Từ láy với chức năng cú pháp là định ngữ

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 77 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đặc điểm ngữ pháp

2.4.2.4. Từ láy với chức năng cú pháp là định ngữ

Số lượng từ láy đi kèm với danh từ và cụm danh từ có chức năng là định ngữ trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chiếm số lượng lớn nhất, với 295 trường hợp trên tổng số 695 lượt dùng, chiếm 42,45%. Từ láy khi kết hợp với danh từ, và cụm danh từ thường có tác dụng làm rõ nghĩa hoặc bổ sung nghĩa cho danh từ và cụm danh từ đó, như:

Thổi dốc miếu chùa hơi vụt vụt Xô nhào cây đá tiếng ào ào

(Trời bão)

Những từ láy “vụt vụt”, “ào ào” khi kết hợp với các danh từ “hơi” và

“tiếng”, cả cụm có chức năng làm định ngữ, bổ sung nghĩa cho các danh từ này và

tạo nên một khung cảnh bão gió dữ dội, gió thổi mạnh liên tiếp với một tốc độ rất nhanh đến mức như không nhận ra được, tiếng của cây, của đá xô vào nhau tạo nên những âm thanh mạnh, liên tục, đợt này đến đợt khác.

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đơng

Chúa xn đâu hỡi có hay khơng? (Xúc cảnh)

Từ láy “ngùi ngùi” trong ngữ cảnh trên đứng sau cụm danh từ “hoa cỏ” làm định ngữ có tác dụng nhấn mạnh, khắc họa tâm trạng buồn rầu của hoa cỏ khi mong đợi, trơng ngóng gió đơng, hay đó chính là một tâm trạng buồn rầu của những người dân khi trơng ngóng mãi về một một tin tốt lành nhưng càng mong ngóng, trơng đợi càng bặt vơ âm tín.

Theo cấu trúc thơng thường trong câu, từ láy với chức năng làm định ngữ khi kết hợp với danh từ, cụm danh từ thường đứng sau danh từ, cụm danh từ đó. Tuy nhiên để phát huy hết tác dụng của từ láy trong nhiều trường hợp Nguyễn Đình Chiểu đã đảo từ láy lên trước danh từ, cụm danh từ và đặt từ láy ở vị trí đầu.

Lênh đênh thuyền giữa biển đông

Riêng than một tấm cô bồng ngẩn ngơ (C937-LVT)

Từ láy lênh đênh được đặt lên trước danh từ thuyền có tác dụng nhấn mạnh

hơn tính chất nổi trơi, khơng nơi nương tựa khơng có định hướng (tác giả muốn nói tới hồn cảnh hiện tại của Lục Vân Tiên).

Bâng khuâng ngày xế cả than trời

Ai đổ cho người gánh nạn đời

(Đ8-TĐPCT)

Bằng việc đặt từ láy bâng khuâng đặt lên trước cụm danh từ ngày xế Nguyễn

Đình Chiểu đã cho người đọc một cảm nhận sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn ý thơ, đồng thời chạm khắc vào lòng người đọc nỗi băn khoăn, niềm trắc ẩn, xót xa trào dâng trong lòng tác giả.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)