7. Cấu trúc của luận văn
2.4. Đặc điểm ngữ pháp
2.4.2.5. Từ láy với các chức năng khác
Từ láy kết hợp với hư từ có 71 trường hợp trên tổng số 695 lần sử dụng, chiếm 10,22%. Khi kết hợp với hư từ, từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có thể đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và bổ ngữ.
- Từ láy kết hợp với hư từ có chức năng làm vị ngữ
Kiệm, Hâm còn hãy ngẩn ngơ Phút thơ, Tiên, Trực một giờ đều xong.
(C461-LVT) Tây lầu trống điếm sang ba
Nguyệt Nga còn hãy xót xa phận mình. (C272-LVT)
- Kết hợp với những từ láy, các hư từ có thể là phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, và giữ chức năng ngữ pháp là chủ ngữ
Nay đà gặp hội long vân
Ai ai mà chẳng lập thân buổi này.
- Từ láy kết hợp với hư từ có vai trò làm bổ ngữ, bổ nghĩa cho cụm vị từ mà chúng kết hợp.
Nguyệt Nga dạ hãy ngùi ngùi Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn
(C260-LVT)
- Từ láy khi kết hợp với hư từ đảm nhiệm chức năng cú pháp là trạng ngữ chỉ trạng thái:
Chênh chênh vừa xé mặt trời
Hai người tìm quán nghỉ ngơi đợi kỳ (C437-LVT)
Sao sao cũng phải trở về
Sửa sang nhà cửa chọn bề sẽ hay. (Đ5-DTHM)
Giá trị biểu cảm, gợi tả của từ láy trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã được tăng lên rất nhiều nhờ có sự kết hợp với các hư từ. Các hư từ đã làm rõ thêm nét nghĩa của từ láy, giúp từ láy thể hiện rõ hơn nữa vai trị và ý nghĩa biểu hiện.
Như trên có thể thấy rằng cách kết hợp ngữ pháp và sự thể hiện chức năng cú pháp đa dạng, phong phú của từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần đem lại sự phong phú, uyển chuyển trong cách dùng từ, tạo nên những giá trị cần thiết cho ngôn ngữ văn chương của ông.