Trũng ở đồng bằng D Rừng ngập mặn.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực_2 (Trang 44 - 48)

Vận dụng cao

3.4. Xây dựng đề kiểm tra (quy trình theo 8773) 3.4.1. Những yêu cầu biên soạn đề kiểm tra 3.4.1. Những yêu cầu biên soạn đề kiểm tra

1. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng document, khoa luan44 of 98.

45 học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

2. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

3. Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ, của sở/phòng GDĐT và các trường học.

3.4.2. Minh họa biên soạn đề kiểm tra ( Phụ Lục) III.Phương pháp kiểm tra vấn đáp. III.Phương pháp kiểm tra vấn đáp.

Vấn đáp là một đặc trưng rất phổ biến của mọi lớp học và sau mỗi bài học, là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh và là hình thức thường dùng nhất trong dạy học và kiểm tra đánh giá.

Vấn đáp trong dạy học và kiểm tra, đánh giá có nhiều vai trị quan trọng: - Là cách thức tốt nhất để kích thích tư duy độc lập của học sinh, dạy học sinh cách suy nghĩ đúng đắn. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên, học sinh thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình từ đó khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập. Tức là bằng cách này học sinh hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt.

- Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho khơng khí lớp học sơi động, kích thích hứng thú học tập và sự tự tin của học sinh, rèn luyện cho học sinh nhiều năng lực và kĩ năng quan trọng khác.

- Vấn đáp cịn tạo mơi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, các học sinh có điều kiện tiến bộ trong q trình hồn thiện các nhiệm vụ được giao.

- Qua vấn đáp còn giúp giáo viên thu nhận tức thời nhiều thơng tin phản hồi từ phía người học, duy trì sự chú ý của học sinh; giúp kiểm sốt hành vi của học sinh và của lớp học.

Nói đến kiểm tra vấn đáp chúng ta thường nghĩ ngay đến việc giáo viên hỏi và học sinh trả lời tuy nhiên trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá hiện nay, vấn đáp không chỉ là giáo viên phát vấn mà học sinh có thể phát vấn lẫn nhau mà thậm chí học sinh có thể phát vấn ngược đối với giáo viên.

Trước đây, hình thức kiểm tra vấn đáp được phần lớn giáo viên và cả bản thân tôi, chỉ dùng trong hỏi bài cũ, phát vấn khi học bài mới và một số hoạt động khác document, khoa luan45 of 98.

46 làm cho hình thức này thường diễn ra nặng nề và không tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra vấn đáp được tiến hành trong nhiều thời điểm của quá trình dạy học như hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới hay trong hoạt động luyện tập, vận dụng và tìm tịi mở rộng đều có thể sử dụng rất hiệu quả. Đồng thời, để thay đổi giáo viên cần đa dạng hơn các hình thức vấn đáp để vừa có thể kiểm tra kiến thức kĩ năng vừa đánh giá được nhiều năng lực khác. Vấn đáp trong dạy học và kiểm tra, đánh giá thường được sử dung dưới nhiều hình thức như vấn đáp gợi mở, vấn đáp để kiểm tra kiến thức, kĩ năng và vấn đáp để đánh giá năng lực sử dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vậy để đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống này tơi đã thay đổi cách thức tiến hành phù hợp với từng hình thức, cụ thể như sau:

1.1. Vấn đáp gợi mở.

Là hình thức giáo viên khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS suy nghĩ, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những yêu cầu học tập hoặc những gì đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được. Giáo viên sử dụng phương pháp này để dẫn dắt học sinh, giúp học sinh tự tìm ra lời giải thích hợp lý. Thơng qua q trình đó, giáo viên là người dẫn dắt còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy sau khi kết thúc câu hỏi vấn đáp gợi mở, học sinh vừa có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới và giúp học sinh sẽ thích học bộ mơn hơn.

Vấn đáp gợi mở có tác dụng khơi dậy tính tích cực của học sinh rất mạnh, nhưng cũng đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, tránh đi đường vòng, lan man, xa vấn đề, mất thời gian hoặc có thể sẽ biến thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một học sinh mà khơng thu hút được sự chú ý của tồn lớp học.

Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý, hình thức này chủ yếu được dùng nhằm mục đích đánh giá thái độ, mức độ hợp tác của học sinh trong quá trình học tập chứ không nên dùng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của đa số học sinh.

