Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ tại các trường mầm non huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng

trẻ ở trường mầm non

1.5.1. Yếu tố khách quan

Các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về công tác CS, ND trẻ: Tất cả các hoạt động trong trường mầm non đều được quy định bởi những văn bản từ các cấp quản lý. Do vậy, các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác CS, ND trẻ trong các trường mầm non. Hiện nay nội dung CS, ND trẻ đang được thực hiện theo nội dung của Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đây là chương trình khung, do đó để xây dựng lên một chương trình phù hợp với đặc điểm của từng nhà trường, phù hợp với điều kiện thực

tiễn của địa phương như: phong tục, tập quán, văn hóa, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhận thức của trẻ, của gia đình, xã hội là điều không dễ. Chính vì thế, nếu như mục tiêu, nội dung CS, ND trẻ được CBQL xác định chưa phù hợp với thực tế nhà trường thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CS, ND trong nhà trường. Bên cạnh đó, các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý từ Trung ương, đến địa phương về các chỉ tiêu trong CS, ND đặc biệt là chỉ tiêu về cân nặng và chiều cao của trẻ là những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mục tiêu của nhà trường trong công tác CS, ND. Mặt khác, các văn bản về cơ chế, chính sách về trẻ em, giáo viên, cơ sở vật chất... của các cơ quan quản lý cũng là những yếu tố có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến quản lý các hoạt động CS, ND trẻ trong các nhà trường.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Có ảnh hưởng rất lớn tới cơng tác CS, ND trẻ. Việc cho trẻ ăn ngủ tại trường mầm non và mức đóng góp tiền ăn do điều kiện kinh tế và nhận thức của mỗi gia đình, của cộng đồng dân cư tại địa phương giữ vai trò quyết định đến chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non.

Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền: Có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tham mưu của các Phòng GD&ĐT, các trường mầm non trong việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ CS, ND trẻ... là những điều kiện thuận lợi để quản lý công tác CS, ND trẻ đạt hiệu quả.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giáo dục trẻ mẫu giáo là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại phù hợp giúp GV và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, trẻ có thể thực hiện các thao tác trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo hoạt động có hứng thú, phát huy được tính tích cực của bản thân qua đó trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản lý chỉ đạo công tác hoạt động giáo dục

trẻ thuận lợi hơn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ và tự bồi dưỡng trong quản lý chỉ đạo của mình. Năng lực quản lý của CBQL các trường mầm non về thực hiện các chức năng như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục là yếu tố quan trọng, tác động mạnh mẽ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động trong nhà trường.

Chất lượng CS, ND trẻ phụ thuộc vào các yếu tố tay nghề, trình độ chun mơn nghiệp vụ và nhận thức của GV và NV trong nhà trường. Trước sự phát triển của nền kinh tế xã hội, trước yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, việc nâng cao tay nghề nâng cao trình độ nghiệp vụ đồng thời cũng có ý thức nghề nghiệp của giáo viên và nhân viên là rất cần thiết nâng cao chất lượng hoạt động CS, ND trẻ ngày một tốt hơn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Nhận thức của Cha mẹ trẻ về kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cịn hạn chế, một số Cha mẹ trẻ không nắm được nhu cầu dinh dưỡng và lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ. Một số Cha mẹ trẻ nuôi con theo kinh nghiệm của ông bà truyền lại, cịn nng chiều con nên trẻ đến trường khơng chịu ăn, khó ăn uống theo tập thể.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hoạt động CS, ND trẻ là một bộ phận của quá trình giáo dục, CS, ND trẻ trong các trường mầm non có vai trị quan trọng nó đảm bảo cho trẻ phát triển về thể chất, tinh thần một cách toàn diện. Hoạt động CS, ND trẻ được thực hiện thông qua các hoạt động trong trường mầm non dựa trên mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, xuất phát từ u cầu phát triển tồn diện của trẻ. Chính vì thế, trong hoạt động CS, ND trẻ là một q trình hoạt động tích cực, sáng tạo, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ của đội ngũ CBQL, GV, NV, trẻ và các lực lượng giáo dục khác nhằm phát triển thể chất, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an tồn, phịng tránh dịch bệnh cho trẻ, hình thành cho trẻ một số kỹ năng tự chăm sóc, phát hiện sớm, kịp thời phòng tránh nguy hiểm.

Đề tài đã nghiên cứu một số khái niệm cơ bản như hoạt động CS, ND trẻ mầm non và quản lý hoạt động CS, ND trẻ mầm non. Đồng thời, đã xác định các nội dung quản lý hoạt động CS, ND trẻ mầm non. Vai trò quan trọng trong công tác quản lý trẻ và chỉ ra các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động CS, ND trẻ mầm non hiện nay. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về CS, ND trẻ, quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở trường mầm non sẽ là cơ sở lý luận quan trọng giúp người nghiên cứu thiết kế bộ công cụ khảo sát đánh giá chính xác thực trạng quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động CS, ND trẻ ở các trường mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai để làm căn cứ đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động CS, ND trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát tập trung vào việc thu thập, phân tích và đánh giá thông tin của GV, CBQL, cũng như nhận thức của họ về mục tiêu, về vai trị trong cơng tác quản lý hoạt động CS, ND trẻ tại trường mầm non. Đồng thời, thu thập dữ liệu phân tích và đánh giá việc thực hiện nội dung, hình thức và cơng tác kiểm tra đánh giá trong q trình thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ tại các trường mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai của giáo viên và cán bộ quản lý. Đặc biệt, phân tích và đánh giá, so sánh việc thực hiện của GV và CBQL trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý CS, ND trẻ ở các trường mầm non.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Thời gian khảo sát: từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 05 năm 2022. Đối tượng khảo sát là 40 người, gồm: 10 CBQL, và 30 GV của 5 trường mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Bảng 2.1. Đối tượng tham gia khảo sát

STT Tên trường CBQL Giáo viên

1 Mẫu giáo 1/6 2 6

2 Mẫu giáo 2/9 2 6

3 Mẫu giáo Hoa Sen 2 6

4 Mẫu Giáo Bằng Lăng 2 6

5 Mẫu giáo Vành khuyên 2 6

Tổng số 10 30

2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để tiến hành thống kê, tính điểm trung bình (ĐTB), tính tỷ lệ phần trăm cho tất cả các mức độ khảo sát trong đề tài nghiên cứu.

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi câu hỏi đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau, được quy định ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Quy ước điểm số cho bảng hỏi

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Khơng thực hiện Ít thường xun Thường xuyên Rất thường xuyên

Chưa đạt Trung bình Khá Tốt

Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Chuẩn đánh giá (theo điểm):

Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:

- Mức 1: Tốt (Rất quan trọng; Rất thường xuyên; Rất ảnh hưởng; Rất

cần thiết; Rất khả thi; Tốt): 3,25X4,0.

- Mức 2: Khá (Quan trọng; Thường xuyên; Ảnh hưởng; Khả thi; Khá):

2,5X3,24.

- Mức 3: Trung bình (Ít quan trọng; Ít thường xuyên; Ít ảnh hưởng; Ít

- Mức 4: Chưa đạt (Không quan trọng; Không thường xuyên; Không

ảnh hưởng; Không cần thiết; Không khả thi; Chưa đạt): 1,0X1,75. Ý nghĩa sử dụng X:

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, khơng có cùng quy mơ.

Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n   . X: Điểm trung bình. i X : Điểm ở mức độ i. i

K : Số người tham gia đánh giá ở mức độXi. n: Số người tham gia đánh giá.

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục mầm non của huyện huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

