GV gọi 1 HS đọc bài thực hành và xác định yêu cầu của bài thực hành.

Một phần của tài liệu Đổi mới các tiết dạy thực hành môn Địa lí bậc THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học_2 (Trang 31 - 34)

cầu của bài thực hành.

- HS chọn vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị

xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

GV tổng kết: Các loại biểu đồ có thể vẽ: biểu đồ cột ghép, biểu đồ cột chồng tuyệt đối, biểu đồ đường. GV yêu cầu thể hiện bằng biểu đồ cột ghép và đường

- GV chuẩn hoá bằng biểu đồ mẫu.

- HS làm việc theo cặp đôi nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản.

- Gọi đại diện các bàn trình bày, HS nhận xét, bổ sung. GV tổng kết. - HS xác định yêu cầu của bài thực hành. - Gọi 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ, 1 em vẽ biểu đồ cột ghép, 1 em vẽ biểu đồ đường. Các HS khác trình bày vào vở

HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2

1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ XUẤT- NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ XUẤT- NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 1995-2011 GIAI ĐOẠN 1995-2011 GIAI ĐOẠN 1995-2011 2. Nhận xét Giai đoạn: 1995 - 2011

+ Tổng giá trị xuất - nhập khẩu của Nhật Bản tăng 2,26 lần + Giá trị xuất khẩu tăng 1,95 lần

+ Giá trị nhập khẩu tăng 2,68 lần

+ Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn so với xuất khẩu.

+ Năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm nhẹ.

+ Giai đoạn 1995 - 2007, cán cân thương mại dương, Nhật Bản là nước xuất siêu.

+ Đến năm 2011, Nhật Bản có cân thương mại âm, là nước nhập siêu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn hố bán hàng của người Nhật (10 phút) 1. Mục tiêu: HS biết được văn hoá bán hàng của người Nhật

2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở; thảo

luận nhóm

3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm.

Mẩu tin về văn hoá bán hàng của người Nhật

Mẩu tin: Văn hóa kinh doanh - văn hóa bán hàng của người Nhật Bản

Đi từ những triết lí kinh doanh: “Nói ít làm nhiều, sản phẩm chất lượng phải

được vun trồng từ gốc”; “Cần phải sản xuất (Đào tạo) con người trước khi làm ra sản phẩm, con người có quy củ, có chất lượng mới mong sản phẩm có chất lượng”;

người Nhật đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng nổi tiếng hàng đầu thế giới với phương châm: làm việc ln trọng chữ tín lâu dài, khơng xem trọng cái lợi trước mắt để làm ảnh hưởng đến về sau.

Bên cạnh đó, người Nhật nổi tiếng về phong cách phục vụ khách hàng. Sự phục vụ đối với khách hàng của họ hầu như đạt đến mức độ hồn hảo. Người Nhật gọi đó là “ Omotenashi” - Sự tiếp đãi nồng hậu.

Phương châm kinh doanh này thể hiện tại bất kì nơi đâu ở Nhật từ các cửa hàng, khách sạn sang trọng hay đến cửa hàng tiện lợi, tiệm cà phê. Tất cả người phục vụ ở đây đều có cung cách tiếp đãi lịch sự, lễ phép và luôn nở nụ cười trên môi với tiêu chí số một “Khách hàng là thượng đế”.

3 điều cơ bản trong tinh thần Omotenashi:

- Chăm sóc khách hàng chu đáo trên cả sự mong đợi bằng những cử chỉ quan tâm làm khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Trong khách sạn “Chúc quý khách ngủ ngon”.

Trong tiệm cà phê, nhân viên phục vụ đưa cà phê cho bạn và mỉm cười nói "Xin quý khách từ từ thưởng thức”.

- Hết lịng phục vụ khách mà khơng cần khách “Hậu tạ”.

- Thái độ tiếp khách nồng nàn từ tấm lịng thành chứ khơng miễn cưỡng. "Omotenashi" đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

5. Sản phẩm

- GV yêu cầu HS xem đoạn video clip và mẩu tin về văn hoá bán hàng của người Nhật, nêu nhận xét về văn hóa kinh doanh, văn hóa bán hàng của người Nhật Bản ? - Học sinh trả lời, ý kiến bổ sung, GV nhận xét, tổng kết bằng một số thông tin thêm về phong cách bán hàng của Nhật Bản:

+ Khi bán hàng, họ luôn đứng tươi cười mời chào khách với thái độ niềm nở và cám ơn cho dù khách chỉ mới nhìn vào gian hàng của mình rồi đi.

+ Tác phong phục vụ của người bán hàng luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ, dù có khách hay khơng có khách, nghĩa là đứng thẳng người, mắt nhìn thẳng. Nếu khách đến quầy thanh tốn trong tình trạng xếp hàng, câu đầu tiên: “Xin lỗi để quý khách phải đợi”. Thao tác nhân viên nhanh nhẹn nhưng cẩn trọng, nâng niu hàng và xếp gọn hàng vào giỏ…, kính cẩn chào khách và nói lời cảm ơn khách khi ra về.

+ Thái độ ứng xử giống nhau với tất cả khách hàng dù mua ít, mua nhiều, loại đắt hay rẻ.

+ Khơng bao giờ có thái độ coi thường, bình phẩm về sự lựa chọn của khách hàng, mặt mũi tươi tắn, lời nói lễ độ, tư thế kính cẩn, tai lắng nghe và mắt nhìn chăm chú.

+ Tư vấn cẩn thận cho khách hàng về hàng hóa mà khách hàng muốn lựa chọn.

+ Tin tưởng, tôn trọng ở khách hàng, sẵn sàng xin lỗi khách hàng khi có lỗi dù là lỗi rất nhỏ đối với sản phẩm hàng hóa của mình.

+ Các cửa hàng Nhật sẽ tự động đồng loạt giảm giá 5-10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

- GV phỏng vấn một số học sinh với câu hỏi: Dù ít hay nhiều, bạn đã từng đi mua hàng ở chợ, các đại lí hoặc đi shopping; vậy bạn có hài lịng với phong cách bán hàng của người Việt Nam ta không?

- GV: chúng ta thử xem sẽ học hỏi được những gì từ văn hóa bán hàng của người Nhật qua hoạt động thảo luận nhóm.

- Vấn đề thảo luận

+ Nhóm 1,2: Nếu là nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng đại lí.., bạn sẽ làm thế nào để thu hút khách hàng và tạo uy tín cho cửa hàng của mình?

+ Nhóm 3,4: Nếu là nhân viên bán hàng, chủ cửa hàng đại lí..., theo bạn những điều cần tránh trong ứng xử với khách hàng là gì ?

- Thời gian: 3 phút

- Đại diện các nhóm trình bày, ý kiến bổ sung, GV nhận xét, tổng kết.

Một phần của tài liệu Đổi mới các tiết dạy thực hành môn Địa lí bậc THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học_2 (Trang 31 - 34)