8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Ưu điểm
CBQL, GV, NV của các trường mầm non nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động CS, ND trẻ. Nắm vững các hệ thống văn bản về quản lý trường mầm non. xác định được vai trị của cơng tác ni dưỡng trong việc phát triển thể chất và tâm lý cho trẻ, vai trị của CS, ND trong việc hình thành các kỹ năng tự phục vụ, thói quen và hành vi tốt trong sinh hoạt, trong phòng tránh bệnh tật và phịng tránh các nguy cơ khơng an tồn trong trường mầm non và ngoài xã hội. Đa số CBQL các trường mầm non đã tích cực trong cơng
tác tham mưu, vận động Cha mẹ trẻ đóng góp về chất để hỗ trợ nhà trường mua sắm trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp trường lớp.
Đội ngũ CBQL, GV, NV cơ bản có phẩm chất và năng lực, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng cao: Công tác bồi dưỡng CBQL, GV, NV về kiến thức, kỹ năng CS, ND trẻ được các trường quan tâm đúng mực, hiệu quả của hoạt động này có tác động tích cực, đáp ứng nhu cầu CS, ND trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
Trong hoạt động quản lý CS, ND của Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức, phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên theo chức năng, nhiệm vụ; chỉ đạo việc thực hiện CS, ND và có đanh giá, kiểm tra thường xuyên về mức độ đạt được của công tác CS, ND.
Công tác y tế học đường, an toàn trường học, cơng tác phịng chống bệnh dịch được triển khai thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Sở Y tế, trường được thẩm định trường học an tồn phịng tránh tại nạn thương tích, dụng cụ y tế các trường khá đầy đủ, thuốc được trang bị theo danh mục. Các công tác quản lý bệnh học đường ngày càng chặt chẽ và có các biện pháp phối hộp điều trị kịp thời.
2.5.2. Hạn chế
Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các trường mầm non chưa đồng đều, một số hiệu trưởng chưa biết vận dụng linh hoạt những chủ trương chính sách của Nhà nước, những quy định của ngành và chỉ đạo và quản lý hoạt động CS, ND trẻ. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động CS, ND trẻ còn chung chung, thiếu cụ thể biện pháp chưa rõ ràng, phù hợp với thực tế của nhà trường. Do đó, trong q trình tổ chức, chỉ đạo điều hành quản lý hoạt động CS, ND trẻ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt và sáng tạo. Việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt động CS, ND trẻ còn tồn tại những bất cập nhất định. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động CS, ND trẻ chưa được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ và thường xun, cịn mang tính hình thức hiệu quả chưa cao.
Trong công tác quản lý hoạt động CS, ND của Hiệu trưởng, việc xây dựng kế hoạch cịn chung chung, chưa tìm ra những khó khăn cơ bản trong CS, ND để đưa ra những biện pháp và hình thức tổ chức phù hợp; nhiều biện pháp đưa ra không khả thi, không sát thực tế; Việc phân công nhiệm vụ cho GV và NV, các tổ chức, đoàn thể chưa có sự linh hoạt, phù hợp với đối tượng, chưa phát huy hết khả năng của từng đối tượng; Chưa có sự phối hợp giữa các đối tượng quản lý trong công tác chỉ đạo thực hiện;
Một bộ phận GV, NV còn thiếu kiến thức, kỹ năng nhưng chưa tích cực trong việc tự học và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng CS, ND trẻ. NV cấp dưỡng có sự biến động hàng năm nên có nhiều khó khăn trong q trình bồi dưỡng chun mơn, tay nghề. Một số CBQL, GV, NV, cha mẹ trẻ chưa phối kết hợp trong việc CS, ND trẻ, đặc biệt là trẻ thừa cân, béo phì, kỹ năng tự phục vụ. Đối với các trẻ này nhà trường phối hợp gia đình cần phải tìm nhiều biện pháp để khắc phục và giúp các cháu trở lại mức cân nặng bình thường và sức khỏe ổn định để bắt kịp các hoạt động cùng các bạn.
Cán bộ, nhân viên vẫn thiếu hụt về phương pháp và kỹ năng đặc thù trong chăm sóc, giáo dục trẻ, thiếu tài liệu, thiếu các thiết bị giáo dục và hỗ trợ. CBQL cũng chưa chỉ đạo thường xuyên về đổi mới các phương pháp, hình thức trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Nội dung kiểm tra đánh giá đột xuất chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả thực tế mang lại chưa cao, việc kiểm tra đánh giá thực hiện CS, ND, còn chưa đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu, chưa khắc phục kịp thời những điểm yếu cũng như khích lệ, phát huy được thế mạnh của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CS, ND.
CSVC trường học cịn nhiều khó khăn, nguồn lực để đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp so với yêu cầu. Nhu cầu vốn để xây dựng trường lớp phục vụ cho phát triển mầm non còn nhiều bất cập. Cha mẹ trẻ ngày càng có sự quan tâm đến công tác CS, ND trẻ nhưng công tác phối kết hợp với nhà trường đạt hiệu quả chưa cao.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
Lãnh đạo trường chưa chủ động tổ chức việc bồi dưỡng cho GV trong nội bộ trường nhưng chủ yếu thực hiện theo kế hoạch của phòng; Chưa chủ động sáng tạo trong việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.
Một bộ phận GV, NV chưa có nhận thức đúng về quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và chưa thực sự quan tâm đến hoạt động CS, ND trẻ. Đa số đội ngũ CBQL, GV chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác phối hợp trong CS, GD trẻ giữa nhà trường và gia đình, chủ yếu là qua bồi dưỡng và tự học nên cịn đơi khi một bộ phận GV còn lúng túng trong quá trình phối hợp với gia đình.
CSVC chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, CSVC của một số trường xuống cấp nên tỷ lệ trẻ em được huy động vào các trường mầm non cơng lập cịn thấp. Các cơ sở mầm non ngồi công phát triển khá ồ ạt, việc quản lý hoạt động CS, ND vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, biện pháp quản lý chưa chặt chẽ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày thực trạng chất lượng CS, ND, của các trường mầm non, thực trạng quản lý công tác CS, ND, của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đánh giá nguyên nhân của thực trạng. Thông qua những con số đánh giá, chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây, chất lượng công tác CS, ND, của các trường mầm non trên địa bàn huyện Chư Pưh đã được củng cố và tăng cường, nhận thức của CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ, cộng đồng xã hội đã đánh giá đúng vai trị của cơng tác CS, ND, trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra ngày càng cao của xã hội về chất lượng CS, ND trẻ trong trường mầm non, trong khi các điều kiện thực tế cịn rất nhiều khó khăn và bất cập thì việc đổi mới cơng tác quản lý để nâng cao chất lượng CS, ND của hiệu trưởng các trường mầm non ngày càng có ý nghĩa và quan trọng hơn. Cùng với cơ sở lý luận ở Chương 1, cơ sở thực tiễn của Chương 2 sẽ là những căn cứ khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở Chương 3.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp đề xuất thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận về hoạt động CS, ND trẻ, mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dương trẻ mẫu giáo ở trường mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
Khi đề xuất các biện pháp, tôi căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, những thông tư, chỉ thị và quyết định của các cấp để xác định đúng hướng, đúng mục tiêu và thống nhất theo quan điểm chỉ đạo của cấp trên, của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tổ chức, hướng dẫn và phân công hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động CS, ND trẻ, ở các trường mầm non.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Tất cả các hoạt động CS, ND trẻ, đều phải được thực hiện theo đúng mục tiêu dạy học cho trẻ mầm non. Vì vậy, các biện pháp đối với hoạt động CS, ND, trong các trường mầm non phải tuân thủ theo đúng mục tiêu dạy học đã đề ra. Mục tiêu của các biện pháp hướng tới là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ, giúp trẻ sống an toàn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Việc xây dựng, đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng các biện pháp quản lý được đề xuất phải có tác dụng đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ mầm non nói chung, mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo nói riêng.
3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý được đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn tổ chức các hoạt động CS, ND, cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non huyện Chư Pưh,
tỉnh Gia Lai. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm của cơng tác tổ chức hoạt động CS, ND trẻ, trong các trường mầm non để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm đối với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động CS, ND, cũng như trong cơng tác quản lí hoạt động này. Biện pháp đề xuất phải giải quyết được những vấn đề thiếu sót và hạn chế trong thực tiễn ấy.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp quản lý sự phối hợp đề ra phải có tính hệ thống vì dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực trạng những biện pháp đã thực hiện đồng thời có sự tiếp nối các kết quả đã có của các biện pháp quản lý khác làm căn cứ để xây dựng biện pháp quản lý mới. Mặt khác, trong quá trình triển khai thực hiện, các biện pháp khơng thể sử dụng riêng lẻ mà địi hỏi sự có sự phối hợp linh hoạt, hỗ trợ lẫn nhau mới đạt kết quả do đó có tính hệ thống cao.
