du lịch nước ta, tình hình phát triển và phân bố du lịch.
GDHN cho HS thơng qua q trình các em tìm hiểu về các ngành nghề thương mại và du lịch.
Địa lí các vùng kinh tế
Thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật từng vùng kinh tế, chính sách phát triển từng vùng.
- HS từ việc nhận thức về điều kiện phát triển, xu thế phát triển của vùng mà địa phương các em trực thuộc, các em thấy được vai trò, giá trị của lao động trong mọi ngành nghề và xác định được tiềm năng phát triển của quê hương, định hướng lao động trong tương lai, nhiệm vụ và vinh dự khi làm nghề mình lựa chọn. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố Kiến thức tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương.
- Phần này giúp HS có cái nhìn và khả năng đánh giá toàn diện nhu cầulao động của hiện trạng kinh tế, cũng như nhu cầu lao động của địa phương.
- Đặc biệt một phần yêu cầu của bài là viết báo cáo theo chủ đề. Như vậy nếu GV biết cách khai thác theo hướng GDHN có thể giúp các em gắn với mục tiêu, đường lối kinh tế của Đảng và nhà nước, thực tế phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Không chỉ giúp các em có định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng mà còn giúp các em biết điều chỉnh tự giác, nguyện vọng theo yêu cầu của xã hội, nhiệt huyết với cơng việc để có năng suất lao động tốt nhất.
2.3Cách thức giáo dục hướng nghiệp thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống trên quê hương Yên Thành
2.3.1. Cách thứctổ chức hoạt động trải nghiệm
Được sự thống nhất cao của ban chuyên môn nhà trường, chúng tôi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bằng hình thức ngồi giờ lên lớp với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên bộ môn trực tiếp phụ trách lớp học.
Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí ở trường Trung học phổ thông để hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, cần xác định địa điểm và thời gian tổ chức phù hợp (tốt nhất là những địa điểm gần với trường học), cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức tiến hành, chủ động, linh hoạt, vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, biện pháp sư phạm phù hợp, đồng thời theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch trải nghiệm. Công việc này thường thực hiện vào đầu năm học mới hoặc đầu học kì. Căn cứ vào mục tiêu của mơn học, nội dung của sách giáo khoa, phân phối chương trình, ưu thế của từng địa phương, nhu cầu, hứng thú của học sinh mà giáo viên xác định chủ đề trải nghiệm cho phù hợp với đối tượng và khả năng nhận thức.
- Bước 2: Thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm (xác định chủ đề, mục
tiêu, địa điểm, thời gian, công tác chuẩn bị, các hoạt động...).
- Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đây là việc biến ý tưởng trải
nghiệm trên văn bản, giáo án thành hiện thực, nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của kế hoạch trải nghiệm do giáo viên đề xuất. Để thực hiện thành công buổi trải nghiệm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên trực tiếp phụ trách với học sinh và lực lượng tham gia hỗ trợ. Trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh cách hoàn thành nhiệm vụ theo “kịch bản” đã chuẩn bị từ trước.
- Bước 4: Đánh giá hoạt động trải nghiệm. Đây làm cơ sở để rút ra bài học
kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau tốt hơn.
(1) Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên
Trong hoạt động này, vai trò của giáo viên và học sinh được thể hiện rõ ràng. Cụ thể giáo viên là người khởi xướng cũng là người kết thúc hoạt động, có nghĩa giáo viên là người đề xuất nhiệm vụ dựa trên mục tiêu và thực tiễn đối tượng học sinh cũng là người sẽ đánh giá về các mặt kiến thức, năng lực, kĩ năng mà người học đạt được thông qua hoạt động. Với chủ đề “ Làng nghề truyền thống trên quê hương Yên Thành”, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh, giới thiệu về các làng nghề (trong đó chủ yếu tập trung lí giải về
nguồn gốc tên gọi, đặc điểm, giá trị kinh tế - văn hóa- kinh tế, giải pháp bảo tồn phát triển các làng nghề). Để thực hiện nhiệm vụ đó, giáo viên lập kế hoạch cụ thể như sau:
- Trước buổi trải nghiệm một tuần, giáo viên liên hệ với lãnh đạo địa phương, trình bày mục đích dạy học của mình, đề xuất được tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Đồng thời, liên hệ với một số gia đình làng nghề để họ sắp xếp thời gian đón tiếp đồn tham quan.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ, phân nhóm thực hiện. Thường sĩ số lớp học 35 đến 40 học sinh, giáo viên chia làm bốn nhóm, đặt tên nhóm, chú ý sự cân bằng giữa các nhóm về giới tính, năng lực, đặc biệt là những hạt nhân văn nghệ nổi bật. Cùng với điều đó, giáo viên yêu cầu thời gian hoàn thành (sau 2 tuần trải nghiệm), công bố địa điểm, thời gian dự kiến báo cáo sản phẩm. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giáo viên cũng đề ra những phương tiện mà các em cần chuẩn bị. Về phần mình, giáo viên chuẩn bị mẫu phiếu thu thập thông tin và bài tập thu hoạch sau khi kết thúc hoạt động.
