Trước buổi tham quan yêu cầu họcsinh cần chuẩn bị:

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên_2 (Trang 30 - 35)

+ Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm

+ Tìm hiểu một số thơng tin về các làng nghề truyền thống trên Internet hoặc tài liệu tham khảo

+ Tự túc về tư trang cá nhân…

+ Sưu tầm những làng nghề truyên thống trên quê hương:

- Việc sưu tầm không đặt yêu cầu cao về số lượng mà chỉ khơi gợi ý thức tinh thần biết, hiểu cũng như ý thức bảo tồn các làng nghề truyền thống của dân tộc, rèn luyện khả năng xử lí tình huống thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ; mở rộng vốn hiểu biết về địa lí; thấy được giá trị kinh tế - nét đẹp văn hóa và giá trị kinh tế của các làng nghề trên quê hương Yên Thành nói riêng và cả nước nói chung, từ đó có thể xác định một hướng đi đúng khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân.

Với 3 địa điểm cụ thể: Làng bún bánh Vĩnh Hòa, Làng hương trầm Phúc thành, làng mây tre đan Tây Sơn

Trong quá trình tham quan trải nghiệm tại mỗi di tích, học sinh được tập trung nghe giới thiệu và tự tham quan, chụp ảnh, quay video, sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài tập thu hoạch sau buổi trải nghiệm và đặc biệt các em được tham gia gói bánh chưng, đan mây tre dưới sự chỉ dẫn của chủ nhà.

* Trải nghiệm tạiLàng hương trầm Phúc thành (thời gian từ 14h00 phút

đến 14h50phút)

Các em học sinh tập trung tại cổng trường lúc 13h 30 phút xuất phát đến làng sản xuất hương trầm ở xóm 13, xã Phúc thành. Đồn tiến hành trải nghiệm nghề làm hương tại gia đình ơng Phạm Văn Phú, gia đình anh Trần Quốc Quý.

Các em được ông Phú kể cho nghe về giá trị và các công đoạn làm hương trầm:

“Gia đình ơng hiện đang xây dựng cơ sở sản xuất với quy mô lớn nhất làng.

Cơ sở này tạo công ăn việc làm cho 8 - 10 lao động với thu nhập hơn 3 triệu đồng. Tăm hương được đưa vào máy để nén với bột hương gồm các nguyên liệu chính là rễ hương, vỏ quế, bã mía... để thành cây hương hoàn chỉnhĐưa hương trầm vào xưởng để quạt gió sấy khơ và bảo quản.Sau khi sấy khô bằng quạt công nghiệp, hương được đưa ra phơi nắng.”

* Học sinh tiếp tục trải nghiệm tại: Làng bún bánh Vĩnh Hòa:(Thời gian

từ 15h10 phút đế 16h05 phút)

Từ xã phúc thành đồn chúng tơi đi xuống làng nghề Vĩnh Hòa (Hợp Thành), gặp gỡ một số gia đình như: Gia đình ơng Lê Thái Yên, gia đình chị Nguyễn Hồng Bính là những gia đình có 25 năm làm nghề gói bánh chưng. Ở đây các em được chủ nhà đón tiếp nhiệt tình, được nghe giới thiệu về sự phát triển của

32 làng nghề và các công đoạn để làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon nổi tiếng. Đặc biệt các em được tham gia trải nghiệm cơng việc gói bánh chưng.

( Học sinh được chủ nhà cho trải nghiệm gói bánh chưng)

* Trải nghiệm làng mây tre đan Tây Yên(thời gian từ 16h15 phút đến

17h05 phút).

Hơn 16h, các em học sinh tập trung tại làng nghề Tây Yên xã Long Thành, Yên Thành. Được sự cho phép của bác Phan ĐứcThắng các em bắt đầu tham quan và tìm hiểu về nghề đan mây tre và tham gia trải nghiệm sản phẩm dưới sự hướng dẫn tận tình của Bác chủ nhà, đồng thời các em được nghe các cô chú ở đây dưới thiệu về nghề.

Theo lời Bác Thắng: “Giá trị tạo nên thương hiệu. Sản phẩm mây tre đan tại

làng Tây Yên (xã Long Thành, huyện Yên Thành) là nét chấm phá trong bức tranh kinh tế của huyện lúa. Rồi đây, mây tre đan sẽ là một nghành nghề chính trong sự phát triển kinh tế của xã nhà, là nơi mà hễ nhắc đến mây tren đan người ta nghĩ ngay đến làng Tây Yên”

(3) Viết thu hoạch cá nhân

- Sau buổi trải nghiệm học sinh cần hoanf thành bài thu hoạch ghi chép lại những kinh nghiệm, cảm nhận của bản thân được rút ra từ thực tiễn. Bởi vì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm, sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm được học trong nhà trường với thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy và dần chuyển hóa thành năng lực.Đồng thời, tìm hiểu về giá trị và hướng phát triển củacác làng nghề từ đó hướng nghiệp cho bản thân trong tương lai.

- Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của bản thân, huy động sự tham gia của tất cả học sinh vào các hoạt động của quá trình hoạt động. Học sinh được trình bày, lựa chọn ý tưởng, tham gia chuẩn bị, thiết kế hoạt động, trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, tự đánh giá, tự khẳng định. Chính vì thế, viết thu hoạch chính là nội dung quan trọng giúp học sinh tự chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ, đánh giá những gì bản thân thu nhận được trong q trình học tập từ đó làm cơ sở định hướng về hành vi cũng như thái độ sống đúng đắn, chuẩn mực hơn.

