Hoạt động ngoại khóa “Học sinh với kiến thức dân số sức khỏe sinh sản”

Một phần của tài liệu Giáo dục dân số thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12_2 (Trang 40 - 46)

Hiện nay, việc giáo dục giới tính cho học sinh chưa được áp dụng rộng rãi và phổ biến ở các trường học mà chỉ trên cơ sở lồng ghép vào một số mơn học hoặc nói chuyện chun đề với thời lượng ít ỏi. Các em học sinh khối 12 chuẩn bị bước vào môi trường đại học, các em phải sống xa nhà, xa tình yêu thương của gia đình, khi gặp những bế tắc, các em dễ bị cuộc sống ồn ào, mới lạ lôi cuốn, bị ảnh hưởng bởi lối sống “tình yêu thời mở cửa” dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Nhiệm vụ giáo dục dân số - SKSS trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng và là một việc làm thiết

thực nhằm trang bị những kiến thức cho các em bước vào đời vững vàng hơn. Ngồi ra, mục đích của hoạt động này cịn giúp các em có thể truyền đạt lại kiến thức mà mình có được cho những người bạn, người em của mình, lan tỏa lối sống lành mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục dân số và kiến thức SKSS, nhóm giáo viên Địa lí đã tổ chức hoạt động ngoại khóa “Học sinh với kiến thức dân số SKSS”.

- Mục tiêu:

+ Giúp các em trang bị những kiến thức cơ bản về dân số, KHHGĐ; mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế; dân số và các vấn đề xã hội như: giáo dục, y tế; những hệ lụy của việc sinh con thứ ba, chênh lệch giới tính khi sinh...

+ HS được mạnh nói lên ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề như: “yêu sớm” của giới trẻ; sống thử thời sinh viên; các kiến thức về SKSS...

- Tổ chức thực hiện

+ Thời gian: tiết chào cờ thứ 2 chào cờ đầu tuần + Nội dung gồm:

* Cán bộ y tế trình bày những kiến thức cơ bản về dân số, SKSS.

* Giáo viên Địa lí phân tích cho các em hiểu rõ mối quan hệ giữa gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế; dân số và các vấn đề giáo dục, y tế.

* Học sinh có các câu hỏi tương tác với giáo viên và cán bộ y tế * Tổ chức một số trò chơi liên quan đến kiến thức dân số SKSS.

+ Sau khi hoạt động ngoại khóa kết thúc, giáo viên hướng dẫn học sinh viết báo cáo theo từng nhóm ở các lớp với nội dung liên quan đến buổi ngoại khóa.

+ GV tiến hành nhận xét, đánh giá kết quả của buổi hoạt động ngoại khóa qua bài báo cáo và rút ra kết luận.

Học sinh tổ chức một số trị chơi trong buổi ngoại khóa “Học sinh với kiến thức dân số SKSS”

Bài báo cáo của các nhóm về vấn đề dân số SKSS 2.2.3. Hoạt động thực tế, thiện nguyện gắn với giáo dục dân số

Đây là một hoạt động ý nghĩa, bên cạnh trang bị cho học sinh những kiến thức về dân số thì cịn góp phần hình thành cho các em thái độ sống tích cực, vì cộng đồng. Trong năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 – 2021, phối hợp với Nhà trường và Đồn trường, cùng giáo viên bộ mơn, tác giả đã tổ chức một số hoạt động cho học sinh khối 12 khảo sát một số vấn đề dân số tại địa phương gắn với hoạt động thiện nguyện như:

- Chương trình “Trung thu cho em” được tổ chức tại Trung tâm trẻ khuyết

tật 19/3 – xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vào ngày 27/9/2020. Qua hoạt động này, giúp các em có thể hiểu được không phải ai cũng may mắn được sinh ra tồn vẹn, mà ln có những con người, những em nhỏ kém may mắn sinh ra với những phần cơ thể bị khiếm khuyết, khơng lành lặn. Chính vì vậy, các em HS cần trang bị cho mình những hành trang đầy đủ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản; ln có cái nhìn nhân văn, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh.

Chương trình diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cũng đủ tạo nên nhiều cảm xúc cho các bạn HS, góp phần tạo ra một đêm trung thu vui vẻ, sơi động, đậm tính nhân văn.

HS tự làm đồ dùng chuẩn bị cho

chương trình “Trung Thu cho em”

Chương trình “Trung Thu cho em” đã

- Chương trình “Tết yêu thương” – tặng quà cho các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn tại bệnh viện Nhi Nghệ An. Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình giáo dục dân số cho học sinh khối 12 gắn với mơn Địa lí. Các em đã sưu tầm nhiều cuốn sách có nội về giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính... để chia sẻ cùng các bạn trong trường. Số tiền quyên góp được trong đợt bán sách, các em đã dành dụm mua q Tết cho các em nhỏ có hồn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện Nhi Nghệ An.

Hoạt động bán sách, gây quỹ thiện

nguyện của các bạn HS

Các bạn HS trao quà Tết cho các em

nhỏ có hồn cảnh khó khăn đang điều trị tại bệnh viện Nhi Nghệ An. 2.2.4. Tổ chức buổi chiếu phim về giáo dục dân số

Hai bộ phim hoạt hình với tên gọi "Vẫn cịn niềm tin" và "Chỉ là giấc mơ" được thiết kế theo kỹ thuật đồ họa 3D đã được công chiếu. Đây là hai bộ phim hoạt hình 3D đầu tiên về vấn đề giáo dục sức khỏe giới tính cho vị thành niên và thanh niên.

Phim được thực hiện trong khuôn khổ dự án quốc gia RAS/03/P51: "Tuyên truyền vận động và truyền thơng thay đổi hành vi" thuộc chương trình sáng kiến sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên châu Á (RHIYA) do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tài trợ, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số thế giới (WPF). Phim như một thông điệp giúp các bạn trẻ tiếp cận những kiến thức về sức khỏe sinh sản giới tính một cách lí thú và hiệu quả nhất. Buổi chiếu phim được diễn ra vào ngày 17/10/2021 tại sân trường thu hút đông đảo học sinh tham gia.

HS hứng thú với hai bộ phim về giáo dục sức khỏe giới tính được cơng chiếu

Trên đây là một số HĐTN tiêu biểu tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu nhằm đưa đến cho học sinh cách tiếp cận khác nhau về các vấn đề liên quan đến GDDS. Và có thể khẳng định, các HĐTN đã đem đến cho học sinh sự hứng thú, tích cực, khơng ngại ngần khi tìm hiểu các vấn đề liên quan đến dân số, hiện thực hóa một cách sinh động kiến thức SGK.

Chương 3: Thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là một q trình rất cần thiết khi chúng ta tiến hành nghiên cứu khoa học. Vì thực nghiệm sẽ cho biết được tính ứng dụng, tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

Đối với đề tài SKKN này, quá trình thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của việc giáo dục dân số thông qua trải nghiệm gắn

với mơn Địa lí cho học sinh THPT nói chung, HS trường THPT Chuyên Phan Bội Châu nói riêng; từ đó chứng minh được tính khả thi của đề tài.

Để đạt được mục đích đề ra là tính hiệu quả và khả thi của đề tài thì nhiệm vụ khơng chỉ là tổ chức dạy, tổ chức HĐTN mà cần thiết phải tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Có như vậy mới thấy rõ được tính hiệu quả của việc giáo dục dân số thông qua HĐTN gắn với mơn Địa lí cho HS.

Một phần của tài liệu Giáo dục dân số thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12_2 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)