Những từ láy có sự khác biệt về khả năng kết hợp

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 65 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa

2.3.2.3. Những từ láy có sự khác biệt về khả năng kết hợp

Khảo sát từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chúng tơi thấy có những từ láy có cùng vỏ âm thanh và ngữ nghĩa với những từ láy hiện nay nhưng khả năng kết hợp của chúng thì có khác. Theo kết quả thống kê có 16 từ thuộc loại này, chiếm 4,62% số từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là những từ: ầm ầm, rề rề,

bâng khuâng, chiu chít, hầm hầm, hơn hớn, lao đao, lanh chanh, lao xao, lênh chênh, liu riu, ngạt ngào, ngơ ngẩn, rồng rồng, sùng sục, tưng bừng.

VD: 1. Ầm ầm

Từ láy này có nghĩa là (tiếng động) vang to và rền liên tiếp [31, tr.10]. Vì thế nó thường được kết hợp với tiếng nổ của bom mìn, sự chuyển động của xe cộ, máy

móc, tiếng sóng, tiếng gió bão…VD: Tiếng bom nổ ầm ầm, Đoàn xe chạy ầm ầm

qua cầu… Trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu nó được kết hợp với mắc: Dân ngu chẳng biết lỗi lầm

Người khôn cũng mắc ầm ầm nhiều nơi.

(Đ10-DTHM)

Trong ngữ cảnh trên tác giả đã kết hợp với mắc để nhấn mạnh hơn tính chất

của sự việc, nhiều và liên tiếp mắc những sai lầm. Cách diễn đạt này có thể là bình thường ở thời Nguyễn Đình Chiểu, nhưng lại là sự kết hợp mới lạ đối với hiện nay.

2. Lanh chanh

Xảy nghe trong bụi cây xanh Có người đốn củi lanh chanh hát rằng

(Đ3-DTHM)

Từ láy này có nghĩa “Có dáng điệu nhanh nhảu, vội vàng, luôn tỏ ra muốn tranh lấy việc để làm” [31, tr.158]. Với ý nghĩa này, hiện nay nó thường được kết hợp với làm, đòi VD: Lanh chanh đòi bưng cái bát rồi đánh đổ [31, tr.158]. Trong

ngữ cảnh trên nó lại được kết hợp với hát. Cách kết hợp này đã tạo cảm giác lạ,

mới mẻ.

3. Lao xao

Xe ngựa lao xao giữa cõi trần Biết ai thiên tử biết ai thần?

(Tự thuật I)

Nhảy vịng phú q lao xao Sớm tơi, tối chúa, ra vào gươmg nhau

(P4-NTYTVĐ-tr.465)

Từ lao xao có nghĩa là “Có nhiều âm thanh nhỏ nhẹ hoặc tiếng người xen lẫn nhau, từ xa vẳng lại, nghe không rõ từng tiếng, nhưng đều và âm vang như tiếng gió

thổi làm lá cây chao động và phát ra. [31, tr.160]. Nó thường được kết hợp với gió, hoặc tiếng nói của con người.

Trong thơ văn của ông, từ này được sử dụng 8 lần, có 7 lần kết hợp giống hiện nay, như “Chợ đơng bn bán lao xao” (C757- LVT) và “Ngày gió thổi lao xao tinh

dã mã…” (C35-VTNSTVLT). Sự kết hợp với xe ngựa, nhảy ở hai ngữ cảnh trên

hiếm thấy trong tiếng Việt hiện đại. Cách kết hợp này của Nguyễn Đình Chiểu đặt trong tồn bộ ý thơ của ơng có tác dụng khắc họa sâu hơn thảm cảnh của đất nước.

4. Lênh chênh

Lênh chênh chữ phận, chữ duyên

Lỡ tiên, lỡ phật, lỡ nguyền nho phong.

(P1-NTYTVĐ-tr.289)

Khiến nên thầy hốt thuốc dị,

Chứng khơng thấy sách, lò mò lênh chênh.