Từ những cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy viết thu hoạch là nội dung có vai rất quan trọng trong q trình thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Về cách thức thực hiện, giáo viên yêu cầu học sinh triển khai sau khi đã báo cáo xong các sản phẩm hoạt động. Cụ thể với chủ đề:Làng nghề truyền thống

trên quê hương Yên Thành. Giáo viên đưa ra vấn đề sau: Trình bày cảm nhận của

em sau hoạt động trảinghiệm tại một số làng nghề truyền thống trên quê hương Yên Thành và Định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai?

Sau đây là tâm sự của học sinh được tham quan tại làng nghề truyền thống Em Đặng Thị Mai Anh Lớp 12A4 tâm sự“Trở về với mảnh đất Phúc Thành,

đi vào các gia đình sản xuất ta có thể dễ dàng cảm nhận được mùi hương thơm nhè nhẹ của Trầm ngun liệu chính để làm tăm hương mà khơng bất cứ thứ gì có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể thay thế được…Sau buổi trải nghiệm tôi càng yêu và quý hơn mảnh đất quê hương, Tơi sẽ cố gắng hết sức mình để có thể học tập thật tốt, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành để bằng một điều nào đó tơi sẽ xây dựng nơi này thành một miền quê phát triển nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống”

Em Thái Thị Thu lớp 12A2 viết: “ Qua buổi trải nghiệm này tôi đã rút ra được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống, thế hệ trẻ chúng ta đừng vì sống theo những thứ xa xỉ mà quên đi bản sắc của người việt phải biết trân trọng, yêu quý những giá trị lao động sáng tạo mà ông cha để lại, ln có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy”

Trong bài thu hoạch, các em cũng đưa ra các biện pháp để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống“ Để bảo vệ và phát triển các làng nghề truyền

thống chúng ta cần tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu được giá trị của các làng nghề . Tích cực học tập và rèn luyện để góp phần phát huy và phát triển nghề truyền thống ở địa phương. Bảo vệ mơi trường trong các làng nghề,tăng cường tìm kiếm mở rộng thị trường chocác sản phẩm truyền thống của quê hương ngày càng phát triển” Bài của em Nguyễn Thị Thảo, lớp 12A4.

Em Hồ Thị Hiền 12a4 đưa ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân: “ Lần

đầu tiên trong đời em được trải nghiệm làng nghề truyền thống và được thử nghiệm đan lát chiếc giỏ mây mới thấy được sự dày công và sự cần mẫm tỉ mĩ, chịu thương chịu khó của người dân. Mỗi sản phẩm mây tre đan là một tuyệt tác nghệ thuật. Em sẽ cố gắng học thật tốt tương lai sẽ làm lĩnh vực maketting để quảng bá các sản phẩm của làng nghề nước nhà vươn ra tầm thế giới”

Có thể nói, mỗi bài thu hoạch là một trải nghiệm riêng của chính các em. Nhìn chung các em đã thể hiện những thay đổi trong nhận thức, tình cảm đối với bộ mơn nói chung và với di sản văn hóa của huyện nhà nói riêng. Mọi sự thay đổi tốt đẹp trong hành vi của con người đều bắt nguồn từ gốc rễ của nhận thức, nên qua đây chúng tơi có thể hi vọng rồi đây các em sẽ có những hành động thiết thực, ý nghĩa đối với quê hương.

2.4. Thời gian tiến hành hoạt động trải nghiệm

Căn cứ vào nội dung dạy học trên lớp cũng như mục tiêu “dạy – học địa lí gắn với trải nghiệm thực tế”, chúng tôi đã quyết định cho học sinh tiến hành trải nghiệm vào khoảng thời gian từ tuần 14 đến tuần 16 của năm học. Tức là khoảng thời gian sau khi học xong tiết 16 của PPCT Địa lí lớp 12 ( bài 17: Lao động và việc làm) cho đến trước khi kiểm tra định kỳ của học kỳ I. Chúng tơi chọn khoảng thời điểm đó bởi những lí do sau:

- Phù hợp với nội dung chương trình lớp 12 mà các em được học trên lớp với nội dung tích hợp hoạt động GDHN và hoạt động trải nghiệm. Như vậy sẽ đảm bảo tính liền mạch giữa nội dung được học trên lớp với nội dung trải nghiệm thực tế.

- Khoảng thời gian này ở trường mới diễn ra ngày hội hướng nghiệp cho học sinh cho giáo viên kết hợp với sinh viên và các chuyên gia cùng phối hợp tổ chức. - Phù hợp với chủ đề hướng nghiệp tháng 12 của tổ chun mơn “ giới tính trong chọn nghề”, đảm bảo nối liền mạch kiến thức giữa địa lí quốc gia với địa lí phương và đặc điểm của vùng miền.

- Hướng tới lồng ghép vào nội dung kiểm tra cuối học kỳ I.

2.5.Giáo án thực nghiệm

Chủ đề: Các làng nghề truyền thống trên quê hương Yên Thành

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phân tích được thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống ở Yên Thành, Nghệ An nói riêng và của Việt Nam nói chung.

- Hiểu sâu sắc về giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành. Qua đó, củng cố kiến thức về địa lí địa phương.

- Đề xuất được giải pháp phát triển của nghề truyền thống trong thời gian tới.

- Định hướng được nghề nghiệp cho bản thân.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS biết xác định mục tiêu học tập của đề tài. HS biết lập kế hoạch học tập và tự nghiên cứu thông tin về các nghề truyền thống

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Xác định được nghề truyền thống của địa phương.

- Năng lực tư duy: Phân biệt được nghề truyền thống với các nghề khác, phát triển năng lực tư duy thông qua các hoạt động trải nghiệm, tìm tịi khám phá nét đặc trưng của các làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên_2 (Trang 30 - 35)