Các hoạt động trải nghiệm trong giáo dục dân số gắn với mơn Địa lí

Một phần của tài liệu Giáo dục dân số thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12_2 (Trang 37 - 39)

Ngày nay, học qua trải nghiệm đang được tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn thế giới và được nhìn nhận như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong những thập kỉ tiếp theo. Ở nước ta, một trong những quan điểm

đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng

hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, TN, nghiên cứu khoa học…”.

Trên thực tế ở Việt Nam, hệ thống các bài giảng Địa lí hiện nay nhìn chung cịn chưa đa dạng, chủ yếu giáo viên sử dụng các nguồn kiến thức có sẵn trong SGK và sách tham khảo, chưa xây dựng được các bài giảng riêng biệt, đáp ứng mục tiêu dạy học, đặc biệt là các bài học chưa có tính liên hệ thực tiễn cao, nội dung bài tập còn nghèo nàn, chưa tạo được hứng thú học tập cho HS.

Một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương trình mới sau năm 2015 là tổ chức HĐTN trong dạy học Địa lí. Tổ chức các HĐTN theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho HS; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khố.

HĐTN trong dạy học Địa lí càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào q trình dạy học tích hợp lồng ghép giữa kiến thức mơn học với kiến thức thực tiễn ở trường THPT. HĐTN góp phần làm sáng tỏ hơn, cho phép chúng ta khai thác thêm kiến thức sâu rộng - điều mà GV và HS rất khó thực hiện trong giờ chính khố do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. HĐTN trong mơn Địa lí cịn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học.

HĐTN trong mơn Địa lí khơng chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lịng ham muốn tìm tịi, khám phá những kiến thức mới của người học mà cịn góp phần hồn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng

hành" với người học khám phá kiến thức mới. Kết quả của HĐTN phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và lập kế hoạch hoạt động mà GV Địa lí là người quyết định. Tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, nhiều HĐTN được tổ chức với các mục đích khác nhau. Đối với mơn Địa lí, việc tổ chức hoạt động giáo dục dân số thông qua trải nghiệm cho học sinh lớp 12 được tất cả giáo viên trong tổ nhóm chun mơn hết sức ủng hộ, trong hai năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 – 2021, tác giả cùng với các đồng nghiệp đã xây dựng một số HĐTN nhằm hướng đến mục đích giáo dục dân số cho học sinh khối 12 gắn với mơn Địa lí và bước đầu gặt hái được một số thành công, tạo hứng thú thật sự cho học sinh. Dưới đây là một số HĐTN mà tác giả cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nhằm giáo dục dân số cho học sinh khối 12 trường THPT chun Phan Bội Châu gắn với mơn Địa lí.

Một phần của tài liệu Giáo dục dân số thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12_2 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)