2.2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Chư Pưh là huyện ở phía nam của tỉnh Gia Lai được thành lập và chính thức bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2010,với diện tích tự nhiên 71.695,02 ha,trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 30.541,45 ha, đất lâm nghiệp 32.302,58 ha, đất phi nông nghiệp 3.912,13 ha,đ ất chưa sử dụng 4.938,86 ha.Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính (08 xã và 01 thị trấn); 83 thơn, làng, trong đó 60 thơn, làng người đồng bảo dân tộc thiểu số; có 4 xã khu vực III và 37 thôn,làng đặc biệt khó khăn cịn lại là xã khu vực II (theo tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020).Dân số tồn huyện 72.607 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 53,58%. Tổng số hộ nghèo cuối năm 2016 là 3.420 hộ,

chiếm tỷ lệ 22.96%, trong đó hộ nghèo người dân tộc thiểu số 2.995 người, chiếm tỷ lệ 87,6%; hộ cận nghèo 2.261 hộ chiếm tỷ lệ 15,18%, trong đó hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số 1.559 hộ,chiếm tỷ lệ 68,95%. Chư Pưh là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em gồm Kinh, Jarai, Bana, Êđê ... Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng, có chữ viết, tiếng nói riêng nhưng tất cả đều có chung một truyền thống đấu tranh dũng cảm chống ngoại xâm. Trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ rất nhiều người con ưu tú của huyện đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương. Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, Chư Pưh hiện nay có nền văn hố đặc sắc, phong phú cần được phát huy, bảo tồn và phát triển du lịch.

Ngày nay, sau khi được tái lập đứng trước yêu cầu đổi mới để phát triển kinh tế–xã hội theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng,văn minh, nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần cách mạng tiến cơng, tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, phát huy tiềm năng, từng bước dành được những thành tựu ngày càng to lớn, tạo niềm tin, sức mạnh và bản lĩnh để tiếp tục phấn đấu xây dựng Huyện ngày càng giàu mạnh và vững bước đi lên. Sau gần 2 năm triển khai chuyên đề, diện mạo các trường Mẫu giáo trên địa bàn huyện Chư Pưh đã có nhiều khởi sắc. “Những năm học tới, ngành GD-ĐT huyện Chư Pưh sẽ tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Trong đó, đặc biệt chú trọng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để không ngừng nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ”.

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

2.2.2.1 Khái quát chung về giáo dục mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chư Pưh lần thứ X, nhiệm kỳ 2020- 2025 của Đảng tiếp tục chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo; “Tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả

giáo dục - đào tạo; Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; Duy trì và nâng cao chất lượng cơng tác Phổ cập giáo dục - xóa mù chữ. Đẩy mạnh triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua do cấp trên phát động, đặc biệt là các phong trào: “Xây dựng trường học, điểm trường xanh, sạch, đẹp, an tồn”. Huy động, duy trì sĩ số trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm, học lực của trẻ, chất lượng giáo dục mũi nhọn, đổi mới phương pháp dạy học. Quan tâm công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục. Tích cực ứng dụng Cơng nghệ thơng tin vào quản lý, giảng dạy ở từng cấp học, tiếp tục sắp sếp hệ thống trường lớp, cán bộ, GV, NV các trường học trên địa bàn, tập trung thực hiện có hiệu quả mơ hình trường học bán trú theo đặc thù của huyện; nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV, NV để đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra; tiếp tục xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, nâng cao chất lượng các trường đạt chuẩn quốc gia, phát huy hiệu quả các trung tâm học tập ở cộng đồng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xun, đa dạng hóa các mơ hình đào tạo bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của người học. Tăng cường đầu tư, sử dụng hiệu quả CSVC để nâng cao chất lượng ở các cấp học, đặc biệt là các trường nội trú, bán trú để đáp ứng nhu cầu ăn, ở, học tập của trẻ.

Đến năm 2025, huyện Chư Pưh tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, huy động 100% số trẻ em 5 tuổi ra lớp; Huy động 90,5% trẻ mẫu giáo ra lớp, huy động trên 15 % trẻ nhà trẻ ra lớp. Phấn đấu có 100% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. 100% trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số đến trường đều được tăng cường tiếng Việt. 100% trẻ 5 tuổi đều được đánh giá hồn thành bộ chuẩn 120 chỉ số, có đủ điều kiện tốt lên lớp 1.

2.2.2.2. Quy mô, cơ cấu các trường mầm non huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Trong những năm qua, huyện Chư Pưh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, các trường mầm non đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm

sóc và giáo dục trẻ.

Tỷ lệ phòng học kiên cố bậc học đạt trên 65%; các trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy học; 100% .Số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ tại các trường mầm non huyện chư pưh, tỉnh gia lai (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)