Các biện pháp quản lý đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ sẽ đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Các biện pháp không được mâu thuẫn với nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ để tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp quản lý đề ra đương nhiên có tính kế thừa bởi được xây dựng dựa vào các nguyên tắc trong quản lý, dựa trên kết quả đã đạt được trong thực tế công tác quản lý hoạt động CS, ND trẻ, mầm non để kế thừa, phát huy những mặt tốt, rút kinh nghiệm những cái chưa tốt để hoàn thiện cho tốt hơn.
Các biện pháp được đề xuất phải có tính kế thừa và dựa trên những cách thức tổ chức thực hiện trước đó của nhà trường đã phát huy tính tích cực và mang lại hiệu quả. Theo đó, biện pháp được đề xuất phải giải quyết những
vấn đề cịn tồn tại, hạn chế mà cách làm trước đó đã thực hiện và hoàn thành nhưng chưa đạt hay chưa khắc phục được. Bên cạnh đó, biện pháp phải có tính mới phù hợp với những điều kiện nhà trường trong xu hướng phát triển của xã hội và đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động CS,ND trẻ tại các trường mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động CS, ND trẻ cho CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ trẻ cho CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm giúp đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên và cha mẹ trẻ có nhận thức đầy đủ về vai trị, tầm quan trọng của công tác CS, ND trẻ trong việc góp phần cùng các nội dung giáo dục khác của nhà trường hoàn thành thắng lợi kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học. Đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý, GV, cha mẹ trẻ cũng nhận thức được ý nghĩa của chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý cơng tác công tác CS, ND trẻ nói riêng mà ngành giáo dục đang phát động và triển khai thực hiện hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, UBND huyện và của ngành về cơng tác bồi dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng GVMN nói riêng trong các cuộc họp hội đồng. Đồng thời phải xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng về hoạt động CS, ND trẻ mầm non.
Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hành thông qua các buổi tọa đàm, họp CMT... tạo nên những hoạt động, những nỗ lực có mục đích, có kế hoạch nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của GV,NV và cộng đồng chú trọng đến CMT ở các điểm đảo.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ, các thao tác vệ sinh tại các điểm trường sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở trường, giúp trẻ phát triển tồn diện, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe, nâng
cao sức đề kháng của cơ thể trẻ với bệnh tật, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ thông qua các bữa ăn hàng ngày. Đối với điểm đảo xa như: Bích Đầm, Vũng Ngán chưa tổ chức bán trú thì CB, GV cần chú trọng hơn việc tuyên truyền với CMT về nuôi dưỡng trẻ tại nhà, tổ chức hoạt động bé tập làm nội trợ.
Để thực hiện có hiệu quả cơng tác này, hiệu trưởng chỉ đạo nhà trường cần thực hiện tốt các nội dung sau:
* Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với GV, NV căn cứ vào năng lực, trình độ của mỗi người. Việc xây dựng kế hoạch cần lưu ý phải có kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, xác định được mức độ cần thiết, phải có kế hoạch đào tạo hay bồi dưỡng đối với từng GV, nhân viên.
Hiệu trưởng cần tạo điều kiện để CBQL, GV, NV có sách báo đọc về vấn đề CS, ND trẻ hoặc cung cấp tài liệu cho GV nghiên cứu sâu thêm các nội dung: Những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng họp lý; những kiến thức về CS, ND, vệ sinh, sức khỏe, phòng bệnh...; một số bệnh và xử lý ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ.
Hiệu trưởng chỉ đạo thường xuyên tố chức các buối sinh hoạt, học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể hóa thành các chương trình hành động thiết thực trong các hoạt động của nhà trường làm cho GV, NV hiểu và thấy được yêu cầu cần phải đổi mới hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ.
Hiệu trưởng cần kết họp cùng cơng đồn tổ chức cho GV, NV tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm ở các trường bạn, đồng thời khuyến khích các sáng kiến hữu ích.Hưởng ứng các cuộc thi tay nghề, tạo điều kiện cho NV cấp dưỡng tham dự để chị em có dịp thế hiện khả năng, thơng qua đó nâng cao nhận thức cho các bộ phận liên quan về tầm quan trọng của CS, ND trẻ.
CS, ND trẻ. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, trên tinh thần nghiêm túc để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Hiệu trưởng cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, tạo