* Phiếu thu thập thông tin:
Chủ đề: Làng nghề truyền thống trên quê hương Yên Thành
Học sinh: ……………………….. Lớp:……………
Tên làng nghề Những hiểu biết của em về làng nghề truyên thống
*Bài tập thu hoạch: Trình bày cảm nhận của em sau hoạt động trải
nghiệm tại một số làng nghề truyền thống và định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai?
-Hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ học tập: Theo dõi các em trong quá trình thực hiện hoạt động nhằm điều chỉnh kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin, xây dựng đề cương để thực hiện sản phẩm. Đặc biệt, trước khi các em báo cáo sản phẩm trước tập thể, giáo viên xem xét, có thể giúp các em chỉnh sửa để sản phẩm có chất lượng hồn thiện hơn.
- Thực hiện nhiệm vụ đánh giá: Đây là khâu thẩm định sản phẩm của các em. Từ đó, giáo viên đưa ta những nhận xét về các phương diện kiến thức, kĩ năng và năng lực các em thu nhận được trong quá trình trải nghiệm. Giáo viên cần có tiêu chí rõ ràng phù hợp. Với chủ đề này, bài thuyết trình cần trình bày rõ ràng, mạch lạc, có sơ đồ tư duy kèm theo, phong thái của người thuyết trình lịch sự, gây ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Khi đánh giá cần chú ý đánh giá cả quá trình học sinh tham gia hoạt động.
(2) Vai trò, nhiệm vụ của học sinh
Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập. Các em phải tự trải nghiệm trong thực tiễn bằng nhiều hình thức khác nhau (khám phá các làng nghề qua các nghệ nhân, những bậc cao niên tiền bối, thu thập thông tin từ nhiều kênh (từ đời sống, sách vở, báo chí, mạng internet...) kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để giải quyết nhiệm vụ được giao. Mỗi học sinh (nhóm) cần hồn thành phiếu thu thập thơng tin nhanh chóng kịp thời.
Trong quá trình hoạt động, các em rèn luyện nhiều những kĩ năng cơ bản, như kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình và giải quyết nhiệm vụ học tập.
Chính các em cũng sẽ là người báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc trước tập thể các bạn. Đồng thời hoạt động dạy học này coi trọng tính trải nghiệm nên sự đánh giá có ý nghĩa nhất khơng phải là điểm số của thầy cơ mà chính các em học sinh sẽ tự đánh giá được các năng lực, kiến thức của bản thân và của bạn mình thu nhận được sau khi kết thúc hoạt động.
2.3.2. Các nội dung của hoạt động trải nghiệm
(1) Chuẩn bị cho hoạt động tham quan
* Về phía giáo viên:Đây là bước quan trọng và cần thiết để hoạt động tham
quan diễn ra một cách thuận lợi. Sau khi thảo luận và thống nhất trong nhóm tổ chun mơn, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường,hội cha mẹ học sinh. Giáo viên lên kế hoạch từ đầu năm học, lựa chọn địa điểm cụ thể:Để học sinh tham quan trải nghiệm giáo viên cần:
- Xác định mục tiêu của buổi tham quan:
+ Về kiến thức:
Học sinh có điều kiện quan sát trực quan sinh động các dụng cụ, sản phầm các làng nghề truyền thống, tài liệu liên quan đến giá trị của các làng nghề.
Học sinh nắm được đặc điểm một số làng nghề truyền thống, hướng phát triển của các làng nghề.
+ Về kĩ năng:
Rèn luyện cho các em một số kĩ năng học tập như kĩ năng quan sát; kĩ năng thu thập, xử lí thơng tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với các làng nghề; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải quyết vấn đề đặt ra.
Để thu được kết quả cao, trước khi học sinh tiến hành tham quan, giáo viên phổ biến rõ cho học sinh mục đích, yêu cầu của buổi tham quan. Những yêu cầu quan trọng của học sinh trong buổi tham quan là:
+ Phải có ý thức giữ trật tự, giữ gìn, bảo vệ các sản phẩm của gia chủ, không tự ý trải nghiệm sản phẩm khi chưa có sự đồng ý và hướng dẫn của chủ nhà.
+ Khơng được tự ý bỏ đồn, bỏ nhóm đi nơi khác
+ Mọi việc nảy sinh phải thông qua người điều hành và được người điều hàn đồng ý mới thực hiện
+ Cần ghi chép những số liệu, tài liệu do người thuyết minh, người quản lí cung cấp, hoặc những ghi chú ở các tư liệu được trình bày khi tự tìm hiểu
+ Những cá nhân tự ý làm trái các quy định phải tự chịu trách nhiệm và hình thức kỉ luật của nhà trường.
+ Phải có bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm
- Dự kiến thời gian tham quan: buổi chiều (từ13h30- 17h30 ) cho 3 địa điểm: Làng bún bánh Vĩnh Hòa (Hợp Thành), Làng nghề sản xuất hương trầm Phúc Thành, làng sản xuất mây tre đan Tây Yên (Long Thành)
- Giáo viên liên hệ trước với xóm trưởng các làng nghề, chủ nhà sản xuất,mời người thuyết minh, người hướng dẫn trải nghiệm trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham quan để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho kế hoạch đạt kết quả cao. Trong kế hoạch tham quan trải nghiệm, giáo viên cần xác định rõ những tài liệu nên hướng dẫn học sinh tập trung tìm hiểu, phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra.
*Về phía học sinh: