáo của HS, rút kinh nghiệm

Trong quá trình trải nghiệm, HS đã tham gia rất tích cực, khơng ngại di chuyển, chăm chú lắng nghe và ghi chép những thông tin quan trọng dưới sự hướng dẫn của giáo viên để làm tư liệu, chuẩn bị cho thảo luận nhóm và viết báo cáo sau chuyến đi.

Đặc biệt, đây là chuyến đi kết hợp học tập và trải nghiệm về hoạt động thiện nguyện nên học sinh rất hứng thú, có những giây phút xúc động trước nhiều hồn cảnh khó khăn, để từ đó, các em có thêm động lực trong học tập và cống hiến.

Bài báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm của các nhóm 3.5. 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.4.1. Kết quả nhận thức của lớp tham gia hoạt động trải nghiệm

Có nhiều phương thức để giáo dục dân số cho HS, trong đó HĐTN là hoạt động mang lại hiệu quả cao và thiết thực.

Trong quá trình di chuyển, dưới sự hướng dẫn của giáo viên và quan sát thực tế, học sinh đã nhận biết một cách rõ ràng về sự phân bố dân cư không đồng đều của tỉnh Nghệ An, và ngay trong một huyện cụ thể. Các kiến thức ở “Bài 16: Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư” – Địa lí 12 được tái hiện một cách rõ nét. Đặc biệt, lớp thực nghiệm là một lớp chuyên khoa học tự nhiên, nên các em càng tiếp thu nhanh và cực kì hứng thú.

Chương trình “Nắng về trên bản” đã trao nhiều phần quà ý nghĩa cho HS và hộ nghèo xã Môn Sơn

Khi vào đến xã Mơn Sơn, được làm quen, trị chuyện với các em học sinh tại trường tiểu học 3 Môn Sơn, các em càng thấu hiểu được những khó khăn mà học sinh miền núi phải trải qua đặc biệt là thiếu thốn cơ sở vật chất trong học tập và đời sống. Đây cũng chính là những động lực quan trọng để các em học sinh trong đoàn thực nghiệm có thể có nhiều hoạt động ý nghĩa hơn trong thời gian tới, cố gắng học tập và cống hiến cho quê hương, đất nước.

Đặc biệt, trong các cuộc trị chuyện với một số gia đình dân tộc Đan Lai có hồn cảnh khó khăn trong xã, rất nhiều học sinh đã không khỏi xúc động. Liên quan đến vấn đề dân số, nhiều bạn cũng đã rút ra được một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn về kinh tế của đồng bào nơi đây là do trình độ dân trí cịn thấp, các biện pháp về dân số, kế hoạch hóa gia đình cịn hạn chế nên số con trên một cặp vợ chồng người dân Đan Lai trùng bình là 5-6 con. Mặt khác, độ tuổi kết hôn của phụ nữ rất sớm, dao động từ 15-18 tuổi nên dẫn đến nhiều mặt tiêu cực trong đời sống, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

Người dân vui mừng, xúc động trước

tình cảm của các bạn HS

Khơng chỉ có ý nghĩa về giáo dục dân số, đây cịn là một chuyến thiện nguyện

có ý nghĩa đối với các em. Chương trình “Nắng về trên bản” đã có sự chuẩn bị kĩ

lưỡng, vượt qua địa hình đồi núi khó khăn, hiểm trở đem đến những phần quà nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình, các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn xã Mơn Sơn, huyện Con Cng.

Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, màu áo xanh tình nguyện đã trở thành hình ảnh quen thuộc thể hiện vai trị xung kích và cống hiến của tuổi trẻ trường Phan, trao tặng nhiều phần quà như tiền mặt, nhu yếu phẩm, quần áo ấm cho bà con nghèo xã Mơn Sơn. Sự thành cơng của chương trình đã cho thấy được tinh thần của các bạn đồn viên, thanh niên, ln năng động, nhiệt huyết, có trái tim yêu thương và sự sẻ chia.