Ví dụ 1 :Bài 16:Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Mục 4.Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta.

GV đặt câu hỏi: Tại sao trong thực hiện chính sách dân số của nước ta lại chuyển từ “mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con” sang “mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”?

Với câu hỏi này ta đưa học sinh vào tình huống có vấn đề cần giải quyết.Đồng thời gắn liền với tính thời sự hiện nay của dân số nước ta

Ví dụ 2: Bài 41- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

GV đặt câu hỏi :Nếu chúng ta không sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sơng Cửu Long thì điều gì sẽ xảy ra với vùng này?

47 Kiểu câu hỏi hỏi ý kiến dùng để học sinh đưa ra ý kiến, suy nghĩ của mình về một sự kiện, vấn đề, chủ đề Địa lý nào đó.Loại câu hỏi này sẽ kích thích được trí tị mị của học sinh và nỗ lực tìm ra đáp án.

1.2. Vấn đáp để kiểm tra kiến thức, kĩ năng.

Là hình thức thường được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như trước, trong và sau giờ học hoặc sau một vài bài học, giúp giáo viên kiểm tra kiến thức học sinh một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung, củng cố kiến thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp học sinh tự kiểm tra kiến thức của mình. Hình thức kiểm tra, đánh giá này chỉ thực sự đổi mới khi giáo viên thay vì chỉ dùng câu hỏi trong sách giáo khoa hay một số hệ thống câu hỏi khác để kiểm tra bài cũ, kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh trong phần hình thành kiến thức mới hay phần luyện tập, vận dụng thì giáo viên nên làm mới hình thức này bằng cách dùng các học liệu, công cụ đánh giá khác để tiến hành. Mặt khác, trước đây hình thức này chỉ tiến hành để kiểm tra, đánh giá một vài học sinh thì nay giáo viên có thể dùng để đánh giá được nhiều học sinh hoặc cả lớp cùng lúc thông qua các hoạt động tổ chức dạy học khác nhau.

Ví dụ :Bài 16:Đặc điểm dân số và phân bố dân cư, Mục 2: dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

Để làm rõ vấn đề và cập nhật tính thời sự, giáo viên cho học sinh xem một đoạn video clip về “già hóa dân số ở Việt Nam” và đặt câu hỏi để giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm:

-GV: Em biết gì về thời kì dân số vàng ở nước ta?

- GV: Nước ta đã làm gì trước đó để dân số phát triển đến giai đoạn này? Như vậy, thay bằng việc kiểm tra bài cũ nhàm chán với các câu hỏi trong sách giáo khoa và chỉ kiểm tra, đánh giá được một vài học sinh tôi cho học sinh tiếp cận bài học bằng học liệu mới (video) để học sinh hứng thú đồng thởi kiểm tra bài cũ của cả lớp để đánh giá được mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của các bài liên quan dân số.

1.3. Vấn đáp để đánh giá năng lực sử dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. vấn đề thực tiễn.

Là hình thức thường được sử dụng trong các hoạt động trải nghiệm thực tế. Qua các câu hỏi trong tiến trình thực nghiệm đó giáo viên không chỉ kiểm tra được việc vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn mà còn đánh giá được thái độ của học sinh đối với các vấn đề đó. Các vấn đề có thể là bảo vệ tài nguyên môi trường, các di sản của địa phương hay thái độ đối với các đóng góp cho sự phát triển của địa phương...

Ví dụ: Sau hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về các xí nghiệp May trên địa bàn

huyện Yên Thành. HS được yêu cầu trả lời một số câu hỏi:

48 - Điều bổ ích nhất qua hoạt động trải nghiệm này là gì?...

- Những điều gì cần rút kinh nghiệm? - Em có ý kiến đề xuất gì khơng?...

Hình 3: Bài viết của học sinh sau chuyến trải nghiệm

Qua việc học sinh trả lời các câu hỏi đó giáo viên khơng chỉ kiểm tra được các kiến thức, kĩ năng có liên quan mà cịn đánh giá được các năng lực vận dụng các kiến thức đó. Thơng qua việc nhận định các vấn đề có liên quan của học sinh, giáo viên đánh giá được khả năng quan sát, nhận thức vấn đề và thái độ của các em đối với các vấn đề của địa phương.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng năng lực_2 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)