Từ láy xác định được thành tố gốc

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 51 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa

2.3.1.1. Từ láy xác định được thành tố gốc

Đây là loại từ láy đơi có một thành tố có nghĩa và một thành tố khơng có nghĩa. Thành tố có nghĩa là thành tố làm nịng cốt, dựa vào nó thành tố láy được tạo

thành bằng cách láy lại toàn bộ hay bộ phận các yếu tố của thành tố gốc như: lặng

lẽ, mê man, nhiễu nhương… Về mặt ngữ nghĩa, thành tố gốc quy định ý nghĩa của

thì ý nghĩa của từ láy cũng chỉ màu sắc, nếu thành tố gốc chỉ tính chất, hành động, thì ý nghĩa của tồn bộ từ láy cũng biểu thị tính chất, hành động.

Khảo sát thống kê tồn bộ sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu có 108 từ láy xác định được thành tố gốc, chiếm 31,21% tổng số từ láy trong tác phẩm. Đó là các từ:

lẳng lặng, ngài ngại, văng vẳng, rậm rạp, báo bổ, bàn bạc, xót xa, vội vã, lặng lẽ, hãi hùng, rõ ràng…

Căn cứ vào vị trí của thành tố gốc trong từ láy đơi, có thể phân ra làm hai loại:

a. Từ láy có thành tố gốc đứng trước, thành tố láy đứng sau

Khảo sát thống kê văn thơ Nguyễn Đình Chiểu chúng tơi thấy 87 từ láy có thành tố gốc đứng trước, chiếm 80,56% trên tổng số108 từ láy xác định được thành tố gốc. Trong loại từ láy đang xét, do tiếng gốc là tiếng có nghĩa nên nó có thể tách riêng ra để sử dụng một cách độc lập mà khơng cần đến yếu tố láy, nó được xem là từ đơn tồn tại song song với từ láy.

VD: xót > xót xa, vội > vội vã, lạnh > lạnh lùng, nặng > nặng nề, lạ > lạ

lùng, đẹp > đẹp đẽ, nhọc > nhọc nhằn, vội > vội vàng, rộn > rộn ràng, vui > vui vày, hẹp > hẹp hòi…quan hệ giữa hai thành tố trong từ láy kiểu này là quan hệ

chính phụ, thành tố gốc có vai trị chính cịn thành tố láy có vai trị phụ. Có thể biểu thị quan hệ này trong từ láy như sau:

xót xa

b. Từ láy có thành tố láy đứng trước, thành tố gốc đứng sau

Theo thống kê tồn bộ tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có 21 từ láy thuộc kiểu này, chiếm 19,44% trên tổng số 108 từ láy xác định được thành tố gốc, gồm cả

từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận như: thao thức, sung sướng, thấm thoắt, ngao

ngán, thấp thoáng, mịt mù, mịt mờ, lẳng lặng, ngài ngại, thăm thẳm, văng vẳng…

Quan hệ chính phụ giữa các thành tố trong từ láy loại này có thể hình dung như sau:

Ý nghĩa của tiếng gốc bao giờ cũng mang tính chất khái qt tổng hợp cịn ý nghĩa của từ láy xác định được thành tố gốc bao giờ cũng mang tính chất cụ thể, rõ ràng, với những sắc thái biểu trưng hóa khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ tính chất này qua các dẫn chứng về từ láy trong thơ văn Đồ Chiểu:

1. Thao thức

Nguyệt nga trong dạ như bào

Canh chày chẳng ngủ những thao thức hoài

(C1400-LVT).

- Từ láy thao thức trong câu thơ trên có thành tố gốc là thức với nghĩa “ở trạng thái không ngủ hoặc chưa ngủ, trong thời gian thông thường dùng để ngủ” [61, tr.1505]

- Khi thành tố gốc thức kết hợp với thành tố láy thao tạo thành từ láy thao

thức thì có nghĩa là “trằn trọc, trăn trở khơng sao ngủ được vì có điều phải suy nghĩ,

khơng yên” [61, tr.1418]. 2. Vội vã

Nàng bèn tỏ thiệt một khi Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay

(C1854-LVT)

- Thành tố gốc của từ láy này là vội có nghĩa thứ nhất là (làm việc gì) hết sức nhanh cho kịp, do bị thúc bách về thời gian hay (làm việc gì) sớm hơn bình thường do khơng muốn chờ hoặc sợ để chậm” [61, tr.1732].

- Khi thành tố gốc vội kết hợp với thành tố láy tạo thành từ láy vội vã thì nghĩa của từ đã được nhấn mạnh hơn nhiều về sự vội và mang một sắc thái cụ thể là “Tỏ ra rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp hay với nghĩa thứ hai là tỏ ra vội, khơng kịp có sự suy nghĩ, cân nhắc” [61, tr.1732].

3. Ngao ngán

Ngao ngán bầy cái thân chuột thối, biết ngày nào Ô thước phanh phui; nực cười thay cái bụng chuột tham, trơng bao thủa Hồng-hà ráo cạn.

(C29-Thảo thử hịch)

- Thành tố gốc ngán có nghĩa là “Ở trạng thái không thể tiếp nhận, không thể chịu đựng thêm được nữa. 2. ngại đến mức sợ” [61, tr.1033].

- Từ láy ngao ngán đã nhấn mạnh hơn nghĩa gốc, có nghĩa cụ thể là buồn rầu, chán nản, khơng cịn thấy thích thú gì nữa [61, tr.1035].

Qua việc phân tích một số ví dụ về nghĩa của từ láy xác định được thành tố gốc, có thể nói thành tố láy khơng thể tách ra khỏi thành tố gốc hay nói khác đi là khơng có cơ sở để tồn tại nếu tách ra khỏi thành tố gốc, bởi vì khi đứng một mình bản thân nó hồn tồn khơng có ý nghĩa về mặt từ vựng. Nhưng khi đi vào cơ chế cấu tạo từ láy thì những yếu tố này khơng chỉ quan hệ về mặt ngữ âm với thành tố gốc mà nó cịn mang tính chất khu biệt và giá trị biểu trưng của từ.

Dù thành tố gốc đứng trước hay đứng sau thì nghĩa của từ láy không phải chỉ dựa vào thành tố gốc và do yếu tố gốc mang lại. Thành tố láy cũng có vai trị quan trọng tạo nên ý nghĩa của từ. Vì vậy Hồng Văn hành đã khẳng định “Khi đi vào phân tích nghĩa của từ láy, khơng thể chỉ dựa vào nghĩa của tiếng gốc” [32, tr.96].

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)