Buổi ngoại khóa được sự phê duyệt của BGH nhà trường, với sự tham gia, hỗ trợ của Đoàn trường, đội Thanh niên tình nguyện, nhân viên y tế trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của các em HS lớp 12A6. Thầy Phan Đức Sơn – Bí thư Đồn trường, nhóm trưởng nhóm Địa lí – trường

THPT chuyên Phan Bội Châu phát biểu: “Đây là một chương trình thật sự ý nghĩa,

khơng chỉ giáo dục dân số mà cịn giáo dục ý thức, trách nhiệm và thái độ sống cho học sinh. Tơi thấy học sinh rất hào hứng, tích cực tham gia. Các em là nguời tham gia thiết kế chương trình, cùng với các bạn trong đội Thanh niên tình nguyện của trường có nhiều hoạt động ý nghĩa để kêu gọi, quyên góp tài trợ cho trẻ em vùng cao. Qua đó có thể thấy, giáo viên hướng dẫn đã định hướng tốt cho học sinh nghiên

cứu, tìm hiểu thực tế địa phương để vận dụng vào các nội dung học tập có liên quan trong mơn Địa lí, đặc biệt là vấn đề dân số. Tơi cho rằng, chương trình này có thể nhân rộng và trở thành một hoạt động thường niên của Đoàn trường, các đồng

nghiệp có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế mơn học”.

Đồng chí Đậu Bá Chung – Ủy viên BCH Đoàn trường – GV bộ mơn Quốc phịng, người cùng tham gia chuyến đi với

các em phát biểu: “Trải nghiệm là hoạt động được coi trọng

trong từng môn học ở trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, riêng mơn Địa lí, hoạt động này mang lại hiệu quả cao, hình thành cho học sinh các kiến thức, kỹ năng khác nhau. Trong chuyến đi, tơi có quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn và học sinh rất tích cực trong các hoạt động, các em rất hứng thú khi nghe giáo viên giới thiệu về một số vấn đề dân số, các em cầu thị, ghi chép tỉ mỉ làm tư liệu học tập. Tôi cho rằng, đây là một chuyến thực địa thành công”.

Em Trung – Đội trưởng đội Thanh niên tình nguyện của trường nói: “Em rất

bất ngờ khi được cô Hằng – là giáo viên Địa lí có lời đề nghị về chuyến đi thực tế liên quan đến giáo dục dân số kết hợp hoạt động thiện nguyện ở huyện Con Cuông. Ngay lập tức chúng em đã lập ra kế hoạch dưới sự giám sát của nhà trường, Đoàn trường với sự tham gia nhiệt tình của các bạn lớp 12A6 và các bạn trong đội. Qua chuyến đi, chúng em hiểu thêm phần nào về đặc điểm phân bố dân cư, các vấn đề dân số đặt ra đối với các huyện miền núi Nghệ An; đồng thời, chúng em có cơ hội để tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa. Em rất hi vọng chúng em sẽ có nhiều chuyến đi ý nghĩa như vậy trong năm học tới”.

Sau buổi trải nghiệm, tôi cũng đã tổ chức cho các em HS lớp 12A6 chia sẻ những cảm nghĩ, nhận xét và kiến thức thu thập được của bản thân trong chuyến đi. Em Trần Đức Minh – lớp trưởng lớp 12A6 chia sẻ: “Em cảm thấy đây là một

hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa. Sinh ra và lớn lên tại TP Vinh nên em chưa có cơ hội để trải nghiệm về cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc miền núi Nghệ An. Chuyến đi lần này đã giúp em hiện thực hóa các kiến thức về dân số được học trong môn Địa lí 12, đồng thời giúp em có cái nhìn nhân văn, đồng cảm với nhiều

hồn cảnh khó khăn của người dân miền Tây Nghệ An, nếu có cơ hội, em rất muốn được tiếp tục tham gia những chuyến thực địa tiếp theo”.

Em Nguyễn Thị Hoàng Giang bày tỏ: “Đây có lẽ là chuyến đi ý nghĩa nhất

trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường của em. Em thật sự xúc động truớc những hồn cảnh khó khăn của người dân xã Mơn Sơn. Từ đó, em nhận thấy, việc giáo dục dân số thông qua HĐTN thật sự mang lại hiệu quả. Cảm ơn cơ Hằng, Đồn Trường, Đội thanh niên tình nguyện đã cho chúng em một chuyến trải nghiệm thật sự ý nghĩa”.

Em Lê Ánh Minh nói rằng: “Em đã từng được lên huyện Con Cuông trong

Một phần của tài liệu Giáo dục dân số thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12_2 (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)