(P3-NTYTVĐ-tr.442)

Từ láy lênh chênh, có nghĩa “Dễ nghiêng đổ do khơng có chỗ dựa vững chắc

[31, tr.187], hiện nay thường thấy trong kết hợp với kê, như: Kê lênh chênh quá

khéo đổ mất. Cách kết hợp với “chữ phận, chữ duyên”, với “lò mò” trong hai ngữ

cảnh trên có thể là sự lựa chọn của tác giả, nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của ông. 5. Liu riu

Liu riu rừng quạnh nghe chim hót

Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi.

(Nước lụt)

Từ liu riu có nghĩa (Tiếng lửa cháy, nước chảy), yếu rung động khẽ [31, tr.194].

Do vậy nó thường kết hợp với chảy, cháy, như: Dịng sơng nước chảy liu riu, Anh

thấy em nhỏ xíu anh thương (dân ca Nam Bộ và lời hát); lửa cháy liu riu. Ngữ cảnh

trên nó được kết hợp với rừng quạnh, với tiếng chim. Vì vậy tạo nên một cảm giác buồn tha thiết. Đây là cách kết hợp lạ so với hiện nay.

6. Ngạt ngào

Từ này chỉ (Mùi thơm) “bốc lên, lan tỏa rộng và kích thích mạnh vào khứu giác” [31, tr.251], vì vậy nó thường được kết hợp với từ hương, thơm VD: Hoa

thơm ngào ngạt. Ở đây Nguyễn Đình Chiểu lại kết hợp với xem thấy, những yếu tố

liên quan đến hoạt động của thị giác, cũng là một cách dùng lạ so với hiện nay:

Vân Tiên xem thấy ngạt ngào Ai dè sức gái tài cao bực này.

(C223-LVT)

7. Ngơ ngẩn

Ngựa trạm xăng văng miền bắc khuyết Xe nhung ngơ ngẩn cõi Tây-ninh

(Đ11-TĐTCĐ)

Ngơ ngẩn có nghĩa “có trạng thái như người mất hồn vì tâm trí đang để ở đâu đâu” [31, tr.265]. Vì vậy nó thường được kết hợp với hình ảnh của con người, VD: Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu (Nguyễn Du). Nhưng trong ngữ

cảnh trên ngơ ngẩn lại được kết hợp xe nhung (xe binh), tác giả đã lựa chọn sự kết

hợp này để thể hiện nỗi đau xót của mình đối với tướng qn Trương Cơng Định. 8. Rồng rồng

Hay đâu việc học rồng rồng

Cịn ngồi cung bích luống trơng ngỡ ngàng.

(P4-NTYTVĐ-tr.472)

Từ láy này có nghĩa chỉ “Cá quả, cá sộp con mới nở sống thành đàn” [31, tr.332].

Với nghĩa như vậy, hiện nay nó thường được kết hợp với các yếu tố so sánh như,

giống, giống như để chỉ chỉ tính chất : đơng, nhiều, VD: Đơng như rồng rồng. Trong

ngữ cảnh trên nó cũng được sử dụng với mục đích so sánh, nhưng sự kết hợp thì có khác. Đây là một cách kết hợp lạ so với hiện nay.

Qua một số ví dụ điển hình về những từ láy đều được sử dụng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và trong tiếng Việt hiện nay, nhưng khả năng kết hợp của chúng với các đơn vị ngôn ngữ là khác nhau. Đây có thể là do thói quen sử dụng ngôn ngữ giữa hai thời kỳ lịch sử, cũng có thể là cách sử dụng riêng, với mục đích riêng của tác giả. Dù cách sử dụng này bắt nguồn từ lý do nào đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn đang được tiếp nhận những những giá trị riêng của ngôn ngữ văn chương Nguyễn Đình Chiểu.

Theo quan điểm của Vương Lộc, từ ngữ cổ là những từ ngữ “Chỉ còn gặp trong tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại; Gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng đã thay đổi ít nhiều về mặt ngữ âm; Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ do chúng khơng cịn được dùng độc lập nữa; Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng khả năng kết hợp có khác” [52]. Như vậy, theo quan điểm này một số từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với đặc điểm trên sẽ có thể bổ sung vào từ điển từ cổ của ông.

Một phần của tài liệu Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)