Qui định về chủ thể trong hợp đồng cho vay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

Bên cho vay

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QD – NHNN (Sau đây gọi tắt là quy chế 1627) thì bên cho vay là các tổ chức tín dụng

được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của Luật tổ chức tín dụng.

Ngân hàng thương mại muốn trở thành một bên chủ thể của quan hệ cho vay thì trước hết phải có giấy phép thành lập, có giấy đăng ký kinh doanh trực tiếp và đáp ứng được các điều kiện để có thể khai trương đi vào hoạt động. Như vậy mới đảm bảo tính pháp lý cho sự tồn tại của một chế định tài chính tạo nên sự vững chắc trong kết cấu của nền kinh tế. Hiện nay, trong pháp luật về ngân hàng ở nước ta cũng quy định Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập cho Ngân hàng thương mại, Quy định các điều kiện Ngân hàng thương mại được cấp giấy phép, được khai trương hoạt động.

Việc pháp luật quy định một loạt các điều kiện này đối với bên cho vay góp phần hạn chế, loại trừ những ngân hàng thương mại không đủ điều kiện kinh doanh trên thương trường nhằm góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Đồng thời đây còn là những căn cứ để các nhà làm luật, hoặc trọng tài viên, thẩm phán tiến hành thẩm định và đánh giá một cách khách quan hiệu lực pháp lý của hợp đồng thương mại.

Bên đi vay:

Theo Quy định tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định 127/2005/QĐ – NHNN về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quy chế 1627 (Sau đây xin được viết tắt là Quyết đinh 127/2005/QĐ- NHNN) Bên đi vay là “các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngồi có nhu

cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống trong nước và nước ngoài”.

Đối với những đối tượng trên để trở thành chủ thể của quan hệ cho vay phải thỏa mãn được các điều kiện vay vốn được Quy định tại Điều 7 Quy chế

Một là, Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành

vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

- Đối với khách hàng vay là tổ chức cá nhân Việt Nam: Các cá nhân, chủ thể doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, thành viên của cơng ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự còn tổ chức thì chỉ cần có năng lực pháp luật dân sự.

Pháp luật đã quy đinh rất cụ thể và chặt chẽ. Với điều kiện này, không nhất thiết phải ghi rõ vào trong hợp đồng tín dụng, các bên có thể mặc nhiên thừa nhận điều đó. Vì theo Quy trình nghiệp vụ cho vay, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, Bên cho vay phải kiểm tra xác minh điều kiện này trên cơ sở các giấy tờ, tài liệu làm bằng chứng do khách hàng xuất trình như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ của tổ chức, giấy chứng minh nhân dân.... Ngồi ra theo quy định “tổ chức phải có năng lực pháp luật dân

sự” và “Chủ thể doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng

lực hành vi dân sự” là không cần thiết bởi tổ chức thì ln ln có năng lực

pháp luật; còn để trở thành chủ thể của doanh nghiệp tư nhân thì cá nhân đó buộc phải có đầy đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

- Đối với khách hàng vay là tổ chức, cá nhân nước ngoài: Cá nhân và tổ chức muốn vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân nếu pháp luật nước ngồi đó được Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điển hình là quy định về đối tượng cho vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:

Đối với khách hàng là cá nhân hoặc pháp nhân thì phải có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất là có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Thứ hai là phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Thứ ba là có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, bao gồm: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống theo quy định; Kinh doanh có hiệu quả và có lãi; trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Khơng có nợ khó địi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng

Thứ tư là phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Mặt khác, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn có quy định đối với khách hàng là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngồi thì cần có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đó được Bộ Luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

Đây là Quy định mới theo hướng mở rộng khách hàng vay cho phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân nước ngồi có cơ hội để tiếp cận vốn vay của ngân hàng thương mại. Quy định này đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đang trong thời hạn được phép sinh sống và hoạt động tại Việt Nam.

Hai là, Khách hàng vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp

ra mục đích sử dụng khoản tiền vay và chỉ khi mục đích đó hợp pháp – Nghĩa là khoản vay đó được phục vụ cho những hoạt động mà pháp luật khơng cấm thì khách hàng mới được chấp nhận cho vay. Đây là điều kiện chung có tính chất bắt buộc đối với tất cả các chủ thể đi vay trong mọi hợp đồng tín dụng.

Pháp luật Quy định như vậy cũng xuất phát từ mục đích hạn chế tối đa rủ ro mà khách hàng mang lại cho Ngân hàng thương mại. Nếu khách hàng thực hiện hoạt động kinh doanh hợp pháp thì khơng phải chịu rào cản của pháp luật, việc tiến hành sẽ thuận lợi và có lợi nhuận. Từ đó việc thu hồi vốn của Ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Mặt khác, Quy định này còn nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể kinh doanh, qua đó ổn định trật tự kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể trong hoạt động kinh doanh, góp phần giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Ba là, khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong hạn

cam kết. Mục tiêu hàng dầu của Ngân hàng thương mại là bảo toàn vốn và đây là điều kiện quan trọng để thu hồi các khoản nợ đã cho vay. Như vậy, về nguyên tắc các Ngân hàng thương mại không được cho vay đối với những khách hàng có khả năng tài chính hạn chế.Quy định này của pháp luật có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm an toàn của hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)