Quy định về thủ tục vay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 42 - 47)

Thủ tục vay của Ngân hàng thương mại như sau:

Thứ nhất là giao kết hợp đồng tín dụng

đồng tín dụng. Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động cho vay vì đây là thời điểm xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vay vốn. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng tín dụng phải tn theo những trình tự và thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật. Việc giao kết hợp đồng tín dụng về cơ bản bao gồm những giai đoạn chủ yếu sau đây:

(i) Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng

Theo trình tự thơng thường thì bên đề nghị giao kết hợp đồng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị là đơn xin vay, được gửi kèm các giấy tờ tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phương án sử dụng vốn vay. Các tài liệu này phải đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luật, bởi vì những giấy tờ này xác định tư cách chủ thể của khách hàng vay vốn có được phép tham gia vào quan hệ vay vốn hay khơng.

Trên thực tế do tính cạnh tranh trên thị trường và tính năng động, linh hoạt của ngân hàng nên cũng có những trường hợp Ngân hàng thương mại là bên chủ động đề nghị giao kết hợp đồng.

(ii) Thẩm định hồ sơ tín dụng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho vay

Theo quy định tại Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng” [12, Điều 94].

Theo quy định trên thì khi nhận được hồ sơ vay vốn, các chuyên viên phụ trách thẩm định, xét duyệt hồ sơ thì các hồ sơ sẽ được hoàn thiện. Sự hồn chỉnh và chính xác của hồ sơ tín dụng và kết quả kết quả thẩm định hồ sơ là cơ sở để cho Ngân hàng thương mại quyết định cho khách hàng vay hoặc không cho vay. Nếu không đồng ý cho khách hàng vay vốn thì Ngân hàng thương mại cũng phải trình bày rõ lý do cụ thể. Việc Ngân hàng từ chối

cho khách hàng vay nếu khơng có căn cứ xác đáng thì có thể bị xử lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quyết định cho vay của ngân hàng thương mại không đồng nghĩa với việc hợp đồng tín dụng đã được lý kết, mà điều này chỉ đóng vai trị cơ sở để đàm phàn, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Đặc biệt, muốn nâng cao hiệu quả giai đoạn này thì Ngân hàng thương mại khi xét duyệt, thẩm định hồ sơ vay vốn cần thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay

(iii) Đàm phán các điều khoản và ký kết hợp đồng

Trong ba giai đoạn thì đây là giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay là giai đoạn đàm phán các điều khoản trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại và khách hàng. Hai bên đối tượng trong hợp đồng tín dụng sẽ thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng và tiến hành ký, đóng dấu vào văn bản. Thời điểm hai bên giao kết hợp đồng tín dụng là thời điểm người đại diện có thẩm quyền của bên cuối cùng trực tiếp ký tên vào văn bản, hồ sơ cho vay của ngân hàng thương mại.

Theo quy định tại Điều 407 Luật Dân sự năm 2005 thì:

Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận tồn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra [10, Điều 407].

Ở Việt Nam, trên thực tế khi hai bên tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng thì mẫu hợp đồng cho vay mà các ngân hàng thương mại đưa ra không trùng với mẫu hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 407, Bộ Luật dân sự năm 2005. Hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại thực chất là bản thảo để thuận tiện trong quá trình đàm phán ký hợp đồng cho vay đối với khách hàng.

Tuy nhiên, thơng thường thì bên vay sẽ phải chấp nhận những điều khoản thiên về ràng buộc chặt chẽ đối với bên vay và có lợi cho phía ngân hàng thương mại; khách hàng chi đóng vai trị là người nghiên cứu, xem xét các điều khoản trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng này sẽ được xác lập khi khách hàng và ngân hàng thương mại cùng bên ký tên đầy đủ vào văn bản hợp đồng tín dụng

Thứ hai là thủ tục thực hiện hợp đồng tín dụng

Thứ nhất là điều khoản trọng yếu của hợp đồng tín dụng là điều khoản về cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vì đây là điều khoản chính, căn cứ pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng trong mọi trường hợp phát sinh, kể cả khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Thông thường, điều khoản cho vay trong hợp đồng tín dụng bao gồm: Qui định về thỏa thuận số tiền vay; Thời gian vay; Phương thức cho vay và thực hiện điều khoản cho vay.

Trong khi giao kết hợp đồng tín dụng, bên cho vay và khách hàng vay vốn đã có sự thống nhất về việc bên cho vay cho phép khách hàng vay sử dụng một khoản tiền nhất định. Vì vậy, khi thực hiện các điều khoản này, bên cho vay phải thực hiện đúng thoả thuận về số tiền và phương thức cho vay. Đồng thời, bên cho vay phải thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thơng thường thời hạn vay vốn phụ thuộc vào quy định về phương thức cho vay mà các bên đã thỏa thuận.

Một vấn đề cần lưu ý khi thực hiện điều khoản cho vay chính là thực hiện đúng thời hạn vay vốn. Các bên khi ký kết hợp đồng tín dụng đã có sự thỏa thuận nhất định về thời gian khách hàng được sử dụng vốn vay, trong khoảng thời gian này ngân hàng thương mại khơng có quyền yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, trừ khi bên vay vốn vi phạm hợp đồng. Đồng thời, khi hết thời hạn vay vốn thì khách hàng cũng cần đảm bảo hồn trả lại

tiền vay cả gốc lẫn lãi đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khoản tiền chênh lệch ở đây chính là khoản lợi tức tín dụng mà khách hàng vay vốn phải hồn trả cho phía Ngân hàng thương mại do đã sử dụng vốn vay. Quy định này nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của bên cho vay cũng như kích thích khách hàng vay sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn, nhờ vậy khả năng sinh lợi của cộng đồng vốn, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng.

Khi hai bên thực hiện điều khoản cho vay, các bên cũng cần chú ý đến phương thức giải ngân số tiền vay. Phương thức cho vay do các bên thỏa thuận với nhau dựa trên điều kiện, hoàn cảnh của các bên tham gia giao dịch nhưng phải đảm bảo không trái với quy định pháp luật. Sự thỏa thuận này là nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Do đó, khi tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng vay, bên cho vay phải thực hiện đúng theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Thứ ba là thực hiện điều khoản sử dụng vốn. Nghĩa vụ thực hiện các

điều khoản về sử dụng vốn chủ yếu thuộc về khách hàng vay. Theo đó, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khơng được sử dụng vào mục đích khác. Khách hàng vay vốn buộc phải tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận này vì một trong những căn cứ quan trọng để bên cho vay tiến hành việc cho vay vốn chính là mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay. Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện điều khoản sử dụng vốn có hiệu quả trên thực tế, bên cho vay cũng cần tiến hành kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Trường hợp phát hiện khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay có quyền đình chỉ việc giải ngân và thu hồi vay trước thời hạn cho vay trong hợp đồng tín dụng.

Thứ tư là vấn đề thực hiện điều khoản trả nợ: Điều khoản trả nợ là

những trở ngại khách quan khiến họ không thể trả được nợ đúng hạn thì khách hàng vay có thể kiến nghị với bên cho vay để gia hạn nợ hoặc điều chỉnh ký hạn trả nợ. Việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được các bên thỏa thuận và ghi rõ ràng trong hợp đồng tín dụng. Việc đồng ý thay đổi điều khoản ký kết trong hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo đó, phía Ngân hàng thương mại giúp đỡ, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nếu khách hàng vay vốn vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và không được bên cho vay gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, bên cho vay có quyền phạt vi phạm hợp đồng đối với khách hàng vay bằng cách áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với khoản tiền chậm thanh toán. Bên cạnh đó, bên cho vay có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ xấu. Trường hợp bắt buộc phải phát mại tài bảo đảm tiền vay, số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản sẽ được ưu tiên thanh toán cho Bên cho vay, nếu thừa sẽ được trả lại cho khách hàng vay. Quy định này là nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay với tư cách chủ nợ và quyền lợi của khách hàng với tư cách chủ sở hữu tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 42 - 47)